Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6 mới nhất

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6 là một trong những yêu cầu quan trọng để đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô tư liệu này.

Đề 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 6

TTKĩ năngMức độ nhận thứcTổng% Tổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụng Vận dụng cao
Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

câu hỏi

Thời gian (phút)
1Đọc hiểu155155101000062040
2Làm văn2510151010301020017060
Tổng40153015204010200790100
Tỉ lệ % 40302010  100
Tỉ lệ chung7030 100

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 6

TTPhầnCâuĐơn vị kiến thức, kĩ năngMức độ nhận thức cần đánh giá
I
ĐỌC HIỂU
1Thể thơNhận biết: Xác định được thể thơ.
2Từ ghép – từ láyNhận biết: Nhận diện được từ láy trong văn bản.
3Trạng ngữNhận biết: Chỉ ra được trạng ngữ trong câu.
4Đọc hiểu nội dung câu thơThông hiểu: Hiểu được nội dung của câu thơ.
5Đọc hiểu nội dung văn bảnThông hiểu: Trình bày được nội dung của văn bản.
6Vấn đề liên quan được gợi ra từ văn bảnVận dụng: Đánh giá và trình bày được suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua văn bản.
II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÀM VĂN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể lại câu chuyện đã học/ đã đọc:

– Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng – bánh giày,…

– Cổ tích: Sọ Dừa, Em bé thông minh, Non-bu và Heng-bu,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể.

– Nhớ được cốt truyện, nhân vật, các sự việc, chi tiết tiêu biểu, yếu tố kì ảo của văn bản tự sự dân gian đã học/ đã đọc.

Thông hiểu:

– Hiểu được các sự việc chính, các nhân vật, chi tiết tiêu biểu thể hiện tư tưởng của văn bản tự sự dân gian đã học/ đã đọc.

– Hiểu vai trò của ngôi kể, lời người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn tự sự.

Vận dụng:

– Vận dụng chất liệu trong các văn bản tự sự dân gian đã học/ đã đọc để sắp xếp theo trình tự hợp lí.

– Sử dụng ngôi kể, lời kể phù hợp.

– Trình bày được một văn bản truyền thuyết hoặc cổ tích đã học/ đã đọc theo trình tự diễn biến câu chuyện.

– Rút ra được bài học cho bản thân/ mọi người hoặc thông điệp mà truyện gửi gắm.

Vận dụng cao:

– Lựa chọn và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; sáng tạo, có giọng điệu riêng để chuyện kể hấp dẫn lôi cuốn.

– Lựa chọn sự việc, chi tiết sâu sắc, có tác dụng bồi đắp suy nghĩ tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống.

– Trình bày câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học/ đã đọc một cách mạch lạc, có sáng tạo, thu hút, thuyết phục người đọc.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 6 

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Mẹ ốm
(Trích)

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. 

Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. 

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

                                                                       (1970)

                                                                (Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?  (0,5 điểm)
Câu 2. Trong các từ được gạch dưới, từ nào là từ láy? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu:   (0,5 điểm)

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ: (0,75 điểm)

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

Câu 5: Qua đoạn thơ trên, em nhận ra tình cảm của tác giả dành cho mẹ như thế nào? (0,75 điểm)
Câu 6. Từ nội dung của đoạn thơ, em suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống của mỗi người? (1,0 điểm)

II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích của Việt Nam mà em đã học hoặc đã đọc.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 6

      PhầnCâuNội dungĐiểm
I
 
ĐỌC HIỂU
4,0
1– Thể thơ: lục bát.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0,5 điểm

– Trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.

0,5
2– Trong các từ được gạch dưới, từ láy: ngọt ngào.

Hướng dẫn chấm:

Trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

–  Trả lời không đúng từ láy: không cho điểm.

0,5
3– Trạng ngữ: Sáng nay

Hướng dẫn chấm:

–  Trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

– Trả lời không đúng: không cho điểm.

0,5
4* Nội dung hai câu thơ:

               Cánh màn khép lỏng cả ngày

         Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.                                                         

– Người mẹ bị ốm;

– Ruộng vườn vắng mẹ không người chăm sóc.

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được 2 ý  như đáp án: 0,75 điểm 

– Trả lời 1 ý như đáp án: 0,5 điểm

– Không trả lời được ý nào: 0,0 điểm

0,75
5Tình cảm của tác giả dành cho mẹ trong đoạn thơ:

– Thương mẹ tần tảo, lao động vất vả;

– Xót xa trước cảnh mẹ bệnh;

– …

Hướng dẫn chấm:

– Trả lời được như đáp án: 0,75 điểm

– Trả lời được 1 ý: 0,5 điểm

– Trả lời chung chung, chưa cụ thể: 0,25 điểm

– Không trả lời được ý nào: 0,0 điểm

0,75
6Suy nghĩ gì về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người:

– Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái.

– Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái.

– Người mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái.

– …

Hướng dẫn chấm:

– Trình bày như đáp án: 1,0 điểm

– Trình bày được 2 ý: 0,75 điểm

– Trình bày được 1 ý: 0,5 điểm

– Trình bày chung chung nhưng không sai lệch câu hỏi: 0,25 điểm

– Không trả lời được ý nào: 0,0 điểm

Học sinh có thể trình bày theo dàn ý khác (nếu hợp lí), giáo viên vận dụng đáp án và HDC để cho điểm. 

1,0
II
 
LÀM VĂN
 
 
Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích của Việt Nam.
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự

Mở bài nêu được vấn đề cần kể, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,5
b. Xác định đúng câu chuyện cần kể

Truyện truyền thuyết/ Truyện cổ tích

Hướng dẫn chấm:

– Xác định đúng truyện truyền thuyết/ cổ tích cần kể: 0,5 điểm.

Xác định không đúng truyện truyền thuyết/ cổ tích cần kể: 0,0 điểm.

0,5
c. Triển khai các nội dung cần kể

Học sinh có thể kể chuyện theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác kể chuyện, ngôi kể, kết hợp chặt chẽ giữa các sự việc gắn với nhân vật; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu được truyện, lí do kể

Hướng dẫn chấm:

– Giới thiệu tên truyện, lí do kể: 0,5 điểm

– Thiếu 1 trong 2 ý: 0,25 điểm

– Không giới thiệu tên truyện, lí do kể: 0,0 điểm

0,5
* Kể lại câu chuyện

– Đầy đủ các tuyến nhân vật trong truyện;

– Diễn biến tình tiết câu chuyện theo trình tự thời gian, hợp lí, đầy đủ;

– Lời kể (ngôn ngữ của học sinh) hấp dẫn, lôi cuốn;

– Bài học/Thông điệp rút ra từ câu chuyện.

Hướng dẫn chấm:

Trình bày đầy đủ, hệ thống, rõ ràng: 2,5 – 3,0 điểm

– Trình bày chưa đầy đủ: 1,252,25 điểm.

– Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 – 1,0 điểm

– Không trình được câu chuyện: 0,0 điểm

3,0
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5
e. Sáng tạo:

Vận dụng lời kể, sắp xếp chi tiết diễn biến một cách sáng tạo; biết liên hệ với các truyện khác để rút ra ý nghĩa/bài học từ truyện kể; biết liên hệ bài học vào cuộc sống; văn viết mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc;…

Hướng dẫn chấm

+ Đáp ứng được 2 trong các yêu cầu trên: 1,0 điểm.

+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0, 5 điểm.

+ Không đáp ứng được  yêu cầu nào: 0,0 điểm.

1,0
Tổng điểm10,0

——————————-Hết—————–

Đề 2

THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  KÌ 1 NGỮ VĂN 6

( Thời gian 90 phút)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

–  Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của HS trong suốt quá trình học.
+  Giúp HS tự đánh giá những tiến bộ trong quá trình học của mình, kiểm soát, tự điều chỉnh các hoạt động học tập để từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt mà chương trình đã đề ra;
+  Giúp GV nhận biết những tiến bộ và hạn chế của HS, từ đó có những hướng dẫn kịp thời cho HS …
+ Giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng dạy học của nhà trường và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp, …
+  Giúp phụ huynh hiểu rõ những tiến bộ của con em để có biện pháp giáo dục phối hợp với GV.

Cụ thể:
  1. Kiến thức:
  • Kiến thức đọc – hiểu một số đoạn trích/văn bản trong/ngoài chương trình học.
  • Mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình HK1, môn Ngữ văn lớp 6 theo phát triển năng lực của HS và theo ba nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn.
    – Năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức tự luận.
    – Viết một bài văn tự sự có bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, kể chuyện hấp dẫn.
  1. Năng lực:

– Biết đọc hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa tương đồng với ngữ liệu đã học trong sách về thể loại, biện pháp nghệ thuật, từ loại và ý nghĩa văn bản.
– Biết vận đụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống đặt ra trong bài kiểm tra.
– Năng lực tự chủ khi làm bài, đọc và giải quyết vấn đề sáng tạo.

     3. Phẩm chất:

Lòng nhân ái, tính trung thực và trách nhiệm.

B. THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 NGỮ VĂN 6

I. Ma trận đề
Mức độ
NLĐG
Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoCộng
I. Đọc – hiểu

Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình.

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Một văn bản thơ ngắn tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.

– Nêu thể loại/ Đặc trưng thể loại/ Từ loại/ Biện pháp tu từ.– Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ.

– Trình bày suy nghĩ về điều nhắn nhủ của nhà thơ.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1.5

15%

2

1,5

15%

4

3

30%

II. Tạo lập văn bản

Viết đoạn văn/ bài văn theo yêu cầu

Viết 1 đoạn văn theo yêu cầu.Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Số điểm toàn bài

Tỉ lệ % điểm toàn bài

1

0,5

5%

2

1,5

15%

2

2,0

20%

1

5

50%

6

10

100%

 II. ĐỀ KIỂM TRA
I. Đọc hiểu văn bản(3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

CÂY DỪA

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

 Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
                                          (Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (1,0 điểm): Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hãy chỉ ra đặc trưng của thể loại ấy trong văn bản trên?
Câu 2(0,5 điểm): Xác định  danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng trong bài thơ trên ( mỗi từ loại hai từ )
Câu 3(1 điểm) :Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung ở đoạn thơ:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tây đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Câu 4 (0,5 điểm): Qua bài thơ ,tác giả muốn nhắn nhủ cho chúng ta điều gì? ( trả lời trong 1 câu văn)

II. Tạo lập văn bản:

Câu 1(2 điểm):Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 dòng) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm  của nhà văn An-đéc-xen.
Câu 2 (5 điểm) : Năm học lớp 6 dưới mái trường THCS với bao điều mới lạ, em hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm khó quên .

————————-Hết————————

III. Hướng dẫn chấm và đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
Đọc – hiểu
1– Thể loại: Thơ

– Đặc trưng: viết theo thể thơ lục bat, có vần, có nhịp…

0,5

0,5

2Danh từ: cây dừa, tàu dừa

Tính từ: xanh, bạc phếch…

Động từ: tỏa, nằm…

(nếu hs chỉ nêu được ½ số từ theo yêu cầu giáo viên cho ½ số điểm của câu.Trên ½ số từ có thể cho điểm tối đa nhưng đảm bảo không bị nhầm lẫn loại từ)

0,5
3–         Hai biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh

–  Tác dụng:

+Nhận hóa cây dừa:

Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.

-> tác giả đã gán cho dừa cách nói( tay, đầu) và hành động( đốn, gật , gọi) của con người làm cho dừa trở nên gần sống động có tâm hồn. Hình ảnh cây dừa hiện lên sinh động có đường nét sức gợi tả biểu cảm cao. Lời thơ gợi cảm.

+ So sánh:

–         Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

-> So sánh: quả dừa- đàn lợn con. Cách so sánh thể hiện sự liên tưởng phong phú của nhà thơ, làm cho hình ảnh quả dừa hiện ra sinh động trước mắt bạn đọc, lời thơ trở nên giàu sức gợi.

 

0,25

0,5

 

 

 

0,25

 

 

4Ngợi ca cây dừa với những phẩm chất tốt đẹp trở thành hiện thân của con người Việt Nam: nhân hậu, thân thiện; lam lũ, chịu thương chịu khó; luôn hiên ngang dũng cảm…
(Cho điểm nếu HS lí giải hợp lí)
0,5

 

Phần Tạo lập văn bản
1.a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn từ 5 đến 7 câu

b. Xác định đúng vấn đề cảm nhận về điểm nổi bật của nhân vật.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể viết đoạn văn nêu cảm nhận theo hướng sau:

– Gấp lại truyện ngắn Cô bé bán diêm lòng tôi vẫn bùi ngùi xúc động trước hình ảnh của cô bé bán diêm.

– Cô bé thật đáng thương và bất hạnh.

– Đêm giao thừa rét mướt cô phải đi bán diêm nhưng không ai quan tâm, không ai mua cho cô

– Đói rét quá cô đã đốt những que diêm và nhìn thấy nhiều điêu kì điệu…

– Nhưng cuối cùng cô bé đã chết bên xó tường . Cái chết gieo vào lòng người sống sự trăn trở về tình người trong cuộc đời.

(GV cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm động viên khuyến khích nếu học sinh chỉ nêu được một số nội dung cơ bản chứ không cứng nhắc rập khuôn theo đáp án)…

d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về nội dung cảm nhận.

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,25

0,25

1,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

2a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài.0,25
b. Xác định đúng vấn đề tự sự.0,25
c. Triển khai vấn đề:

Kể về một trải nghiệm khó quên trong năm học vừa qua.

Mở bài:

 Giới thiệu trải nghiệm khó quên nhất.

Thân bài:

– Trải nghiệm đó diễn ra ở đâu? khung cảnh thế nào?

– Những đối tượng nào gắn bó với trải nghiệm của em?

– Kể diễn biến về trải nghiệm có đan xen yếu tố miêu tả nhân vật, sự việc, tâm trạng và lời nhân vật liên quan một cách hợp lý

– Bày tỏ suy nghĩ về kỉ niệm.Trải nghiệm đó  của em có phải là hồi ức đẹp không?

Kết bài:

Cảm nghĩ về trải nghiệm khó quên, liên hệ trong tương lai về tình bạn bè, thầy cô và mong ước của mình.

 0.5

 

3,0

 

 

 

 

 

 

 

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.0,25
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.0,25

Đề 3

THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  KÌ 1 NGỮ VĂN 6

I. Ma trận đề
                     Mức độ

 

NLĐG

Nhận biếtThông hiểuVận dụng Vận dụng caoCộng
I. Đọc- hiểu

Ngữ liệu: Văn bản ngoài  chương trình.

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Một văn bản dài dưới 150 chữ tương đương với một đoạn văn bản được học chính thức trong chương trình.

Nêu phương thức biểu đạt chính/ phong cách ngôn ngữ/ văn bản trích/ thể loại.Hiểu được nội dung, ý nghĩa của từ ngữ/ văn bản…Nhận xét được tác dụng nghệ thuật, thông điệp cuộc sống có được qua đoạn trích
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

1,0

10%

4

3

30%

II. Tạo lập văn bản

Văn tự sự

Viết một đoạn văn theo yêu cầu.Viết một bài tập làm văn theo yêu cầu.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Số điểm toàn bài

Tỉ lệ % điểm toàn bài

1

0,5

5%

2

1,5

15%

2

3,0

30%

1

5,0

50%

6

10,0

100%

 II. ĐỀ KIỂM TRA
I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mę trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mua về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng.
(Quê hương – Nguyễn Đình Huân).

Câu 1 (0,5 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm) Đoạn thơ trên có cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Ý nghĩa cách sử dụng cụm từ đó?
Câu 3 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quê hương là một góc trời tuổi thơ Câu 4 (1,0 điểm) Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong đoạn thơ?

II. Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trong phần đọc hiểu và tình yêu cảu em dành cho quê hương, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 câu) nói lên cảm xúc của em dành cho quê hương.
Câu 2 (5.0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về một người thân trong gia đình.

III. Hướng dẫn chấm và đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Câu                                    Yêu cầu cần đạtĐIỂM
I. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1Thể thơ: Lục bát
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,25

0,25

Câu 2Đoạn thơ trên có cụm từ  “ quê hương là” được nhắc lại nhiều lần.
Ý nghĩa cách sử dụng cụm từ đó: nhấn mạnh quê hương là những gì thân thuộc nhất, luôn gắn bó với con người.
0,25
0,25
Câu 3

 

Ý nghĩa câu thơ: Quê hương là một góc trời tuổi thơ
– Là lời khẳng định quê hương luôn gắn bó với con người từ lúc còn thơ đến khi trưởng thành
– Quê hương có ý nghĩa to lớn trong kí ức của mỗi người
– Cho thấy tình cảm của mỗi người dành cho quê hương: sâu nặng
0,5

0,25
0,25

Câu 4Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện trong đoạn thơ:
– Hình ảnh quê hương gắn với kỉ niệm tuổi thơ của tác giả: được nghe lời ru của mẹ, được tắm sông, được thả diều, mỗi trưa chờ mẹ đi chợ…- Quê hương là những gì thân thuộc, bình dị nhất; có thể nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy bằng tâm hồn: dòng sông, góc trời, cánh cò, tiếng ve, tiếng sáo, lời ru, tiếng gà, tình yêu của mẹ trong câu hát, món quà quê, là giấc mơ, khung trời mơ
0,5

 

0,5

Đề 4

THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI  KÌ 1 NGỮ VĂN 6

I. Ma trận đề
                     Mức độ

 

Chủ đề

Nhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng caoTổng
I. Đọc- hiểu

– Ngữ liệu: Văn bản ngoài chương trình. Tiếng việt:

+ Biện pháp tư từ

 

-Nhận diện ngôi kể thứ ba

– Xác định được biện pháp tư từ

-Nêu được phẩm chất của nhân vật (con kiến) trong đoạn trích

– Nêu được nội dung chính của đoạn trích

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

2

20%

4

3

30%

II. Làm văn

– Tạo lập đoạn văn

-Tạo lập văn bản hoàn chỉnh: Văn tự sự.

 

 

Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng)Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

2,0

20%

1

5

50%

2

7

70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

2

1

10%

2

2

20%

1

2

20%

1

5

50%

6

10

100%

 II. ĐỀ KIỂM TRA

Đề bài:
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   

Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:
– Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?
– Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khóS chịu lắm các cháu ạ!

Ðàn kiến con vội nói:
– Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!
Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.

(Truyện Đàn kiến con ngoan quá – sưu tầm)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.” có sử dụng biện pháp tu từ nào?


Câu
3 (1,0 điểm) Trong đoạn trích trên, em thấy đàn kiến con có phẩm chất gì đáng quý?
Câu 4 (1 điểm): Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích trên?

PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 ĐIỂM) 

Câu 1 (2 điểm): Từ câu chuyện trên em hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu những việc làm thể hiện tình yêu thương con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.

III. Hướng dẫn chấm và đáp án Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
Đọc – hiểu
1– Ngôi kể: Thứ ba0,5
2– Biện pháp tu từ : So sánh

+ Gọi kiến là “bà”

+ Dùng những từ chỉ tâm trạng của người đề gán cho kiến: khoan khoái, dễ chịu.

0,5
3Phẩm chất đáng quý của đàn kiến:

– Biết quan tâm, giúp đỡ người khác

– Giàu tình yêu thương, tinh thần đoàn kết cao.

1,0

 

4 Nội dung chính của đoạn trích: Bà kiến già bị ốm và được đàn kiến con đến hỏi thăm, giúp đỡ để bà kiến được đi sưởi nắng cho dễ chịu, khoan khoái.1,0
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần  Tập làm văn
1.* Yêu cầu về hình thức:

– Đảm bảo hình thức đoạn văn.

* Yêu cầu về kiến thức:

– Xác định đúng vấn đề

– Triển khai các ý như:

+ Tình yêu thương với những người nghèo khổ, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào lũ lụt…

+ Chia sẻ vật chất: ủng hộ lương thực, quần áo, sách vở…

+ Chia sẻ tinh thần: hỏi thăm, động viên, an ủi,..

2,0

 

 

 

 

 

 

 

2* Bài văn cần đảm bảo:

– Hình thức: 

+ Bố cục 3 phần, trình bày diễn đạt  logic.

+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.

– Đảm bảo nội dung sau:

1. Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

·         Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.

·         Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

·         Điều gì đã xảy ra?

·         Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?

·         Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra

 

5,0

 

 

Một số Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6 tham khảo


 TẢI XUỐNG
Trên đây là Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ Văn 6

Phiếu bài tập Ngữ văn 6 học kì 1

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Đáp án trắc nghiệm Mô đun 5

Leave a Reply

Required fields are marked*