Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 mới nhất

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 là một trong những yêu cầu quan trọng để đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô tư liệu này.

 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 (4 bộ đề)
1. Mục tiêu đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN.  Các đơn vị kiến thức giữa học kỳ I. Môn Ngữ văn lớp 6.  Theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn. Với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản.  Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận.

 2. Hình thức kiểm tra giữa kì giữa kì 1 Ngữ văn 6
  • Hình thức : Tự luận
  • Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút

           ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6   

            Đề 1- Kết nối tri thức        

Thời gian : 90 phút

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…

  (Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp ngữ có trong đoạn thơ trên?
Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, nhà thơ muốn nhắn gửi tới trẻ con điều gì?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm )

Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của mẹ đối với mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm). Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

————-HẾT————-

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6
1. Yêu cầu chung:

– Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

– Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

2. Hướng dẫn cụ thể:
CâuYêu cầu đạt đượcĐiểm
I. ĐỌC HIỂU
3,0 điểm
1– Thể thơ: 5 chữ

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

0,25

0,25

2– Nội dung: Vai trò và tình thương yêu của mẹ đối với trẻ em.0,5
3-Điệp ngữ trong đoạn thơ: “Từ”

– Tác dụng:

+ Nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, … làm nổi bật vấn đề, tăng tính gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh vai trò quan trọng và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với trẻ em.

+ Thể hiện thái độ của của tác giả: ca ngợi công lao, tình yêu của mẹ, sự biết ơn đối với người mẹ và nhắc nhở trẻ em cần ghi nhớ về vai trò của mẹ…

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

4HS có thể chỉ ra

-Ca ngợi công lao, tình yêu của mẹ.

-Thể hiện sự biết ơn đối với người mẹ.

-Nhắc nhở trẻ em cần ghi nhớ về công ơn của mẹ.

– Học thật giỏi và ngoan ngoãn nghe lời để mẹ vui lòng

– Biết giúp đỡ mẹ trong công việc gia đinh..

…..

HS nêu được 3 ý, GV cho điểm tuyệt đối.

HS nêu được 2 ý: 0,5 điểm,

HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm.

1.0 điểm
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0 điểm
1* Hình thức:

+ Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề, đủ số câu.

+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu.

+ Có câu chủ đề đúng

0,25

 

 

0,25

* Nội dung:

*Mẹ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta.

– Là người vất vả mang thai con trong chín tháng mười ngày.

-Mẹ là người chăm sóc con khôn lớn và là nguồn lực mạnh mẽ cổ vũ tinh thần con, giúp con tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.

-Mẹ chính là người nối kết yêu thương giữa những thành viên và là sợi dây bền chặt gắn kết tình cảm..

* Mỗi chúng ta cần
– Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.
– Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.

1,5

 

1,0

 

0,5

2
1. Hướng dẫn chung
– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.

2. Hướng dẫn cụ thể
Hình thức: Biết cách làm bài văn tự sự. Bố cục đúng, đủ về nội dung, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.0,5 điểm
Nội dung:4,5 điểm
a.      Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật

– Hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện.

 

0,25

0,25

b. Thân bài:

* Kể diễn biến câu chuyện:

– Sự việc mở đầu.

– Sự việc phát triển.

– Sự việc cao trào.

– Sự việc kết thúc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm.

– Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm – 3,0 điểm.

– Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 0,75 điểm – 2,0 điểm.

3,5
c. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết0,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề0,25
Tổng10 điểm

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6

Đề 2 – Kết nối tri thức

PHẦN I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

– Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hoá. […] Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hoá mình đi!
– Cần phải làm sao? – Hoàng tử bé hỏi.
– Cần phải rất kiên nhẫn, – con cáo trả lời. – Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…


– Tốt nhất là bạn nên quay lại vào cùng giờ giấc, – con cáo nói. – Chẳng hạn, nếu bạn đến lúc bốn giờ chiểu, thì từ ba giờ mình đã bắt đầu thấy hạnh phúc.
Thời giờ càng trôi qua mình lại càng hạnh phúc hơn.
Cho tới bốn giờ, mình sẽ trở nên bồn chồn và lo lắng: mình sẽ khám phá ra cái giá của hạnh phúc! Nhưng nếu bạn đến bất kì lúc nào, mình sẽ không biết giờ giấc để sửa soạn trái tim…

(Ngữ văn 6, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2021)

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên? Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích?

Câu 3 (1 điểm). Trong đoạn truyện trên, Cáo đã chỉ cho hoàng từ bé cách “cảm hoá” mình như thế nào?

Câu 4 (1 điểm). Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì về tình bạn?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm )

Câu 1 (2,0 điểm). Từ văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của tình bạn và mỗi chúng ta phải làm gì để xây dựng một tình bạn tốt đẹp.

Câu 2 (5,0 điểm). Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

————-HẾT————–

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6
CâuYêu cầu đạt đượcĐiểm
I. ĐỌC HIỂU
3,0 điểm
1– Phương thức biểu đạt: tự sự

– Ngôi kể thứ 3

0,25

0,25

2– Nội dung: Cáo thuyết phục và hướng dẫn hoàng tử bé cảm hóa mình.0,5
3Cáo đã chỉ cho hoàng từ bé cách “cảm hoá” mình:

– Cần có sự kiên nhẫn.

– Không quá vồ vập.

– Hãy im lặng để dần dần hiểu nhau.

– Ngày ngày, ngồi xích lại gần nhau.

 

0,25

0,25

0,25

0,25

4HS có thể chỉ ra

-Tình bạn rất đáng quý

– Tình bạn giúp ta tìm thấy ý nghĩa bản thân.

– Tình bạn làm cuộc sống của ta thêm tươi sáng, sinh động và hạnh phúc.

– Thường xuyên gặp gỡ, tâm sự, trao đổi cùng bạn.

– Thấu hiểu bạn.

– Chia sẻ khó khăn, vui buồn với bạn trong cuộc sống.

….

HS nêu được 3 ý, GV cho điểm tuyệt đối.

HS nêu được 2 ý: 0,5 điểm,

HS nêu được 1 ý: 0,25 điểm.

1.0 điểm
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
7,0 điểm
1* Hình thức:

+ Viết đúng hình thức đoạn văn, đúng chủ đề, đủ số câu.

+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, câu.

+ Có câu chủ đề đúng

0,25

 

 

0,25

* Nội dung:

a. Vai trò của tình bạn: Tình bạn giúp ta tìm thấy ý nghĩa bản thân, tạo ra sự gắn kết giữa ta và thế giới xung quanh, làm cuộc sống của ta thêm tươi sáng, sinh động và hạnh phúc.

b. Xây dựng một tình bạn tốt đẹp: Ta phải sống chân thành, cởi mở, sẵn sàng sẻ chia với bạn bè. Cố gắng kiên nhẫn để thấu hiểu nhau, ta hiểu bạn và để bạn hiểu mình. Và cuối cùng là cần phải tin tưởng lẫn nhau.

 

0,75

 

 

0,75

2
1. Hướng dẫn chung
– Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

– Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn, giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.

2. Hướng dẫn cụ thể
Hình thức: Biết cách làm bài văn tự sự. Bố cục đúng, đủ về nội dung, lời văn trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.0,5 điểm
Nội dung:4,5 điểm
a.      Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật

– Hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện.

 

0,25

0,25

b. Thân bài:

* Kể diễn biến câu chuyện:

– Sự việc mở đầu.

– Sự việc phát triển.

– Sự việc cao trào.

– Sự việc kết thúc.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm.

– Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm – 3,0 điểm.

– Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 0,75 điểm – 2,0 điểm.

3,5
c. Kết bài: Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết0,5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề0,25
Tổng10 điểm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6

Đề 3 – Kết nối tri thức

1. ĐỌC HIỂU (6,0 đ).

Đọc kĩ văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào giấy kiểm tra.

                                                  DẶN CON

Con lớn lên, con ơi
Yêu đời và yêu người
Yêu tình yêu say đắm
Nghìn năm mặn muối đời;

Yêu tạo vật thiên nhiên
Yêu tổ tiên đất nước
Yêu mộng đẹp nối liền
Tuổi trẻ, già sau trước.

Lòng con rồi tha thiết
– Cha đoán chẳng sai đâu!
Cứ lòng cha cha biết
Yêu người đến khổ đau.

Nhưng con ơi, cha dặn
Trong trái tim vô hạn
Dành riêng chỗ, con nghe
Cho chói ngời tình bạn.

Lớn lên con sẽ rõ
Tình đó chẳng có nhiều
Lại càng nên chăm chút
Cho đời thêm phì nhiêu.

Cha làm thơ dặn con
Mà cũng là tặng bạn
Ôi tình nghĩa vẹn tròn
Chẳng bao giờ nứt rạn.

(Huy Cận, Hạt lại gieo, NXB Văn học, 1984)

Câu 1 (0,5 điểm). Mỗi dòng trong văn bản có mấy tiếng? Chỉ ra cách ngắt nhịp khi đọc văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Khi đọc, em hình dung trong văn bản hiện lên cuộc trò chuyện giữa những nhân vật nào? Chỉ rõ điều người cha dặn con.

Câu 3 (1,0 điểm). Lời dặn của cha dành cho con được nhấn mạnh bằng biện pháp tu từ nào? Ngoài yêu đời, yêu người, thiên nhiên, tổ tiên, đất nước…người cha còn dặn con dành chỗ cho tình cảm gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Văn bản phù hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?

Câu 5 (1,0 điểm). Theo em, người cha muốn khẳng định điều gì qua hình ảnhtrái tim vô hạn”?

Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của văn bản.

Câu 7 (1,0 điểm). Em học được những gì từ lời dặn con của người cha trong văn bản?

2. Viết (4,0đ)

Câu 8 (4,0 điểm). Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em khi đọc bài thơ Dặn con” của Huy Cận.

…..Hết……

HƯỚNG DẪN CHẤM

Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6
1. HƯỚNG DẪN CHUNG (Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6)

– Đề ra theo hình thức tự luận hoàn toàn, khi chấm cần chú ý cách khai thác và diễn đạt.
– Đề ra gồm 2 phần:

 * Phần Đọc – hiểu.

– Biết đọc hiểu một văn bản thơ. Cụ thể:

Câu 1. Nhận biết được số tiếng trong dòng, cách ngắt nhịp của văn bản thơ (0,5 đ)

Câu 2. Nhận biết được nhân vật trong thơ, những điều người cha dặn con (0,5 đ)

Câu 3. Nhận biết được từ ngữ là điệp từ và những hình ảnh quan trọng trong bài thơ (1,0 đ)

Câu 4. Nhận biết được văn bản có đặc điểm hình thức của thể loại thơ có yếu tố tự sự (1,0 đ)

Câu 5. Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh thể hiện chủ đề bài thơ (1,0 đ)

  Câu 6. Hiểu, nêu được chủ đề của bài thơ (1,0 đ)

  Câu 7. Rủt ra được bài học cho bản thân (1,0 đ)

*Phần Viết. 

  Câu 8. Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ “Dặn con” – Huy Cận, đáp ứng được yêu cầu về hình thức: quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng; đảm bảo về nội dung: giới thiệu được tác giả, tác phẩm, thể hiện cảm xúc chung về bài thơ, nêu được các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả, đánh giá ý nghĩa của chúng; khái quát lại cảm xúc chung của người viết về bài thơ trong hình thức kể chuyện của nó. (4,0 đ)

1. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT.
 Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
 

Câu 1

HS nêu được 2 ý sau. Mỗi ý đúng được 0,25 đ.

– Mỗi dòng có 5 tiếng (0,25 đ)

– Ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 (0,25 đ)

 
0,5 đ
 
Câu 2
HS nêu được 2 ý sau. Mỗi ý đúng được 0,25 đ.

Cuộc trò chuyện giữa cha với con (0,25 đ)

– Người  cha dặn con phải biết yêu thương  (0,25 đ)

 

0,5 đ

 

 

Câu 3

 HS nêu được 2 ý sau. Mỗi ý đúng được 0,5 đ.

– Lời dặn của cha dành cho con được nhấn mạnh bằng từ “yêu” (0,5 đ)

– Ngoài yêu đời, yêu người, thiên nhiên, tổ tiên, đất nước…người cha còn dặn con dành chỗ cho tình cảm bạn bè (0,5 đ)

 
 
1,0 đ
 
Câu 4
HS chỉ ra được hình thức văn bản.

– Văn bản phù hợp với đặc điểm hình thức của thể loại thơ năm chữ có yếu tố tự sự và miêu tả (1,0đ)

 

1,0 đ

 

 

Câu 5

 HS có thể có nhiều kết quả  khác nhau cảm nhận về hình ảnh thơ. GV chấp nhận tất cả những kết quả được cho là đúng. (1,0 đ)

Ví dụ. – Hình ảnhtrái tim vô hạn”, người cha muốn khẳng định: trái tim của mỗi người đều có thể chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến.

– Tình yêu thương của mỗi người là vô hạn.

……

 

 

1,0 đ

 

 

 

 

 

Câu 6
 

 

 HS có thể có nhiều kết quả khác nhau về chủ đề. GV chấp nhận tất cả những kết quả được cho là đúng. (1,0 đ). Có thể nêu ra được một trong các ý sau:

Ví dụ. – Người cha dặn con phải biết yêu thương con người, thiên nhiên, tổ tiên, đất nước…

– Cha dặn con phải mở rộng trái tim yêu thương đến tất cả mọi người, mọi sự vật….

– Câu chuyện  về yêu thương, chia sẻ là điều người cha dặn con trong bài thơ năm chữ….

…………..

 

1,0 đ

 

 

 

 

 

 

Câu 7

 

HS có thể có nhiều kết quả khác nhau. GV chấp nhận tất cả những kết quả được cho là đúng. (1,0 đ)

Ví dụ. Bài học rút ra cho bản thân từ lời dạy của người cha trong bài thơ:

– Tình yêu thương của cha dành cho con là vô bờ bến, cha như người thầy vĩ đại.

– Lời dạy bảo như lời tâm tình, thủ thỉ, để từ đó ta sống tốt hơn, biết yêu thương tất cả những gì gần gũi quanh ta.

– Tình yêu trong trái tim mỗi người là vô hạn. Hãy yêu thương tất cả để cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

 

 

 

1,0 đ

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Câu 8
 
 
A. Yêu cầu:

I. Yêu cầu chung: – Kiểu bài. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ.

+ Về hình thức: quy ước từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chỗ chấm xuống dòng.

+ Về nội dung:  – Giới thiệu được tác giả, tác phẩm.

– Thể hiện cảm xúc chung về bài thơ.

– Nêu được các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả, đánh giá ý nghĩa của chúng trong việc

thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

– Chỉ ra nét độc đáo trong cách tự sự và miêu tả của nhà thơ.

II. Yêu cầu cụ thể:

 1.Mở đoạn (0,5đ). Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bài thơ.

Ví dụ.  “Dặn con” là một trong những bài thơ hay của Huy Cận viết về  lời dạy bảo ân cần của cha dành cho con bằng giọng kể giản dị, chân thành đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc.

2.Thân đoạn (3,0đ).

+ Nêu ấn tượng, cảm xúc về câu chuyện được kể, các chi tiết miêu tả có trong bài thơ.

Ví dụ. Bài thơ hiện lên hình ảnh, người cha đang ngồi bên con vừa âu yếm, vừa thủ thỉ những lời dạy bảo có ý nghĩa vô cùng làm rung động trái tim tôi: con phải biết yêu thương con người, thiên nhiên, tổ tiên, đất nước….Một nội dung khác cũng đem đến nhiều cảm xúc đó là, phải dành chỗ cho tình bạn trong trái tim mình….

+ Đánh giá ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của

nhà thơ.

Ví dụ. Khi đọc đi đọc lại những hình ảnh này, tôi như thấy mình trong đó….

3. Kết đoạn (0,5 đ) Khẳng định lại cảm xúc của người viết về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với  bản thân.

Ví dụ.  Qua bài thơ, tôi cảm nhận được tình yêu thương con thắm thiết của người cha. Tình cảm ấy khiến tôi nghĩ đến cha mình, người vẫn luôn dạy bảo tôi những điều hay lẽ phải. Tôi tự nhắc mình cần phải yêu thương, kính trọng cha nhiều hơn…

B.  Biểu điểm và hướng dẫn chấm:

– Điểm 4. Bài viết giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc về câu chuyện được kể, các chi tiết miêu tả có trong bài thơ; đánh giá

ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ; hẳng định lại cảm xúc của người viết về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với  bản thân. Không sai lỗi diễn đạt, chính tả; biết vận dụng linh hoạt Tri thức Ngữ văn về thể thơ có yếu tố tự sự và miêu tả kết hợp năng lực viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào bài làm của mình.

– Điểm 3,5.

Bài viết giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc về câu chuyện được kể, các chi tiết miêu tả có trong bài thơ; đánh giá

ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ; hẳng định lại cảm xúc của người viết về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với  bản thân. Tuy nhiên chưa sáng tạo, sai sót vài lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả; biết vận dụng linh hoạt Tri thức Ngữ văn về thể thơ có yếu tố tự sự và miêu tả kết hợp năng lực viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào bài làm của mình.

– Điểm 3. Bài viết giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu khái quát ấn tượng cảm xúc về bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc về câu chuyện được kể, các chi tiết miêu tả có trong bài thơ; đánh giá

ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ; hẳng định lại cảm xúc của người viết về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với  bản thân. Tuy nhiên  cách nêu cảm xúc về nhân vật, sự việc trong thơ chưa cụ thể hoặc sơ sài, lỗi diễn đạt, chính tả …nhưng không trầm trọng.

– Điểm 2: Bài làm có giới thiêu tác giả, bài thơ,  cảm xúc chung… bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả; chưa biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào bài làm của mình.

– Điểm 1 Cho những bài viết bố cục không rõ ràng, chỉ viết được một đoạn ngắn, diễn đạt lủng củng. không chặt chẽ.

– Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.

 

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6

Đề 4 – Chân trời sáng tạo

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

TT
năng
Mức độ nhận thức
Tổng% Tổng

điểm

Nhận biếtThông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tỉ lệ %TG

(phút)

Tỉ lệ %TG

(phút)

Tỉ lệ %TG

(phút)

Tỉ lệ %TG

(phút)

Số câu hỏiTG

(phút)

1
Đọc hiểu
15101055542030
2
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật
5555555512020
3
Viết bài văn tự sự (kể chuyện đời thường)
20101510102051015050
Tổng4025302020301015690100
Tỉ lệ % 40302010  100
Tỉ lệ chung7030 100

 

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6
Đề 4 – Chân trời sáng tạo
TTNội dung kiến thức, kĩ năngĐơn vị kiến thức, kĩ năngMức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thứcTổng
Nhận biếtThông hiểuVận dụng Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU
Văn bản truyền thuyết
Nhận biết:

-Xác định thông tin được nêu trong văn bản/ đoạn trích.

-Nhận diện PTBĐ, cấu tạo từ, từ loại…

-Nhận biết thể loại,đề tài, cốt truyện, sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể, thứ tự kể…

Thông hiểu:

-Hiểu được nội dung của văn bản/ đoạn trích.

-Hiểu được một số nét chính về nghệ thuật: đặc điểm thể loại, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ biểu đạt, giá trị các biện pháp tu từ của văn bản/ đoạn trích.

-Hiểu được một số đặc điểm của truyện truyền thuyết được thể hiện trong văn bản/ đoạn trích.

Vận dụng:

-Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản than về vấn đề đặt ra trong văn bản/ đoạn trích.

-Rút ra thông điệp bài học cho bản thân.

 

2114
2
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật
Nhận biết:

-Xác định được nhân vật

-Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.

Thông hiểu:

-Hiểu được đặc điểm của nhân vật.

Vận dụng

-Thể hiện được tình cảm với nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

1
3
Viết bài văn tự sự
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ
Nhận biết:

-Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể.

-Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể….

Thông hiểu:

-Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện.

-Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật.

-Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

Vận dụng:

-Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài.

Vận dụng cao:

-Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sang tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn.

-Lựa chọn sự việc , chi tiết sâu sắc có tác dụng bồi đắp tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống.

 

1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 NGỮ VĂN 6

Đề 5 – Chân trời sáng tạo

1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn:

“Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn”.

( Trích ngữ văn 6 – Tập 1)

Thực hiện các yêu cầu sau:   

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, thuộc thể loại truyện gì của văn học dân gian ?

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn .

Câu 3. Câu “Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vuacó bao nhiêu từ đơn,bao nhiêu từ ghép, bao nhiêu từ láy?

Câu 4.Những câu nói của chú bé trong đoạn văn trên có ý nghĩa gì?

2. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

          Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.

Câu 2 (5,0 điểm)

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

……………….Hết………………

HƯỚNG DẪN CHẤM

Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6
PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU3,0
1Văn bản: Thánh Gióng.

Thể loại truyện truyền thuyết.

Hướng dẫn chấm: (Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6)

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án, mỗi ý : 0,25 điểm.

0,25

0,25

2Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời như đáp án: 0,25 điểm.

0,25
3+ Từ đơn: Có 5 từ ( vừa, vừa, về , tâu, vua)

+ Từ ghép: Có 2 từ( kinh ngạc, mừng rỡ)

+ Từ láy: Có 1 từ ( vội vàng)

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời được 3 ý đúng, mỗi ý 0,25 điểm.

0,75
4Những câu nói của chú bé có ý nghĩa:

–         Là tiếng nói đầu tiên được cất lên sau ba năm im lặng.

–         Là tiếng nói đòi đánh giặc cứu nước.

–         Là tiếng nói của tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước, đại diện cho nhân dân.

Hướng dẫn chấm:

–         Cho điểm theo từng ý, HS có thể điễn đạt bằng từ ngữ khác nhưng đảm bảo ý nghĩa tương tự vẫn cho điểm tối đa.

1,25

(0,25

0,5

 

0,5)

II 
TẬP LÀM VĂN
7,0
1Em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật Thánh Gióng.2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh trình bày đoạn văn có đủ ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần cảm nhận

Vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng là hình ảnh của người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

0,25
c. Triển khai vấn đề

Học sinh có thể lựa chọn các thao tác phù hợp để triển khai đoạn văn cảm nhận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng.Có thể theo hai khía cạnh sau:

–         Vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng cho sứcmạnh đoàn kết toàn dân tộc.

–         Vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Hướng dẫn chấm:

Lời văn lưu loát, có sức thuyết phục,cảm xúc sâu sắc, làm nổi bật vấn đề cần diễn đạt(0,75 điểm).

Lời văn chưa thật lưu loát, có sức thuyết phục, có cảm xúc, làm rõ vấn đề cần diễn đạt(0,5 điểm).

Lời văn chưalưu loát, chưa có sức thuyết phục,ít cảm xúc, chưa làm rõ vấn đề cần diễn đạt(0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm (Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6)

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện cảm nhận sâu sắc về vấn đề có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để cảm nhận có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
2Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự

Mở bàigiới thiệu được câu chuyện.

Thân bàikể được diễn biến câu chuyện

Kết bàinêu được ý nghĩa câu chuyện.

0,25
b. Xác định đúng nội dung đề yêu cầu

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: 0,5 điểm.

0,5
c. Triển khai câu chuyện thành các sự việc

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt, đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu nhân vật (0,25 điểm), hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện (0,25 điểm).0,5
* Kể diễn biến câu chuyện:

– Sự việc mở đầu.

– Sự việc phát triển.

– Sự việc cao trào.

– Sự việc kết thúc.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 2,5 điểm.

– Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm.

Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 0,75 điểm – 1,25 điểm.

2,5
* Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm.

 – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm (Đề Kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6)

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện,có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại tự sự,trong quá trình kể biết làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện,biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu : 0,5 điểm.

Đáp ứng được một  phần yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5
Tổng điểm10,0

……………………..Hết……………………….

Trên đây là Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

<< Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

<< Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

<< Học sinh mất tiền trong lớp giáo viên phải giải quyết ra sao?

<< Dạy học trực tuyến thế nào để đạt hiệuquả cao?

Theo dõi: giaoducmoi

Leave a Reply

Required fields are marked*