Giáo án Con mối và con kiến Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Giáo án Con mối và con kiến giúp các em hiểu được nội dung của bài : Lối sống phá hoại, hưởng thụ sẽ dẫn đế hậu quả tự giết mình.

Giáo án Con mối và con kiến
I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức
– Qua văn bản, giúp các em hiểu được nội dung của bài : Lối sống phá hoại, hưởng thụ sẽ dẫn đế hậu quả tự giết mình. Phải chăm chỉ, có làm mới có ăn, một người vì mọi người là lối sống cao đẹp cần hướng tới

2. Về năng lực

* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù
– Nêu được ấn tượng chung về lối sống của hai loài mối và kiến[4].
– Nhận biết được một số phẩm chất chăm chỉ, cần cù của loài kiến và tính xấu chỉ thích hưởng thụ, đục khoét của mối, chính lối sống ấy sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. [5]
– Trình bày được ý kiến của riêng mình tán thành hay phê phán lối sống của loài vật và rút ra bài học cho bản thân [6]
– Khái quát được giá trị nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài thơ [7].

3. Về phẩm chất:
– Yêu lao động, trân trọng lao động và hiểu được có làm mới có ăn

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

-SGK, SGV, bảng phụ và phiếu học tập.
– Máy chiếu, máy tính.
– Video giới thiệu về mối và kiến

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Khởi động(5’)
Mục tiêu: Củng cố lại cho hs về đặc điểm của truyện ngụ ngôn
Nội dung: Nêu đặc điẻm của truyện ngụ ngôn, kể tên truyện ngụ ngôn đã học?
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS: suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức đã học để trả lời câu hỏi
Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và GV chiếu các slide
Dự kiến sp:

Giáo án con mối và con kiếnCác truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường

GV kết hợp lời chuyển dẫn: Những tiết trước chúng ta đã học các truyện ngụ ngôn được viết bằng văn xuôi, hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một câu truyện ngụ ngôn được viết bằng thơ

Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

– Quan sát slide về loài kiến và loài mối kết hợp với hiểu biết của em về loài kiến và mối và nêu cảm nhận ban đầu của em về đặc tính của hai loài vật này?
– Chiếu slide giới thiệu về loài kiến và mối
Kiến: (có hình ảnh kèm theo) Kiến là loài sống bầy đàn, với cách tổ chức xã hội khá riêng biệt. Kiến được xem là loài mạnh nhất vì chúng có thể vác thức ăn nặng hơn chúng cả 10 lần. Nhưng để vận chuyển lượng thức ăn nặng nề đó, chúng phải dùng sức mạnh tập thể trong sự phối hợp. Là loài vật siêng năng chăm chỉ, kiến cũng được cho là những “vận động viên cừ khôi”. Chúng có thể nâng một vật có trọng lượng gấp 50 lần cơ thể của nó với sức mạnh phi thường.

Mối: (có hình ảnh kèm theo) Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…Ngoài ra, mối còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao…Mối có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Từ đó chúng làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của
GV hướng dẫn HS quan sát slide

B3: Báo cáo, thảo luận

HS quan sát slide và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
GV chiếu slide
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi. nêu cảm nhận ban đầu của em về đặc tính của hai loài mối và loài kiến?

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV):

– Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
Các em ạ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu bài học, những đức tính quý báu mà con người cần có, tuy nhiên cũng có những tính xâu mà mọi người nên tránh, mượn chuyện của loài mối và loài kiến, qua văn bản Con mối và con kiến, tác giả Nam Hương muốn truyền cho chúng ta một thông điệp trong cuộc sống. Vậy thông điệp ấy là gì cô trò cùng tìm hiểu văn bản này nhé!

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (33’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (7’)TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Mục tiêu: Hs nắm được những nét chung về văn bản và tác giả

Nội dung:

GV sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

Tổ chức thực hiệnSản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Chia nhóm cặp đôi

– Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết

Phiếu học tập số 1

Họ tên…………………………Nhóm………………….

Hãy nêu những nét chính về tác giả Nam Hương

B2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

– GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

– HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

– Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

– Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

– Hướng dẫn đọc

a) Đọc và tìm hiểu chú thích

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

Hướng dẫn cách đọc bài thơ.

– Yêu cầu HS đọc bài thơ theo hướng dẫn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

– HS lắng nghe GV hướng dẫn

B3: Báo cáo và thảo luận

GV chỉ định HS đọc bài thơ

HS đọc bài thơ, các HS còn lại theo dõi, lắng nghe và nhận xét cách đọc của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– Nhận xét cách đọc của HS

– Chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo

 

? Văn bản được trích từ đâu?

? Xét số tiếng của mỗi dòng thơ , hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì?

Tuy viết bằng thơ song đây là văn bản kể chuyện, vậy câu chuyện trog văn bản là gì?

-văn bản mượn chuyện con mối và con kiến để khuyên nhủ con người ->truyện ngụ ngôn bằng thơ

 

1.      Tác giả

– Nam Hương: ( 1899-1960) Quê ở Hà Nội.
– Sáng tác nhiều thơ ngụ ngôn và thơ thiếu nhi
– Các tác phẩm chính: Ngụ ngôn mới, Gương thế sự, Tập thơ ngụ ngôn…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm

a. Đọc và tìm hiểu chú thích

– Đọc

– Chú thích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tìm hiểu chung

Xuất xứ: bài thơ in trong tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam

– Thể loại: song thất lục bát (hai câu 7 tiếng 1 câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng)

– Văn bản mượn chuyện con mối và con kiến để khuyên nhủ con người

 

II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (26’)
1.  Lối sống Kiến và Mối(16’)
Mục tiêu: [2], [3], [4], [5]

Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, phiếu học tập để tìm hiểu về lối sống, suy nghĩ của 2 loài kiến  và mối

HS quan sát SGK, suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi vào phiếu học tập

Tổ chức thực hiệnSản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Chia nhóm lớp.

– Giao nhiệm vụ : Nêu hiểu biết của em về con mối và con kiến? Sau đó hoàn thiện phiếu học tập số 2

 

– Thời gian: 6 phút

 

Theo dõi vào bài thơ kết hợp với hiểu biết của em hãy hoàn thành PHT sau

MốiKiến
Việc làm (1)
Hình dáng(2)
Lối sống(3)
Hậu quả(4)
Lối sống của mối, kién

 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3.

Hỗ trợ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn thơ được chiếu trên màn hình có in đậm những từ, cụm từ gợi ý (theo các màu)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS

– Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). Và hoàn thành phiếu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

– Yêu cầu HS trình bày.

– Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS:

 – Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

– Nhận xét câu trả lời của HS.

– Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục

Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống…, thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá…

Kiến có kích thước nhỏ bé nhưng kiến lại có sức mạnh rất phi thường. Chúng có thể mang vật nặng có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng cơ thể chúng. Loài kiến đặc biệt chăm chỉ và có kỷ luật

 

 

 

 

 

 

MốiKiến
Việc làmNgồi trong nhà -> lười nhácCả đàn tha mồi

->chăm chỉ

Hình dángBéo trục, béo trònGầy gò
Lối sốngĐục khoét nơi ở ->hưởng thụ, phá hoạiCó làm mới có ăn, vì cả đàn ->

sống vì tập thể

Hậu quảNhà đổ -> cuộc sống đi đờiVì tổ vì đàn

-> ấm no

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mối: coi thường,

 chế giễu sự chăm chỉ của kiến

Kiến: chỉ rõ tác hại của lối sống hưởng thụ đục khoét của mối sẽ dẫn đến hậu quả tự diệt

2.  Bài học rút ra (10’)
 Mục tiêu: [6]

Nội dung: – GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

– HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiệnSản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– Chia nhóm theo bàn.

– Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

? Nêu những bài học rút ra từ câu chuyện của hai loài mối và kiến?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

– Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide

 

–         Lối sống phá hoại, hưởng thụ sẽ dẫn đế hậu quả tự giết mình

–         Phải chăm chỉ, có làm mới có ăn, một người vì mọi người là lối sống cao đẹp cần hướng tới

III. TỔNG KẾT (5’)
Mục tiêu: – Khái quát được giá trị nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài thơ [7]

Nội dung:

– GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.

– HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ và làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi ra giấy.

GV hướng dẫn HS trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi của giáo viên, các học sinh khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

GV yêu cầu và hướng dẫn HS trình bày.

B4: Kết luận, nhận định

– GV nhận xét câu trả lời của HS

 

1. Nghệ thuật

– Sử dụng thể thơ cổ

– Mượn chuyện loài vật để đưa ra lời khuyên răn bổ ích đối với con người.

2. Nội dung

Từ câu chuyện con mối và con kiến rút ra bài học:

-Lối sống phá hoại, hưởng thụ sẽ dẫn đế hậu quả tự giết mình.

Phải chăm chỉ, có làm mới có ăn, một người vì mọi người là lối sống cao đẹp cần hướng tới

3. HĐ 3: Luyện tập (3’)

a) Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng như củng cố kiến thức bài học bằng việc làm các bài tập cụ thể.
b) Nội dung Các bài tập nhanh

1. Văn bản Con mối và con kiến là loại truyện gì

A. Cổ tích
B. Truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười

2. Từ ngữ nào nói đúng hình ảnh con mối trong bài?

A.Béo tròn và có ích
B. Gầy gò và chăm chỉ
C. Béo tròn và lười biếng
D. Gầy và ham chơi

3. Quan niệm sống của kiến trong bài thơ là

A. Không cần khó nhọc vẫn có cái ăn
B. Có làm thì mới có ăn, vì cộng đồng chung.
C. Vừa làm vừa rong chơi thì mới vui
D. Cần vun vén cuộc sống của riêng mình.
c) Sản phẩm: câu trả lời của hs

d) Tổ chức thực hiện
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án

B3: Báo cáo, thảo luận:

– GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
– HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.

4. HĐ 4: Vận dụng(2’)

a) Mục tiêu Qua bài tập viết đoạn, kiểm tra khả năng cảm thụ văn học của học sinh.
b) Nội dung: Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản Con mối và con kiến
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản Con mối và con kiến
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản và từ lối sống của loài mối và loài kiến từ đó rút ra bài học gì trong cuộc sống
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo hoặc pallet
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống GV hướng dẫn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài Thành ngữ

Trên đây là Giáo án Con mối và con kiến. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*