Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.
Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn: đề tài, tình huống, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.
– Biết kể lại một truyện ngụ ngôn: kể đúng cốt truyện, có cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn.
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Hiểu được đặc điểm và chức năng của thành ngữ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
– Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
– Có ý thức học hỏi kinh nghiệm, trí tuệ của dân gian.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
b. Năng lực riêng biệt
– Đọc-hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
– Nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường và những ngụ ngôn khác.
– Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
– Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
3. Phẩm chất
– Hình thành và phát triển ở HS: Trách nhiệm học hỏi cái tốt; phê phán cái xấu, cái không phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án, SGK
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG |
|||||||||||||||
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: ? Em hiểu ntn về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– HS trình bày, chia sẻ, trả lời câu hỏi; – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. – Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong Bài 6: Bài học cuộc sống mà chúng ta sắp tìm hiểu, các em sẽ biết việc học của chúng ta không chỉ học ở nhà trường, mà còn học hỏi những điều trong cuộc sống. Không chỉ vậy, chúng ta sẽ được làm quen và tìm hiểu hai thể loại sáng tác ngôn từ: truyện ngụ ngôn và tục ngữ. Trước hết, chúng ta cùng đi vào phần Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn. |
|||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
|||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: I. Giới thiệu bài học |
|||||||||||||||
a. Mục tiêu:
– HS nắm được nội dung của bài học, nhận biết được hình thức, nhân vật, bài học…của truyện ngụ ngôn. – Nắm được các yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần. – Nắm được đặc điểm, chức năng của thành ngữ và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: |
|||||||||||||||
Hoạt động của thày và trò | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và trả lời câu hỏi: Phần giới thiệu bài học muốn nói với chúng ta điều gì? ? Chủ đề của bài học là gì? ? Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? ? Phần Giới thiệu bài học còn cho biết ở chủ đề này các em làm quen với thể loại văn bản nào? – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
I. Giới thiệu bài học– Các văn bản trong chủ đề nhằm khẳng định chúng ta không chỉ học ở nhà trường, mà chúng ta còn học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống. Việc học là suốt đời. – Chủ đề: Bài học cuộc sống – Ngữ liệu: + Đẽo cày giữa đường + Ếch ngồi đáy giếng + Con mối và con kiến + Một số tục ngữ Việt Nam + Con hổ có nghĩa – Thể loại truyện ngụ ngôn và tục ngữ: đúc rút bao nhiêu tri thức về mọi mặt của đời sống. |
||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: II. Đọc tri thức ngữ văn |
|||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Hướng dẫn tự học ở nhà:– Đọc lại toàn bộ nội dung bài đã học. – Chuẩn bị bài mới: Văn bản “Đẽo cày giữa đường” + Yêu cầu HS đọc kỹ văn bản. + Trả lời các câu hỏi trang 10 |
Trên đây là Giáo án bài 6 Bài học cuộc sống Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: