Giáo án Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt

Giáo án Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt giúp học sinh Biết trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Giáo án Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
Cách trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Biết trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
– Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe
3. Phẩm chất:
– Có ý thức trao đổi một cách cây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trong giao tiếp

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu các câu tục ngữ và tổ chức cho học sinh thảo luận: Em đồng tình với câu tục ngữ nào?

(1)

– Không thầy đố mày làm nên

– Học thầy không tày học bạn

(2)

– Ai ăn mặn người ấy khát nước

– Đời cha ăn mặn, đời con khát nước

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, trả lời

– GV quan sát, lắng nghe

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày trải nghiệm cá nhân

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài: Trong cuộc, có rất nhiều tình huống yêu cầu chúng ta phải biết tóm lược thông tin. Vậy tóm lược như thế nào để đảm bảo hiệu quả…

Gợi ý:

(1)

– Không thầy đố mày làm nên: Trong học tập, người thầy đóng vai trò rất quan trọng.

– Học thầy không tày học bạn: Học thầy không bằng học bạn.

=> Học thầy là rất quan trọng, nhưng cũng phải biết học bạn nữa. Hiểu như vậy, hai câu tục ngữ trên không hề loại trừ nhau.

(2)

– Ai ăn mặn người ấy khát nước (làm điều không tốt thì tự người đó phải chịu hậu quả)

– Đời cha ăn mặn, đời con khát nước (Cha mẹ làm việc xấu xa, con cái phải chịu quả báo)

Hs có thể đưa ra các quan điểm khác nhau, từ quan điểm khác nhau, GV dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống, chúng ta cũng thường xuyên gặp những tình huống mà ở đó có những quan điểm đưa ra khác biệt nhau. Vậy làm thế nào để có thể trao đổi về những quan điểm khác biệt như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
a. Mục tiêu: Xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Đề tài trao đổi của bài viết này là gì?

+ Người nghe có thể là ai?

+ Em trình bày ý kiến về hai câu tục ngữ để làm gì?

+ Em sẽ trình bày bài nói ở đâu? Trong thời gian bao lâu?

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ

– Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh

I. Đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

– Đề tài: Trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ Một giọt máu đào hơn ao nước lã, Bán anh em xa mua làng giềng gần

– Mục đích nói: Để trao đổi với bạn bè một cách xây dựng và tôn trọng

– Không gian: Trong lớp học

– Thời gian trình bày: 5 phút

Hoạt động 2: Chuẩn bị nội dung và cách thức trao đổi

a. Mục tiêu: Xác định được nội dung và cách thức trao đổi ý kiến
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Hs điền vào phiếu trao đổi ý kiến

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ

– Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh

II. Chuẩn bị nội dung và cách thức trao đổi
PHIẾU CHUẨN BỊ TRAO ĐỔI Ý KIẾN
1. Đọc mục “Chuẩn bị nội dung trao đổi” (SGK, tr. 39) và viết ý kiến trao đổi về nội dung của hai câu tục ngữ vào bảng sau:
Ý kiến của tôiLí do
  
  
2. Một số lưu ý về cách trao đổi ý kiến:
Khi trình bày ý kiến 
Khi tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người khác, khi bảo vệ ý kiến 

 

 

.

GỢI Ý PHIẾU CHUẨN BỊ TRAO ĐỔI Ý KIẾN
1. Đọc mục “Chuẩn bị nội dung trao đổi” (SGK, tr. 39) và viết ý kiến trao đổi về nội dung của hai câu tục ngữ vào bảng sau:
Ý kiến của tôiLí do
Hs tự làm 
  
2. Một số lưu ý về cách trao đổi ý kiến:
Khi trình bày ý kiếnThể hiện trực tiếp ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày

– Nêu lí lẽ, bằng chứng thuyết phục

– Sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp

Khi tiếp nhận và phản hồi ý kiến của người khác, khi bảo vệ ý kiến– Nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến, câu hỏi của người khác

– Đặc câu hỏi về những vấn đề em chưa rõ

– Giải thích quan điểm của em nếu người nghe hiểu nhầm, đưa thêm các lí lẽ và bằng chứng mới thuyết phục người nghe.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:
– Biết trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt
– Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe
– Có ý thức trao đổi một cách cây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt trong giao tiếp
b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, học sinh quay video bài nói
c. Sản phẩm học tập: Video của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chiếu bảng kiểm

+ Hs luyện tập theo nhóm 4 em để trao đổi về được đặt ra qua 2 câu tục ngữ. Mỗi hs lần lượt trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe; cả nhóm cùng lắng nghe, trao đổi, góp ý trên tinh thần xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt

+ Hs dựa vào bảng kiểm để tự đánh giá và đánh giá các nhóm

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs thực hiện ở nhà

1. Hoạt động trao đổi ý kiến

– Đại diện 1-2 nhóm học sinh thực hiện lại việc trao đổi ý kiến về hai câu tục ngữ trước lớp

2. Hoạt động trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm

 

Bảng kiểm

 

           Nội dung kiểm traĐạtChưa đạt
Thể hiện trực tiếp, rõ ràng ý kiến về vấn đề cần trao đổi
Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục
Sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ hợp lí
Nghiêm túc lắng nghe ý kiến của người khác
Bảo vệ ý kiến của mình với thái độ xây dựng
Tôn trọng các ý kiến khác biệt

Trên đây là Giáo án Trao đổi một cách xây dựng tôn trọng các ý kiến khác biệt . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*