Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất

Trắc nghiệm văn 6 học kì 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1 là dạng bài tập giúp học sinh ôn luyện kiến thức và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Bài viết cung cấp cho thầy cô giáo và các em học sinh bộ câu hỏi và đáp án trong chương trình mới.

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỀ BÀI

Câu 1: Truyền thuyết “Thánh Gióng” không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

Câu 2: Truyện “Thánh Gióng” muốn giải thích hiện tượng nào?

A. Tre ngà có màu vàng óng
B. Có nhiều ao hồ để lại
C. Thánh Gióng bay về trời
D. Có làng mang tên làng Cháy

Câu 3: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 4: Nhân dân ta gửi gắm ước mơ nào trong truyện “Thánh Gióng”?

A. Vũ khí hiện đại mới có thể tiêu diệt được giặc
B. Người anh hùng giúp nhân dân diệt giặc
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng là yếu tố cốt lõi
D. Trong chiến tranh, tình làng nghĩa xóm được phát huy

Câu 5: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 6: Tìm các chi tiết không cần thiết khi dựng lại cốt truyện của truyền thuyết “Thánh Gióng”

A. Tiếng nói của Gióng đầu tiên là đòi đi đánh giặc
B. Bà con góp gạo nấu cơm nuôi Gióng
C. Đánh giặc xong, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời
D. Về sau Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương

Câu 7: Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện điều gì?

A. Sự vô tư
B. Đức hi sinh
C. Tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn
D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 8: Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.
B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Tại sao xếp truyện “Thánh Gióng” vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác
B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa
C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử
D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử

Câu 10: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

A. Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
B. Trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)
C. Sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
D. Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long

Câu 11: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử nào của nước ta?

A. Thanh nhà Hồ ( thành Tây Giai, Tây Đô) ở Thanh Hóa
B. Lam Kinh (Thọ Xuân, Thanh Hóa), nơi dựng nghiệp, nơi yên nghỉ của Lê Lợi
C. Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay)
D. Tháp Bút bên Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội)

Câu 12: Tại sao chúng ta khẳng định “Sự tích Hồ Gươm” là truyền thuyết?

A. Ghi chép hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống quân Minh
B. Kể về hoạt động của Lê Lợi và nghĩa quân trong quá trình khởi nghĩa
C. Câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể bằng trí tưởng tượng, bằng sự sáng tạo lại hiện thực lịch sử
D. Câu chuyện được sáng tạo nhờ trí tưởng tượng của tác giả.

Câu 13: Ai là người cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

A. Long Vương
B. Long Quân
C. Âu Cơ
D. Là một nhân vật khác

Câu 14: “Sự tích Hồ Gươm” được gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Thận vớt được lưỡi gươm
B. Lê Lợi thấy lưỡi gươm trên cây cổ thụ
C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn

Câu 15: Trong Sự tích Hồ Gươm” tại sao ban đầu nghĩa quân Lam Sơn lại nhiều lần bị thua?

A. Chưa có gươm thần
B. Đức Long Quân chưa phù hộ
C. Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi
D. Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Câu 16: Trong Sự tích Hồ Gươm” chi tiết Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau có ý nghĩa gì?

A. Tăng thêm độ dài của truyện kể
B. Thêm tình tiết cho câu chuyện
C. Trời chưa phó thác trách nhiệm cho Lê Lợi
D. Thế và lực của nghĩa quân còn non yếu

Câu 17: Trong Sự tích Hồ Gươm” con vật nào thay Long Quân nhận lại gươm thần?

A. Rùa thần
B. Mãng xà
C. Đại bàng
D. Rồng

Câu 18: Trong Sự tích Hồ Gươm” Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

A. Hồ Tả Vọng
B. Hồ Tây
C. Hồ con Rùa
D. Không rõ

Câu 19: Trong Sự tích Hồ Gươm” việc Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến
B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu
C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng, chiến thắng của cuộc kháng chiến
D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng

Câu 20: Trong Sự tích Hồ Gươm” Gươm thần Long Quân cho mượn tượng trưng cho điều gì?

A. Sức mạnh của thần linh
B. Sức mạnh của Lê Lợi, nghĩa quân
C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm
D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân

Câu 21: Việc Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Thăng Long thể hiện điều gì?

A. Vì rùa Vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng
B. Đất nước hòa bình, nhà vua còn nhiều việc phải làm
C. Đất nước hòa bình nên nhà vua có nhiều việc phải làm
D. Thể hiện tư tưởng hòa bình của toàn dân trên khắp mọi miền đất nước

Câu 22: Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là?

A. Mang dấu hiệu của hiện thực lịch sử
B. Có những chi tiết hoang đường
C. Có yếu tố kì ảo
D. Sự kiện, nhân vật lịch sử gắn chặt với yếu tố kì ảo

Câu 23: Nhân vật chính trong truyện “Em bé thông minh” là ai?

A. Nhà vua
B. Em bé
C. Viên quan
D. Hai cha con em bé

Câu 24: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
B. Nhân vật thông minh
C. Nhân vật chịu nhiều thiệt thòi
D. Nhân vật có nhiều phẩm chất tốt đẹp, bên ngoài xấu xí

Câu 25: Em bé thông minh được hưởng vinh hoa vì sao?

A. Nhờ may mắn và tinh ranh
B. Nhờ sự trợ giúp của thần linh
C. Nhờ được nhà vua yêu mến
D. Nhờ thông minh, nhờ kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân

Câu 26: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là?

A. Gây cười
B. Phê phán những kẻ ngu dốt
C. Khẳng định sức mạnh của con người
D. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

Câu 27: Trong truyện “Em bé thông minh” tác giả sử dụng hình thức câu đố với mục đích nào?

A. Đề cao trí tuệ nhân dân, trí tuệ dân tộc
B. Tạo tình huống để câu chuyện diễn ra theo đúng dụng ý nghệ thuật của mình
C. Tạo yếu tố bất ngờ để tăng sức hấp dẫn của câu chuyện
D. Kích thích sự tò mò của người nghe, người đọc

Câu 28: Yếu tố góp phần vào chiến thắng của em bé thông minh là gì?

A. Năng lực trí tuệ
B. Hiểu biết
C. Nhạy cảm
D. Kinh nghiệm

Câu 29: Kết cấu, bố cục của một bài văn kể truyện cổ tích được thể hiện theo trình tự nào sau đây?

A. Mở bài, thân bài, kết bài
B. Thân bài, mở bài, kết bài
C. Kết bài, mở bài, thân bài
D. Cả 3 trình tự trên đều đúng

Câu 30: Quy trình viết một bài văn kể lại một truyện cổ tích gồm mấy bước?

A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước

                                                                 – Hết –

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM

(Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1)
Câu123456789101112131415
Đáp ánCDDCDDDDDBCCBDD

 

Câu161718192021222324252627282930
Đáp ánBAAADDDBBDDDAAB
Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Truyền thuyết Thánh Gióng kể về sự việc gắn với đời vua Hùng Vương thứ bao nhiêu?

  A.  6           B. 7                              C. 8                                  D. 9

Câu 2. Hội Gióng diễn ra hàng năm ở đâu?

A. Gia Lâm                   B. Sóc Sơn         C. Sơn Tây                     D. Đông Anh

Câu 3. Hội Gióng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể năm bao nhiêu?

A.  2010                     B. 2009                     C. 2011                            D. 2012

Câu 4. Mẹ Gióng thụ thai bao nhiêu tháng rồi sinh ra cậu bé?

A. 9                            B. 11                    C. 12                                      D. 10

Câu 5. Nhân vật Em bé thông minh trải qua mấy lần thử thách?

A. 3                    B. 4                               C. 5                                      C. 6

Câu 6. Chi tiết nào khái quát đúng nhất về sự ra đời của nhân vật Sọ Dừa?

A. Bà mẹ uống nước mưa trong ống tre rồi bà có mang.
B. Bà mẹ uống nước mưa trong bầu nước rồi bà có mang.
C. Bà mẹ uống nước mưa trong lu nước rồi bà có mang.
D. Bà mẹ uống nước mưa trong cái sọ dừa rồi bà có mang.

Câu 8. Thanh gươm thần giúp Lê Lợi đánh thắng giặc nào?

A. Minh                   B. Thanh                     C. Tống                        D. Ngô

Câu 9. Hội thi nào không có trong các hội thi ở làng Đồng Vân?

A. Rước nước                  B. Hát chèo              C. Rối nước          D. Thổi cơm thi

Câu 10: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, ai là người trực tiếp nhận được gươm thần?

A. Lê Lợi       B. Nguyễn Trãi         C. Lê Thận              D. Nghĩa quân Lam Sơn

Câu 11: Trong truyện Sự tích Hồ Gươm, gươm thần đã về tay nghĩa quân Lam Sơn bằng cách nào?

A. Long Quân tặng gươm thần cho Lê Thận, Lê Thận tặng lại nghĩa quân Lam Sơn.
B. Lê Thận vớt được gươm từ dưới sông lên, Lê Lợi lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
C. Lê Lợi vớt được gươm từ sưới sông lên, Lê Thận lấy được chuôi gươm từ ngọn cây xuống, về sau, chắp lại vừa như in, thành gươm báu.
D. Lê Lợi viết sớ cầu xin Long Quân cho mượn gươm báu về đánh giặc

Câu 12: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” được tổ chức vào ngày, tháng nào?

A. Ngày rằm tháng giêng                     B. Ngày rằm tháng hai
C. Ngày rằm tháng sáu                        D. Ngày rằm tháng mười

Câu 13: Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết nào không đúng khi nói về sự ra đời của Gióng?

A. Bà mẹ thấy một vết chân to, liền đặt chân vào ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai.
B. Mang thai 12 tháng mới sinh Gióng.
C. Lên ba tuổi vẫn không biết đi, không biết nói cười
D. Mẹ Gióng mang thai, 9 tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú

Câu 14: Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích điều gì ?

A. Tên gọi Hồ Gươm nhưng cũng nói lên khát vọng của nhân dân ta muốn sống trong hào bình, hạnh phúc, không phải dùng vũ khí chiến tranh.
B. Về việc mượn gươm và trả gươm ở Hồ Gươm
C. Về mối quan hệ giữa Lê Lợi và Lê Thận
D. Hiện tượng kỳ lạ và thần kỳ của thanh gươm

Câu 15: Thành ngữ “chết như rạ” có nghĩa là:

A.Chết rất nhiều                                            B. Chết do bị bắn
C. Chết không sống sót một ai                      D. Chết cháy do đốt rạ

Câu 16: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi gặp sứ giả, Gióng đã có những thay đổi như thế nào?

A. Yêu đời, thích ca hát                                 B. Gióng lớn nhanh như thổi
C. Gióng học võ                                            D. Gióng trở thành một thanh niên khôi ngô, tuấn tú

Câu 17: Tại sao lại khẳng định Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết?

A. Vì có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo
B. Vì có sự xuất hiện của Rùa Vàng
C. Vì câu chuyện lịch sử về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa chống quân Minh được kể lại bằng trí tưởng tượng phong phú có màu sắc kỳ ảo, bằng sự sáng tạo của nhân dân.
D. Vì có sự xuất hiện của thanh gươm thần

Câu 18: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?

A. Xuân xanh                    B. Hoan hỉ                 C. Đi đứng            D.Lả lướt

Câu 19: Thành ngữ “Vui như Tết” có nghĩa là?

A. Cảnh vui nhộn nhịp, tưng bừng, đầy khí thế
B. Vui vẻ, hồn nhiên, hay nhảy nhót, nói cười
C. Có cảm giác dễ chịu, phấn khởi vì được vừa ý
D. Vui vì thấy cảnh vật có sự thay đổi

Câu 20: Trong các từ sau: khanh khách ; lộp độp ; tươi tốt ; lanh chanh từ nào không phải từ láy?

A. Khanh khách
B. Lộp độp
C. Tươi tốt
D. Lanh chanh

Câu 21: Trong câu : “ Trong trời đất , không gì quí bằng hạt gạo .” có mấy từ ghép ?

A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn

Câu 22: Chi tiết bà con làng xóm vui mừng góp gạo nuôi  Gióng trong văn bản “Thánh Gióng” có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện sự thương cảm với gia đình Thánh Gióng
B. Thể hiện mong muốn cậu bé lớn nhanh hơn nữa
C. Thể hiện sự quan niệm “ hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”
D. Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

Câu 23: Văn bản “Thánh Gióng” liên quan đến hội thi nào ?

A.Hội thi học sinh thanh lịch
B. Hội thi sáng tác văn học trẻ
C. Hội khoẻ Phù Đổng
D. Hội thi tài năng trẻ

Câu 24: Trong văn bản “Sự tích Hồ Gươm”, lưỡi gươm và chuôi gươm mà  Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn nằm ở địa danh nào ?

A.   Thanh Hoá
B.    Hà Nội
C.    Nghệ An
D.   Lai Châu

Câu 25: Yếu tố  “thiên” trong  “Thuận Thiên” khắc ở lưỡi gươm mà Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn có nghĩa là gì ?

A.   Nghìn
B.    Nghiêng
C.   Trời
D.   Cả A ,B ,C đều sai

Câu 26: Trong văn bản “ Em bé thông minh”  hình thức nào đã được dùng  để thử tài nhân vật chính ?

A.   Thực hành một công việc lao động
B.    Thử làm một bài thơ
C.    Thử làm một bài toán|
D.   Câu đố

Câu 27: Dòng nào nói đúng nhất mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” ?

A. Tạo tiếng cười vui vẻ , hồn nhiên trong đời sống lao động hàng ngày
B. Ca ngợi tài dùng người tài giỏi của nhà vua
C.    Phê phán bọn vua quan ngốc nghếch
D.   Ca ngợi sự thông minh và tài trí của nhân dân lao động

Câu 28: Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích:

a.      nhân vật mồ côi, bất hạnh;
b.     nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ;
c.      Nhân vật thông minh, tài giỏi;
d.     Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngoài xấu xí.

Câu 29: Văn bản Thánh Gióng thuộc thể loại nào?

a.    Truyền thuyết            b. Cổ tích            c. Ngụ ngôn         d. Truyện cười

Câu 30: Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết Thánh Gióng là ai?

a.    Mẹ của Gióng              b. Gióng                     c. Sứ giả                d. Nhà vua

TẢI THÊM TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 1


 TẢI XUỐNG
Trên đây là Trắc nghiệm Ngữ văn 6 học kì 1 chi tiết. Các thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay của trang.

Xem thêm:

Kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Kiểm tra giữa kì Ngữ văn 6

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Theo dõi: giaoducmoi

Leave a Reply

Required fields are marked*