Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.

Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.
– Biết kể lại một truyện ngụ ngôn: kể đúng cốt truyện, có cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Hiểu được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
– Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
– Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian.

2. Năng lực
a. Năng lực chung

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

b. Năng lực riêng biệt

– Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
– Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường và những ngụ ngôn khác.
– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
– Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất

– Hình thành và phát triển ở HS: Trách nhiệm học hỏi cái tốt; phê phán cái xấu, cái không phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án, SGK
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1:  KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi:

? Em hiểu ntn về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS trình bày, chia sẻ, trả lời câu hỏi;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong Bài 6: Bài học cuộc sống mà chúng ta sắp tìm hiểu, các em sẽ biết việc học của chúng ta không chỉ học ở nhà trường, mà còn học hỏi những điều trong cuộc sống. Không chỉ vậy, chúng ta sẽ được làm quen và tìm hiểu hai thể loại sáng tác ngôn từ: truyện ngụ ngôn và tục ngữ. Trước hết, chúng ta cùng đi vào phần Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn.

HOẠT ĐỘNG 2:  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: I. Giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:

– HS nắm được nội dung của bài học, nhận biết được hình thức, nhân vật, bài học…của truyện ngụ ngôn.

– Nắm được các yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Nắm được đặc điểm, chức năng của thành ngữ  và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thày và tròDự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì?

? Chủ đề của bài học là gì?

? Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu?

? Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào?

–         HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Giới thiệu bài học

– Các văn bản trong chủ đề nhằm khẳng định chúng ta không chỉ học ở nhà trường, mà chúng ta còn học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống. Việc học là suốt đời.

– Chủ đề: Bài học cuộc sống

– Ngữ liệu:

 + Đẽo cày giữa đường

 + Ếch ngồi đáy giếng

+ Con mối và con kiến

 + Một số tục ngữ Việt Nam

+ Con hổ có nghĩa

Thể loại truyện ngụ ngôn và tục ngữ: đúc rút bao nhiêu tri thức về mọi mặt của đời sống.

Nhiệm vụ 2: II. Đọc tri thức ngữ văn
 

Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK/5

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:

? Hãy đọc phần tri thức ngữ văn liên quan đến truyện ngụ ngôn, tục ngữ, thành ngữ và cho biết truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ là gì?

? Trong phần tri thức ngữ văn này còn cung cấp cho các em thêm một đơn vị kiến thức tiếng việt nữa đó là nói quá. Hãy cho cô biết: thế nào là biện pháp nói quá?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, lắng nghe.

– HS quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm cá nhân.

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức:

+ Ngụ: Hàm chứa ý kín đáo

   Ngôn: Lời nói

-> Ngụ ngôn là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu.

 + Kho tàng TNN rất phong phú và đa dạng. Có những TNN dân gian, có TNN do các nhà văn sáng tác nên. Nổi tiếng TG có truyện ngụ ngôn Ê- dốp, La-phon-ten,… VN cũng có 1 kho TNN rất phong phú, đa dạng: Rùa và thỏ, Hai chú dê qua cầu, Thày bói xem voi,… Chứa đựng trong những câu chuyện ấy là bài học cuộc sống sâu sắc cho con người chúng ta. TNN thường ngắn, ko có nhiều tình tiết, chỉ tập trung vào 1 hoặc vài chi tiết, kết thúc bất ngờ. Truyện thường dùng Bptt ẩn dụ hoặc hoán dụ, ngôn ngữ phóng đại, giàu hình ảnh để thể hiện nội dung.
II. Tri thức ngữ văn

 

 

1. Thể loại chính: Truyện ngụ ngôn

+ Truyện ngụ ngôn: là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

+ Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.

+ Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.

+ Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.

2. Tục ngữ thuộc loại sáng tác ngôn từ dân gian, là những câu ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần, có điệu, đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.

3. Thành ngữ là một cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.

4.  Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại đặc điểm, mức độ, quy mô của đối tượng để tăng sức biểu cảm hoặc gây cười.

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

 

a. Mục tiêu

– Củng cố lại nội dung kiến thức đã học.

b. Nội dung

– GV tổ chức các hoạt động cho học sinh để củng cố kiến thức về nội dung trong bài học.

c. Sản phẩm

– Kết quả câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò
Dự kiến sản phẩm
– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là:

A.   Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần

B.    Truyện chứa nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.

C.   Truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

D.   Truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

A.   Kể chuyện

B.    Thể hiện cảm xúc

C.    Truyền đạt kinh nghiệm

D.   Gửi gắm ý tưởng, bài học.

Câu 3: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào?

A.   Văn học dân gian

B.    Văn học viết

C.    Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

D.   Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ

Câu 4: Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu tục ngữ?

A.   Ngắn gọn

B.    Thường có vần, nhất là vần chân

C.    Các về thường đối xứng nhau về cả hình thức và nội dung

D.   Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh

Câu 5: Thành ngữ là gì?

A.   Là loại cụm từ cố định, có ý nghĩa bóng bẩy.

B.     Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

C.    Là những câu đúc rút kinh nghiệm của nhân dân ta

D.   Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Nói quá là gì?

A.   Là biện pháp tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến

B.    Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

C.    Là một biện pháp tu từ phóng đại đặc điểm, mức độ, quy mô của đối tượng

D.   Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác

Câu 7: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn:

A.   Con người

B.    Con vật

C.     Đồ vật

D.   Cả ba đối tượng trên

Câu 8: Ý kiến nào nói đúng nhất về tác dụng của phép nói quá?

A. Để tăng sức biểu cảm hoặc gây cười

B.  Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu

C.  Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.

D. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Chiếu bài tập

HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án

B3: Báo cáo, thảo luận:

– GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.

– HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng cách chốt đáp án đúng

 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

– GV yêu cầu HS: Kể tên một vài tác phẩm ngụ ngôn đã học hoặc tự đọc.

– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

– Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học.

– Chuẩn bị bài mới: Văn bản “Đẽo cày giữa đường

+ Yêu cầu HS đọc kỹ văn bản.

+ Trả lời các câu hỏi trang 10

Trên đây là Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*