Đề khảo sát đầu năm Ngữ văn 6

Đề khảo sát đầu năm Ngữ văn 6 cung cấp đề tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình giảng dạy.

Đề khảo sát đầu năm Ngữ văn 6
I.TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM). Trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn phương án đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm…
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 5:

[…] Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyết xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền…

(“Bầm ơi”, Tố Hữu – Tiếng Việt 5, tập 2, trang 130, NXBGDVN)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể ………………………………………….
Câu 2 (0.25 điểm). “Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.”
Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ gì?

A. So sánh                 B. Ẩn dụ                          C. Nhân hóa                          D. Hoán dụ

Câu 3 (0.25 điểm). Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ trong bài thơ có đoạn trên, có bạn chia sẻ: người mẹ của anh là một phụ nữ Việt Nam tiêu biểu: chịu thương chịu khó, hiền hậu, vô cùng yêu thương con. Em có đồng ý với bạn không?

A. Có                                                           B. Không

Câu 4 (1.0 điểm). Câu thơ “Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.” cho em hiểu gì về người chiến sĩ trong bài thơ (trả lời bằng 1 câu đơn)? …………………………………………………….……….
……………………………………………………………………………………………………….
Câu 5 (0.25 điểm). Từ đồng nghĩa với từ “ bầm” trong đoạn thơ trên là:

A. U                                   B. Mẹ                                     C. Má                                      D. Cả A, B, C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 6 đến 8:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước(1). Đó là truyền thống quí báu của ta(2). Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(3).

(Theo Hồ Chí Minh, Tiếng Việt 5, tập 2, trang 13, NXBGDVN)

Câu 6 (0. 25 điểm). Từ “nó” trong câu (3) là phương tiện liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. Đúng hay sai?

A. Đúng                                                                                    B. Sai

Câu 7 (0.25 điểm), Trạng ngữ trong câu (3) là:

A. Từ xưa đến nay B. mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng
C. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng D. Cả A.B.C đều sai.

Câu 8 (0.25 điểm): Trong đoạn văn trên có mấy từ láy?

A. 3 từ B. 4 từ C. 5 từ D. 6 từ

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

(“Khi con tu hú”-Tố Hữu)

Câu 1 (2.0 điểm). Đoạn thơ là bức tranh làng cảnh thoáng đạt, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị và tràn căng sức sống. Từ cảm nhận về đoạn thơ, em thấy mỗi học sinh cần làm gì để thể hiện tình cảm, trách nhiệm với quê hương yêu dấu?
Câu 2 (5.0 điểm). Dựa vào những hình ảnh được gợi ra từ đoạn thơ trên, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh làng quê vào hè bằng một đoạn văn?
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM NGỮ VĂN 6

MÔN TIẾNG VIỆT- ĐỀ SỐ 2

TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).

CÂU1 (0.5)2 (0.25)3(0.25)  5(0.25)6(0.25)7(0.25)8 (0.25)
ĐÁP ÁNLục bátAADBCB

Câu 4: HS đặt câu đúng chủ đề. Đảm bảo ngữ nghĩa của câu. (0.5 điểm).
– Câu đúng ngữ pháp: kiểu câu đơn. Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt và dấu câu. (0.5 điểm).

II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM).
Câu 1 (2.0 điểm). Học sinh nêu đươc một số việc làm để thể hiện tình cảm dành cho quê hương yêu dấu.

+ Yêu quí những người thân thiết cùng sống trên quê hương. (0.5 điểm.)
+ Yêu quí, bảo vệ phong cảnh thiên nhiên, phong tục tập quán của quê hương (0.5 điểm.)
+ Học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. (0.5 điểm.)
+ Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ tham gia các hoạt động ở địa phương: bảo vệ môi trường: thu gom rác, trồng cây , trại hè, hoạt động tình nghĩa… (0.5 điểm.)

Lưu ý: HS không nhất thiết trình bày thành đoạn văn. Về nội dung: có thể đưa ra những biểu hiện khác biểu điểm. Nếu đúng, ý nghĩa vẫn cho điểm nhưng không vượt quá 0.5 điểm mỗi biểu hiện. Tổng điểm không vượt quá điểm tối đa (2 điểm).
Câu 2 (5.0 điểm).
Tiêu chí đánh giáĐiểm
1. Đoạn văn viết rõ cấu trúc đoạn văn. Đúng quy cách của đoạn văn (không xuống dòng), sạch (không có quá 3 chỗ gạch xóa) dễ đọc, đúng chính tả (không sai quá 3 lỗi chính tả trong đoạn)0,5
2. Đoạn văn viết đúng yêu cầu kiểu bài  miêu tả , hình ảnh  được tái hiện rõ ràng, phù hợp với thực tế quê hương vào hè.0.5
3. Về nội dung: HS có thể trình bày theo  một số ý cơ bản sau:

– Không gian vào hè rộng mở, bầu trời cao rộng, thoáng đạt. (Âm thanh tiếng sáo diều, tiếng ve, sắc phượng…)

– Ngoài đồng, lúa… bắp… ( Màu sắc…)

– Trong vườn, cây trái vào mùa…( Hương vị…)

– Con người …

3.0
4. Diễn đạt trôi chảy mạch lạc, biết sử dụng các phép liên kết để tạo sự logic cho đoạn văn. Ngôn ngữ thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của người viết0,5
5. Sáng tạo: Có một trong các biểu hiện sáng tạo như: sử dụng được các biện pháp tu từ  phù hợp; có cách diễn đạt/dùng từ độc đáo; có suy nghĩ sâu sắc thể hiện sự hiểu biết/vốn sống của bản thân,…0,5

Lưu ý: GV căn cứ vào sản phẩm viết của HS, mức độ đạt được của từng tiêu chí để cân nhắc chấm điểm từ mức tối đa xuống mức chưa tối đa.

Trên đây là Giáo án Ôn tập hè lớp 6. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*