Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1 mới nhất

Trắc nghiệm văn 7 học kì 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1 là dạng bài tập giúp học sinh ôn luyện kiến thức và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Bài viết cung cấp cho thầy cô giáo và các em học sinh bộ câu hỏi và đáp án trong chương trình mới.

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1 (Bộ đề 1)

PHẦN I: ĐỀ BÀI (Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1)

Câu 1: Ca dao, dân ca thường sử dụng thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thể thơ tự do

Câu 2: Khái niệm của thể loại dân ca là gì?

A. Là những câu hát trong cung đình lưu truyền lại trong dân gian nhằm mục đích diễn xướng.
B. Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng.
C. Gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca
D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
A. Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, cao xa rộng lớn sánh ngang được với công ơn của cha mẹ.
B. Ca ngợi công ơn sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ; nhắc nhở bổn phận của mỗi người làm con.
C. Cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc đưa con vào đời.
D. Nhắc nhở công ơn của cha mẹ với mỗi người con từ đó mỗi người phải biết yêu quý gia đình.

Câu 4: Vì sao người nông dân dùng hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời mình?

A. Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân.
B. Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất của người nông dân như gầy ốm, tội nghiệp, thích giúp người.
C. Cò lầm lũi kiếm ăn, rất đáng quý, đáng thương.
D. Cò gắn bó với đồng ruộng, không phải là loài chim ác.

Câu 5: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con được thể hiện như thế nào?

A. Vui mừng vì giờ đây con đã bước vào lớp một, xen lẫn chút lo lắng vì sợ con bỡ ngỡ trước trường mới
B. Trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho tương lai của đứa con và hoài niệm về ngày tựu trường của mình.
C. Háo hức, không ngủ được mong chờ muốn con mình có thể đến trường một cách vui vẻ.
D. Trằn trọc không ngủ được, nhớ về đêm trước ngày tựu trường của mình.

 

Câu 6: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” tâm trạng của đứa con trước đêm khai trường được thể hiện như thế nào?

A. Háo hức giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo..
B. Lo lắng, thu dọn đồ chơi sớm, rồi xem lại sách vở lớp một.
C. Háo hức giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là đã ngủ.
D.  Háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường vẫn còn lo nghĩ về ngày tựu trường.

Câu 7: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” người mẹ đã nhớ lại kỉ niệm nào?

A. Nhớ về kỉ niệm khai trường của mình vào lúc sáu tuổi được ông ngoại dẫn đến trường.|
B. Nhớ về kỉ niệm khai trường được bà ngoại dẫn đến trường
C. Nhớ về không khí ngày khai trường hằng năm.
D. Nhớ đến ngày khai trường ở Nhật Bản.

Câu 8: Nội dung của bài “Cổng trường mở ra” là gì?

A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con.
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của giáo dục học đối với con người.
C. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và vai trò to lớn của trường học đối với con người.
D. Những lời tâm tình, đối thoại trực tiếp nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của trường học đối với con người.

Câu 9: Tác giả của đoạn trích “Mẹ tôi” là ai?

A. E. A-mi-xi
B. Lép tôn- xtoi
C. Lý Lan
D. Nguyên Hồng

Câu 10: Trong văn bản “Mẹ tôi” tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô lại viết thư?

A. Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân. Đồng thời đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình. Qua đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc,..
B. Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm và hối lỗi ngay lập tức. Đồng thời có thể phê bình người con một cách sâu sắc. Điều đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc
C.  Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm và tự trách mình  về những lỗi lầm đã gây ra . Cách giữ thể diện cho người bị phê bình . Thể hiện bố En-ri-cô là người giáo dục nghiêm khắc và tinh tế|
D. Người bố muốn con phải đọc thư và nhận lỗi trước hành động của mình. Điều đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc

Câu 11: Qua những chi tiết nói về mẹ En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi”, em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

A. Là người mẹ nghiêm khắc nhưng lại hết lòng yêu thương con.
B. Là người mẹ nhân hậu, bao dung,hết lòng yêu thương con nhưng lại giáo dục con theo một cách nghiêm khắc.
C. Là người mẹ nghiêm khắc, có cách giáo dục con khoa học và nhân hậu.
D. Là người mẹ hiền lành, yêu thương và bao dung.

Câu 12: Nội dung câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?

A. Nói về cuộc chia tay giữa hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ
B. Cuộc chia tay đầy đau đớn, cảm động của hai em bé Thành và Thủy
C. Cuộc chia tay của cha mẹ khiến hai anh em Thành Thủy phải chia tay nhau
D. Cả ba đáp án trên

Câu 13: Tại sao sau khi dắt Thủy ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”?

A. Vì cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật, chỉ có tâm trạng của Thành chìm trong đau khổ bởi gia đình ly tán.
B. Vì mọi người không biết sự thật đang diễn ra, trong khi hai anh em Thành Thủy đau khổ vì bố mẹ chia tay
C. Anh em Thành tâm trạng khi sống trong không khí chia ly, thiên nhiên vẫn đẹp một cách dửng dưng càng làm nỗi đau khổ của Thành đến tột cùng
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Người kể vắng mặt

Câu 15: Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là gì?

A. Hãy để anh em được sống chung và chơi những món đồ chơi mà chúng yêu thích.
B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình
C. Người lớn phải giáo dục cho trẻ em về tình nghĩa anh em
D. Hãy tạo điều kiện để trẻ hiểu thế nào là tình nghĩa anh em.

Câu 16: Hai anh em Thành và Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” không muốn chia búp bê vì:

A. Ai cũng muốn mình được cả hai con.
B. Không muốn hai con búp bê phải xa nhau.
C. Không muốn nghe lời mẹ phải chia tay nhau.
D. Vì ai cũng yêu thích con búp bê

Câu 17: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai ?

A. Người mẹ
B. Cô giáo
C. Hai anh em Thành và Thuỷ
D. Những con búp bê

Câu 18: Nỗi bất hạnh của em Thuỷ trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”  là?

A. Bố mẹ li hôn phải xa người anh trai thân thiết, xa ngôi nhà tuổi thơ và không được đến trường,..
B. Xa người anh trai thân thân thiết và người mẹ thân yêu.
C. Không được tiếp tục đến trường và không được chơi những món đồ chơi mà mình yêu quý.
D. Không được về nhà cũ và bị anh trai lấy đi tất cả món đồ chơi.

Câu 19: Từ láy là gì?

A. Từ láy là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành
B. Từ láy là những từ có sự đối xứng âm với nhau
C. Từ láy là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20: Nghĩa của từ láy được tạo nên như thế nào?

A. Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng
B. Từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 21: Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa?

A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
B. Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ đẳng lập tiếng trước bổ sung cho tiếng sau
D. Từ ghép đẳng lập có nhiều nghĩa. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

Câu 22: Từ ghép chính phụ là từ ghép?

A. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ trong đó tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ
C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
D. Từ ghép có tiếng phụ và tiếng chính trong đó tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Câu 23: Từ “quần áo” là từ ghép gì?

A. Từ ghép đẳng lập.
B. Từ ghép chính phụ.
C. Vừa là từ ghép đẳng lập vừa là từ ghép chính phụ
D. Từ ghép chính phụ tiếng phụ đứng trước tiếng chính đứng sau.

Câu 24: Từ “hoa nhài” là từ ghép gì?

A. Từ ghép đẳng lập.
B. Từ ghép chính phụ.
C. Vừa là từ ghép đẳng lập vừa là từ ghép chính phụ
D. Từ ghép chính phụ tiếng phụ đứng trước tiếng chính đứng sau

Câu 25: Liên kết trong văn bản là gì?

A. Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu
B. Liên kết là sự móc nối các câu trong đoạn văn với nhau nhằm phù hợp với ý đồ của người nói
C. Liên kết là sự kết nối tác phẩm này với tác phẩm khác, tạo nên sự liên kết về mặt nội dung và ý nghĩa của các tác phẩm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 26: Đại từ là gì?

A. Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
B. Dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, phẩm chất… được nói đến trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của con người.
D. Đại từ là từ dùng để chỉ hoạt động, phẩm chất của sự vật hiện tượng.

 

Câu 27: Xác định đại từ trong câu sau: “Ai gõ cửa đấy ? Liên hay là Lan thế ? Đợi chút mình ra ngay”.

A. Có một đại từ là: đấy
B. Có hai đại từ là: Liên và Lan
C. Có một đại từ là: Ai
D. Có một đại từ là: mình

Câu 28: Bố cục trong văn bản là gì?

A. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
B. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện, phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn, các câu theo một trình tự, một hệ thống rành mạch do người nói tự nghĩ ra.
C. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung của văn bản theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý
D.  Văn bản có thể được viết và trình bày với nhiều dạng khác nhau miễn là  phải có bố cục hợp lý. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các đoạn, các câu theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý

Câu 29:  Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự thống nhất trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề rõ ràng và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe)
B. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau đều tạo được sự liên kết nhằm làm rõ vấn đề liền mạch và gợi được nhiều cảm xúc cho người đọc (người nghe)
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe)
D. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cảm xúc cho đối tượng giao tiếp

Câu 30: Điều kiện nào để bố cục rành mạch, hợp lý?

A. Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, bên cạnh đó, cũng có sự phân biệt rạch ròi
B. Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn phải giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

– Hết –

 

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ 1

Câu123456789101112131415
Đáp ánBBBABABBAADBDAB
Câu161718192021222324252627282930
Đáp ánBCACCAAABAACACC

BỘ ĐỀ 2:

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1

PHẦN I: ĐỀ BÀI (Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1)

Câu 1: “Cổng trường mở ra” là văn bản của tác giả nào?

A. Lý Lan
B. Tố Hữu
C. Nam cao
D. Nguyên Hồng

Câu 2: “Cổng trường mở ra” là văn bản thuộc thể loại?

A. Tự sự
B. Hồi kí
C. Tùy bút
D. Tiểu thuyết

Câu 3: Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con được thể hiện như thế nào?

A. Vui mừng vì giờ đây con đã bước vào lớp một, xen lẫn chút lo lắng vì sợ con bỡ ngỡ trước trường mới
B. Trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho tương lai của đứa con và hoài niệm về ngày tựu trường của mình.
C. Háo hức, không ngủ được mong chờ muốn con mình có thể đến trường một cách vui vẻ.
D. Trằn trọc không ngủ được, nhớ về đêm trước ngày tựu trường của mình.

Câu 4: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” tâm trạng của đứa con trước đêm khai trường được thể hiện như thế nào?

A. Háo hức giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo..
B. Lo lắng, thu dọn đồ chơi sớm, rồi xem lại sách vở lớp một.
C. Háo hức giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là đã ngủ.
D.  Háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường vẫn còn lo nghĩ về ngày tựu trường.

Câu 5: Trong văn bản “Cổng trường mở ra” người mẹ đã nhớ lại kỉ niệm nào?

A. Nhớ về kỉ niệm khai trường của mình vào lúc sáu tuổi được ông ngoại dẫn đến trường.
B. Nhớ về kỉ niệm khai trường được bà ngoại dẫn đến trường
C. Nhớ về không khí ngày khai trường hằng năm.
D. Nhớ đến ngày khai trường ở Nhật Bản.

Câu 6: Nội dung của bài “Cổng trường mở ra” là gì?

A. Kể về buổi khai trường đầu tiên của đứa con.
B. Những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của giáo dục học đối với con người.
C. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và vai trò to lớn của trường học đối với con người.
D. Những lời tâm tình, đối thoại trực tiếp nhỏ nhẹ về tình yêu thương của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của trường học đối với con người.

Câu 7: Tác giả của đoạn trích “Mẹ tôi” là ai?

A. E. A-mi-xi
B. Lép tôn- xtoi
C. Lý Lan
D. Nguyên Hồng

Câu 8: Trong văn bản “Mẹ tôi” tại sao bố En-ri-cô không nói trực tiếp với En-ri-cô lại viết thư?

A. Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân. Đồng thời đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình. Qua đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc,..
B. Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm và hối lỗi ngay lập tức. Đồng thời có thể phê bình người con một cách sâu sắc. Điều đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc
C.  Người bố muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm và tự trách mình  về những lỗi lầm đã gây ra . Cách giữ thể diện cho người bị phê bình . Thể hiện bố En-ri-cô là người giáo dục nghiêm khắc và tinh tế
D. Người bố muốn con phải đọc thư và nhận lỗi trước hành động của mình. Điều đó thể hiện bố En-ri-cô là người tinh tế, tâm lí, sâu sắc

Câu 9: Đoạn trích “Mẹ tôi” được trích trong tác phẩm nào?

A. Cuộc đời các chiến binh
B. Những tấm lòng cao cả
C. Cuốn truyện của người thầy
D. Giữa trường và nhà

Câu 10: Qua những chi tiết nói về mẹ En-ri-cô trong văn bản “Mẹ tôi”, em thấy mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

A. Là người mẹ nghiêm khắc nhưng lại hết lòng yêu thương con.
B. Là người mẹ nhân hậu, bao dung,hết lòng yêu thương con nhưng lại giáo dục con theo một cách nghiêm khắc.
C. Là người mẹ nghiêm khắc, có cách giáo dục con khoa học và nhân hậu.
D. Là người mẹ hiền lành, yêu thương và bao dung.

Câu 11: Ca dao, dân ca thường sử dụng thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thể thơ tự do

Câu 12: Khái niệm của thể loại dân ca là gì?

A. Là những câu hát trong cung đình lưu truyền lại trong dân gian nhằm mục đích diễn xướng.
B. Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn sướng
C. Gồm những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca
D. Tất cả đều đúng

Câu 13: Từ ghép đẳng lập có tính chất gì về mặt ý nghĩa?

A. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
B. Từ ghép đẳng lập có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó
C. Từ ghép đẳng lập có tính hợp nghĩa, nghĩa của từ đẳng lập tiếng trước bổ sung cho tiếng sau
D. Từ ghép đẳng lập có nhiều nghĩa. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau

Câu 14: Từ ghép chính phụ là từ ghép?

A. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ trong đó tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ
C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa
D. Từ ghép có tiếng phụ và tiếng chính trong đó tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

Câu 15: Từ “quần áo” là từ ghép gì?

A. Từ ghép đẳng lập.
B. Từ ghép chính phụ.
C. Vừa là từ ghép đẳng lập vừa là từ ghép chính phụ
D. Từ ghép chính phụ tiếng phụ đứng trước tiếng chính đứng sau.

Câu 16: Từ “hoa nhài” là từ ghép gì?

A. Từ ghép đẳng lập.
B. Từ ghép chính phụ.
C. Vừa là từ ghép đẳng lập vừa là từ ghép chính phụ
D. Từ ghép chính phụ tiếng phụ đứng trước tiếng chính đứng sau

Câu 17: Tìm từ láy trong câu thơ sau:

“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

A. Khói biếc.
B. Bóng vàng.
C. Long lanh
D. Non phơi

Câu 18: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về tính liên kết của nó

“Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Một mùi âm ấm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa. Các nhà đã lên đèn cả rồi.”

A. Đoạn văn có liên kết vì nội dung câu gắn bó chặt chẽ với nhau.
B. Đoạn văn không có sự liên kết vì mỗi câu văn diễn đạt một nội dung khác nhau
C. Đoạn văn không có sự liên kết bởi ý đồ của người viết là như vậy
D. Đoạn văn không có sự liên kết do không tìm thấy các phương tiện liên kết

Câu 19: Em hãy cho biết có mấy bước khi tiến hành làm một bài văn?

A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước

Câu 20: Kết cấu bố cục hợp lí của một bài văn thồng thường gồm có mấy phần?

A. 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
B. 4 phần (Tìm hiểu đề, mở, thân, kết)
C. 5 phần (Tìm hiểu đề, lập dàn ý, mở, thân, kết)
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 21: Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

1.Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà.|
2. Rồi chị tôi cũng làm thế, bắt chước mẹ cũng gỡ tóc, vo vo giắt mớ tóc rối lên chỗ ấy.
3. Mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vàng vàng, thế nào rồi cũng có ít tóc rối.

A. 1-3-2
B. 1-2-3
C. 3-1-2
D. 2-1-3

Câu 22: Câu truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Người kể vắng mặt

Câu 23: Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm là gì?

A. Hãy để anh em được sống chung và chơi những món đồ chơi mà chúng yêu thích.
B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình
C. Người lớn phải giáo dục cho trẻ em về tình nghĩa anh em
D. Hãy tạo điều kiện để trẻ hiểu thế nào là tình nghĩa anh em.

Câu 24: Hai anh em Thành và Thủy trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” không muốn chia búp bê vì:

A. Ai cũng muốn mình được cả hai con.
B. Không muốn hai con búp bê phải xa nhau.
C. Không muốn nghe lời mẹ phải chia tay nhau.
D. Vì ai cũng yêu thích con búp bê

Câu 25: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai ?

A. Người mẹ
B. Cô giáo
C. Hai anh em Thành và Thuỷ
D. Những con búp bê

Câu 26: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo lời của nhân vật nào?

A. Người em
B. Người anh
C. Ngưòi mẹ
D. Người kể chuyện vắng mặt

Câu 27: Nỗi bất hạnh của em Thuỷ trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”  là?

A. Bố mẹ li hôn phải xa người anh trai thân thiết, xa ngôi nhà tuổi thơ và không được đến trường,..
B. Xa người anh trai thân thân thiết và người mẹ thân yêu.
C. Không được tiếp tục đến trường và không được chơi những món đồ chơi mà mình yêu quý.
D. Không được về nhà cũ và bị anh trai lấy đi tất cả món đồ chơi.

Câu 28: Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

A. Ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp, cao xa rộng lớn sánh ngang được với công ơn của cha mẹ.
B. Ca ngợi công ơn sinh thành, dưỡng dục trời bể của cha mẹ; nhắc nhở bổn phận của mỗi người làm con.
C. Cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc đưa con vào đời.
D. Nhắc nhở công ơn của cha mẹ với mỗi người con từ đó mỗi người phải biết yêu quý gia đình.

Câu 29: Bố cục trong văn bản là gì?

A. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
B. Văn bản không thể viết một cách tùy tiện, phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn, các câu theo một trình tự, một hệ thống rành mạch do người nói tự nghĩ ra.
C. Bố cục là sự bố trí, sắp xếp nội dung của văn bản theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý
D.  Văn bản có thể được viết và trình bày với nhiều dạng khác nhau miễn là  phải có bố cục hợp lý. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các đoạn, các câu theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý

Câu 30:  Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự thống nhất trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề rõ ràng và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe)
B. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau đều tạo được sự liên kết nhằm làm rõ vấn đề liền mạch và gợi được nhiều cảm xúc cho người đọc (người nghe)
C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe)
D. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cảm xúc cho đối tượng giao tiếp

– Hết –

PHẦN II: HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ 1

Câu123456789101112131415
Đáp ánABBABBAABDBBAAA

 

Câu161718192021222324252627282930
Đáp ánBCABACABBCBABAC

Trên đây là Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1 chi tiết. Các thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay của trang.

Xem thêm:

Trắc nghiệm văn 6 học kì 1

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

Leave a Reply

Required fields are marked*