Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 mới nhất

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 nhằm giúp các em học sinh củng cố kiến thức chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em tư liệu này.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 (Chân trời sáng tạo)

PHẦN 1: MA TRẬN KIỂM TRA HỌC II

I. Văn bản:
  1. Các văn bản:

+ Học thầy, học bạn
+ Bàn về nhân vật Thánh Gióng
+ Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc
+ Lẵng quả thông
+ Con muốn làm một cái cây

+ Và tôi nhớ khói

  1. Yêu cầu:
  • Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu….; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
  • Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản.
  • Bài học, thông điệp.
II. Tiếng Việt
  1. Nội dung:
  • Từ mượn; Yếu tố Hán Việt
  • Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó.
  1. Yêu cầu:
  • Hiểu được mục đích của việc mượn từ và nắm được nguyên tắc mượn từ.
  • Hiểu được nghĩa các yếu tố Hán Việt.
  • Nắm được ý nghĩa của việc lựa chọn cấu trúc câu. Biết viết câu theo cấu trúc để nhấn mạnh ý nghĩa.
III. Tập làm văn
  • Kể lại một trải nghiệm của bản thân.
  • Thuyết minh thuật lại một sự việc.
Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

Phần 2: KIẾN THỨC ÔN TẬP

I. VĂN BẢN
Văn bản
Ý kiến
Lí lẽ và bằng chứng
Học thầy, học bạn
Học từ thầy là quan trọngLí lẽ 1: Dân ta có truyền thống  tôn sư trọng đạo

Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết,  giàu kinh nghiệm.

Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài.

Học từ bạn bè cũng rất quan trọng.Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn.

Bằng chứng: Thảo  luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình.

 

Bàn về nhân vật Thánh Gióng
Thánh Gióng là một nhân vật phi thường.– Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường.

– Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, Gióng bay về trời…

– Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý chí

– Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc…

Thánh Gióng cũng mang những nét bình thường của con người trần thế.– Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định.

– Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu.

– Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

– Bằng chứng: Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ”, “vẫn phải uống nước, ăn cơm với cà”, vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng,…

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?
Ngọt ngào là hạnh phúc– Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên.

– Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho nhau.

– Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ.

– Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện.

Hạnh phúc còn được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau

 

– Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh con….

– Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc …

– Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.

– Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ….

VĂN BẢN
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Lẵng quả thông
Tự sự, miêu tả, biểu cảm

 

 

 – Câu chuyện kể về cách tặng quà và món quà của nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng cô bé Đa-ni, tác giả khẳng định giá trị của món quà tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người.– Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, thể hiện sự quan sát và miêu tả tâm lí nhận vật tinh tế.

-Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu cảm xúc.

Con muốn làm một cái cây
Tự sự, miêu tả, biểu cảm

 

Truyện Con muốn làm một cái cây kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, với người ông nhân hậu và ước mơ được sống trong một không gian quen thuộc của đứa trẻ.

 

 

 

-Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ – hiện tại – tương lai.

-Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ.

Và tôi nhớ khói
Tự sự, miêu tả, biểu cảm

 

Văn bản là những cảm nhận sâu sắc, tinh tế của tác giả về hình ảnh khói bếp gắn liền với tuổi thơ nơi quê hương.

 

– Hình ảnh khói bếp được nhân hóa, mang đủ những cung bậc cảm xúc, trở nên gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan.
Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
 II. TIẾNG VIỆT
  1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt:

-Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit…

* Lí do mượn:

– Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật.
– Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình.
* Nguyên tắc mượn:

– Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự.
– Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếng Việt.

  1. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó:
  • Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.
  • Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn.
  • TẬP LÀM VĂN
  • Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.
  • Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.
Dàn ý chung:
  1. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện.

+ Thời gian

+ Không gian

+ Những nhân vật có liên quan

+ Kể lại các sự việc

Kết bài: Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

BẢNG KIỂM

CÁC PHẦN VIẾT CỦA BÀI
NỘI DUNG KIỂM TRA
ĐẠT/
CHƯA ĐẠT
Mở bài
Dùng ngôi thứ nhất để kể
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc
Thân bài
Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng
Miêu tả chi tiết các sự việc
Thể hiện cảm xúc của người viết đối với sự việc được kể.
Kết bài
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân
2.Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự việc.

Mở bài: giới thiệu sự kiện được thuật lại. (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào, …)

Thân bài: Thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn tiến thời gian

+ Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.
+ Sự việc, hoạt động mở đầu.
+ Các sự việc, hoạt động tiếp theo.
+ Sự việc, hoạt động cuối cùng.

Kết bài: Đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự việc.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
BẢNG KIỂM
Các phần của bài viết
Nội dung kiểm tra
Đạt/Chưa đạt
Mở bài
Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời gian diễn ra lễ hội
 

Thân bài
Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát nơi diễn ra lễ hội.
Thuật lại các hoạt động theo diễn biến thời gian của lễ hội
Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.
Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm phù hợp.
Kết bài
Nêu ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.
Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
Phần 3: ĐỀ THAM KHẢO
Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)

Câu 1: Ý “học thầy” trong văn bản “Học thầy, học bạn” liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
C. Có chí thì nên
D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 2: Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau
B. Đối chọi nhau
C. Bổ sung cho nhau
D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 3: Văn bản “Bàn về nhân vật Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?

A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Hồi kí
D. Văn bản nghị luận

Câu 4: Trong văn bản “ Bàn về nhân vật Thánh Gióng”, Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Tinh thần quật cường chống giặc ngoại xâm
B. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Câu 5: Văn bản “Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?” đã mở đầu bằng tình huống gì?

A. Con hỏi mẹ
B. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con
C. Học sinh hỏi thầy giáo
D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc

Câu 6: Trong văn bản “Lẵng quả thông”, khi người giới thiệu nhắc tên Đa-ni. Cô bé đã có phản ứng đầu tiên như thế nào?

A. Xúc động phá khóc
B. Hạnh phúc và cười
C. Giật mình và ngước mắt lên nhìn
D. Buồn bã bỏ chạy.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

” Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến Phà dào dạt bến nước Bình ca.

                                                                                        ( Ta đi tới – Tố Hữu )

a. Tìm một từ Hán Việt trong đoạn thơ trên, giải nghĩa và đặt câu với từ đó.
b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu tác dụng của việc thay đổi cấu trúc trong câu: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự việc.
Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
ĐỀ 2
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
Câu 1: Ý “học bạn” trong văn bản “Học thầy, học bạn” liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Uống nước nhớ nguồn
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
C. Học thầy không tày học bạn
D. Không thầy đố mày làm nên

Câu 2: Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” liên quan đến truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Tôn sư trọng đạo
B. Cần cù, sáng tạo
C. Kiên cường, bất khuất
D. Cần kiệm, liêm chính

Câu 3: Văn bản “ Bàn về nhân vật Thánh Gióng” nói về đề tài gì?

A. Người trí thức
B. Người nông dân
C. Vẻ đẹp đất nước
D. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm

Câu 4: Ông nội trong văn bản “ Con muốn làm một cái cây” đã trồng gì cho bé Bum?

A. Cây na
B. Cây chuối
C. Cây ổi
D. Cây mít

Câu 5: Trong văn bản “Lẵng quả thông”, cô chú đã dẫn Đa-ni đi đâu?

A. Đi công viên
B. Xem xiếc thú
C. Xem kịch
D. Nghe buổi hòa nhạc

Câu 6: Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh khói xuất hiện ở đâu?

A. Trên cánh đồng, trong căn bếp của mỗi nhà, trong khoảng không mênh mông.
D. Trên núi đồi
C. Quanh sân vườn
D. Trên mái nhà

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: (2 điểm) Đọc bài thơ sau:

      Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.

                                                   (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)

a. Tìm một từ Hán Việt trong bài thơ trên, giải nghĩa và đặt câu với từ đó.

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu tác dụng của việc thay đổi cấu trúc trong câu: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

 Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
ĐỀ 3
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)

Câu 1: Đáp án nào nói đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”

A. Phản bác ý kiến của nhau
B. Đối chọi nhau
C. Bổ sung cho nhau
D. Gần gũi, tương tự nhau

Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong văn bản “ Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

Câu 3: Văn bản “Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?” thuộc thể loại gì?

A. Hồi kí
B. Tiểu thuyết
C. Văn bản nghị luận
D. Kịch

Câu 4: Đâu là tính từ đúng nhất để nói về Đa-ni trong văn bản “ Lẵng quả thông”?

A. Xinh xắn, dễ thương
B. Thông minh
C. Nghịch ngợm
D. Hoạt bát

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản bản “Con muốn làm một cái cây” là gì?

A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự

Câu 6: Trong văn bản “Và tôi nhớ khói” tác giả đã miêu tả khói có mùi gì?

A. Mùi lõi ngô bị đốt
B. Mùi tinh dầu vỏ cam
C. Mùi vỏ cây sẹ
D. Tất cả các đáp án trên

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: ( 2 điểm) Cho đoạn thơ:

 Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo.

 Núi không đè nổi vai vươn tới,
Lá nguỵ trang reo với gió đèo…

(Tố Hữu, Ta đi tới)

a. Tìm một từ Hán Việt trong đoạn thơ trên, giải nghĩa và đặt câu với từ đó.

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và nêu tác dụng của việc thay đổi cấu trúc trong câu: Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều.
Câu 2: (5 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

—HẾT—

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2 (Kết nối tri thức)

A. ÔN TẬP CÁC VĂN BẢN ĐỌC

I. Ôn tập truyện

Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện về những người anh hùng

 

Thánh Gióng

 

Dân gianTruyền thuyếtHình tượng Thánh Gióng với nhiều sắc màu thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.
Sơn Tinh, Thủy Tinh

 

 

Dân gianTruyền thuyết“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.– Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.

– Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

Thế giới cổ tích
 

Thạch Sanh
 

Dân gian

 

Truyện cổ tích

Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.

 

 

Thạch Sanh

Cây khế
Dân gianTruyện cổ tíchTừ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.– Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo.

– Sử dụng chi tiết thần kì.

– Kết thúc có hậu.

 

Vua chích chòe
Truyện cổ GrimTruyện cổ tíchVua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời kể hấp dẫn, khéo léo , sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.

 

 Khác biệt và gần gũi
 

 

 

Bài tâp làm văn
Rơ – nê Gô – xi – nhi và Giăng – giắc Xăng – pê 

 

 

 

Truyện ngắn

– Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên viết một bài TLV phải là hoạt động cá nhân, không thể hợp tác như làm những công việc khác.

– Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân.

– Lời kể chuyện có giọng hài hước, vui nhộn.

– Lời đối thoại của các nhân vật có nhiều sắc thái.

 

 II. ÔN TẬP VĂN BẢN THÔNG TIN

Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Chuyện về những người anh hùng
Ai ơi mồng chín tháng tưAnh ThưVB thông tin– Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

 

– Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.
 

 

 

 

 

 

 

Trái đất Ngôi nhà chung
 

 

 

 

Trái đất – cái nôi của sự sống

 

 

 

Hồ Thanh Trang

 

 

 

 

Văn bản thông tin.

– Trái đất là cái nôi của sự sống con người phải biết bảo vệ trái đất. Bảo trái đất là bảo vệ sự sống của chính mình.

– Kêu gọi mọi người luôn phải có ý thức bảo vệ trái đất.

 – Nghệ thuật vừa theo trình tự thời gian vừa theo trình tự nhân quả giữa các phần trong văn bản. Cái trước làm nẩy sinh cho cái sau chúng có quan hệ rằng buộc với nhau
Các loài chung sống với nhau như thế nào?Ngọc PhúVăn bản thông tin.

 

– Văn bản đề cập  đến vấn đề sự đa dạng của các loài vật trên TĐ và trật tự trong đời sống muôn loài.

–  VB đã đặt ra cho con người vấn đề cần biết chung sống hài hoà với muôn loài, để bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên trên TĐ.

– Số liệu dẫn chứng phù hợp, cụ thể, lập luận rõ ràng, logic có tính thuyết phục.

– Cách mở đầu – kết thúc văn bản có sự thống nhất, hỗ trợ cho nhau tạo nên nét đặc sắc, độc đáo cho VB.

Trái đất
Ra – xun Gam – da – tốpthơ tự do– Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái đất, đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái đất.– Thể thơ tự do, các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê, ẩn dụ..

 

 III. ÔN TẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

Bài
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Khác biệt và gần gũi
Xem người ta kìaLạc ThanhVăn  nghị luậnBài văn “Xem người ta kìa!” bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,… như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.Lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng xác đáng cùng cách trao đổi vấn đề mở, hướng tới đối thoại với người đọc.
Hai loại khác biệtGiong-mi MunVăn  nghị luậnHai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.– Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

– Cách triển khai từ bằng chứng thực tế để rút ra lí lẽ giúp cho vấn đề bàn luận trở nên nhẹ nhàng, gần gũi, không mang tính chất giáo lí.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

 B. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT:

  1. Kiến thức chung:
Bài
Kiến thức Tiếng Việt
Ví dụ
Chuyện về những người anh hùng
Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

 

Ví dụ:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh.

Khác biệt và gần gũi
Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn.

 

 

Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thề hiện một ý, có thề dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói.

Ví dụ:

Trạng ngữ:

Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ, tôi dẩn dần hiểu ra rằng, thế giới này là muôn màu muôn vẻ, võ tận và hấp dẫn lạ lùng. ( Chỉ thời gian)

Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn. ( Chỉ thời gian)

Dù có ý định tốt đẹp, những người thân yêu của ta đôi lúc cũng không hằn đúng khi ngăn cản, không để ta được sống với con người thực của mình. ( Chỉ nguyên nhân)

Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản:

“ Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn”.

Từ “khuất” phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh. vì so với từ “mất” và “chết” thì từ “khuất” thể hiện cách nói giảm, nói tránh, bớt đi sự đau đớn, buồn bã. Còn từ “hi sinh” chỉ dùng cho những người có công trạng nào đó với cộng đồng. Từ “từ trần” dùng khi người đó vừa mất, còn ở đây bà mẹ đã khuất từ nhiều năm trước nên dùng từ “khuất” là hợp lí nhất.

Trái đất Ngôi nhà chung
Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

– Căn cứ vào sự có mặt hay không có mặt của các phương tiện phi ngôn ngữ để xác định tính chất văn bản: văn bản thông thường hay văn bản đa phương thức.

– Những nhu cầu giao tiếp đa dạng dẫn đến việc hình thành nhiều loại văn bản khác nhau: văn bản thông tin, văn bản nghị luận, văn bản văn học. Có thể căn cứ vào chức năng chính mà một văn bản phải đảm nhiệm như thông tin, thuyết phục, hay thầm mĩ để biết được văn bản thuộc loại nào

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh.

Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình.

Nhận biết đặc điểm và chức năng văn bản:

“Trái đất – cái nôi của sự sống” là một văn bản vì có những yêu cầu sau:

– Có bố cục văn bản mạch lạc, rõ ràng.

– Là văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về trái đất.

– Nội dung của văn bản bao gồm: vị trí của Trái đất, sự sống trên trái đất, muôn loài trên trái đất, con người trên trái đất, tình trạng trái đất và đưa ra lời kêu gọi để bảo vệ trái đất.

 

Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ:

Các loài động vật và thực vật thường tồn tại và phát triển thành từng quẩn xã, trong những bai-ôm khác nhau. Mỗi quần xã có thể được xem như một thế giới riêng, trong đó có sự chung sống của một số loài nhất định với số lượng cá thể hết sức khác nhau ở riêng từng loài.

Trong đoạn văn trên có nhiều từ là từ mượn, chẳng hạn: động vật, thực vật, tồn tại, bai-ôm,…

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

C. Luyện tập

Phiếu bài tập số 1( Dấu chấm phẩy)
Bài tập 1: Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau :

 a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

                                                                                            (Phạm Duy Tốn)

 b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả ; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận.

                                                                                            (Vũ Tú Nam)

 c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa.

                                                                  (Trần Hoài Dương)
Bài tập 2: Trong những phần trích sau đây có một số dấu chấm phẩy bị thay thế bằng dấu phẩy. Tìm dấu phẩy đã thay thế cho dấu chấm phẩy đó.

 a) Cần phải nói với bạn rằng, ở xứ Prô-văng-xơ theo lệ thường, cứ đến mùa nóng bức là người ta lùa gia súc lên núi An-pơ. Vật và người sống năm sáu tháng liền trên vùng cao, ở ngoài trời, cỏ ngập đến tận bụng, rồi vừa chớm gió heo may đầu thu mà người ta xuống núi, trở về trang trại và bầy gia súc lại quay về gặm cỏ thảnh thơi trên những sườn đồi màu xám thơm nức mùi cây hương thảo.

 b) Cả con đường dường như cũng rình rịch theo bước chân đi của chúng. Đi đẩu là những con cừu đực già, sừng “giương ra ” phía trước, vẻ dữ tợn, đằng sau chúng là đông đảo họ nhà cừu, nhặng cừu mẹ dáng hơi mệt mỏi, lũ cừu con chạy quẩn dưới chân, những con la đeo ngù trang trí màu đỏ, mang những chiếc giỏ lắc lư như ru chúng ngủ theo nhịp bước đi, rồi đến những con chó đẫm mồ hôi, lưỡi lè sát đất và sau cùng là hai chú chăn cừu lực lưỡng khoác áo choàng bằng len thô màu đỏ hoe, dài chấm gót như chiếc áo thụng.

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

Phiếu bài tập số 2( Trạng ngữ)
Bài tập 1: Tìm trạng ngữ trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của những trạng ngữ đó:

Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điu lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, đã có không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gưong những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo mười phân vẹn mười.

Bài tập 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau :

a) … trời mưa tầm tã,… trời lại nắng chang chang.

b) … cây cối đâm chồi nảy lộc:

c) … tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện.

d) … họ chạy về phía có đám cháy.

đ) … em làm sai mất bài toán cuối.

Bài tập 3:  Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích.

Hãy tạo thành ba câu với ba trạng ngữ khác nhau và cho biết các trạng ngữ vừa bổ sung cho câu nội dung gì?

Bài tập 4: Cho các trạng ngữ sau, hãy thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp.

a) Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường,…

b) Vào mùa thu,…

c) Trong lớp,…

Bài tập 5: Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu.

a) Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn… Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

(Hoàng Hữu Bội)

b) Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp ; bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng)

c) Vì chuôm cho cá bén đăng/ Vì chàng thiếp phải đi trăng về mò.

(Ca dao)

d) Đánh “xoảng” một cái, cái bát ở mâm Lí cựu bay thẳng sang mân Lí đương và đánh “ chát” một cái, cái chậu ở chiếu Lí đương cũng đập luôn vào cây cột bên cạnh Lí cựu.

(Ngô Tất Tố)

đ) Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lân sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Tiết nông nhàn, phú ông làm trại trên núi thả bò ăn cỏ, bảo Sọ Dừa ở lại trông, cơm nước có người đưa lên tận nơi.

(Sọ Dừa)

Bài tập 6:

Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

* Gợi ý:
Bài tập 1: Trạng ngữ:

– Trên đời: chỉ không gian và thời gian sự việc được nói đến

– Vì lẽ đó, xưa nay: chỉ nguyên nhân, thời gian

Bài tập 2: Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống sau :

a) Buổi sáng, trời mưa tầm tã, buổi chiều trời lại nắng chang chang.

b) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc:

c) Hôm nay tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện.

d) Rất nhanh, họ chạy về phía có đám cháy.

đ) Giờ kiểm tra, em làm sai mất bài toán cuối.

Bài tập 3:  Cho câu: Những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích.

Mùa xuân đến, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ thời gian)

Trên ngọn cây cao, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ nơi chốn)

Nhờ mưa xuân, những chiếc lá xanh biếc như ngọc bích. ( Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

Bài tập 4: Thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp.

a) Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, học sinh nô đùa ríu rít.

b) Vào mùa thu, bầu trời không còn cao xanh nữa.

c) Trong lớp, các bạn học sinh chăm chú nghe cô giáo giảng bài.

Bài tập 5: 

a)

– Trạng ngữ:
+ Tảng sáng
+ Ven rừng
– Bổ sung ý nghĩa về thời gian.

b)

– Trạng ngữ: từ trước tới nay.
– Bổ sung ý nghĩa về thời gian.

c)

– Trạng ngữ: Vì chuôm , vì chàng

– Bổ sung ý nghĩa về nguyên nhân.

d)

– Trạng ngữ: Đánh “xoảng” một cái, đánh “ chát” một cái

– Bổ sung ý nghĩa về cách thức

đ)

– Trạng ngữ:
+ Hằng ngày, tối đến.
+Tiết nông nhàn
– Bổ sung ý nghĩa về thời gian.

Bài tập 6:

– Yêu cầu về nội dung: đoạn văn chủ đề bất kì
– Yêu cầu về hình thức:
+ Đoạn văn
+ Sử dụng trạng ngữ.

Đoạn văn tham khảo:

Buổi sáng mùa xuân, cảnh vật như vừa lấy lại sức sống mới. Khí trời se lạnh, gió thổi man mác. Từng đợt gió nhẹ thoảng qua, cành lá khẽ lung lay để lộ ra những giọt sương long lanh huyền ảo. Mặt trời vừa mới nhô lên tỏa ánh nắng sưởi ấm vạn vật. Chim hót ríu rít đón chào ngày mới. Trong vườn, chị Hồng chợt tỉnh giấc rồi hòa vào đám bạn đang đua nhau khoe sắc. Các chú bướm bay rập rờn cùng bầy ong thợ chăm chỉ hút mật làm cho khu vườn thêm nhộn nhịp. Những bông hoa mai vàng thắm bừng nở báo hiệu một mùa xuân ấm áp đã đến. Khung cảnh khu vườn như một bức tranh thiên nhiên rực rỡ được họa sĩ nào đó vẽ lên.

– Trạng ngữ:
+ Buổi sáng mùa xuân( bổ sung ý nghĩa về thời gian).
+ Trong vườn ( bổ sung ý nghĩa về nơi chốn).

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

   Phiếu bài tập số 3
(Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản)
Bài tập 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Các đội thổi cơm đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ (nồng nhiệt/nhiệt tình) của người xem.
b. Cô con gái út của phú ông (ưng/ đồng ý/ muốn) lấy Sọ Dừa.
c. Nhút nhát là (nhược điểm.khuyết điểm) vốn có của cậu ấy.|
d. Ông đang miệt mài (nặn/tạc/khắc) một pho tượng bằng đá.

Bài tập 2: Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây:

(1) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

(2) Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(3)

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Bài tập 3:   Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới có tác dụng gì?

a. Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

(Phạm Văn Đồng)

b.

Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng.

(Tố Hữu)

c.

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng.

d. Ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán

e. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên.

f. Ruộng, tôi có năm sào. Tiền, tôi có rất nhiều.

g. Quần áo được tôi giặt rồi.

h. Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. (Nam Cao)

i. Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

* Gợi ý :

Bài tập 1: 

a. chọn từ “nồng nhiệt” thể hiện sự ủng hộ, động viên từ phía người khác dành cho mình.

b.  chọn từ “đồng ý” thể hiện sự bằng lòng của cô con gái út với lời hỏi cưới từ phía Sọ Dừa

c. “nhược điểm” để chỉ những hạn chế vốn có ở con người, còn “khuyết điểm” là để chỉ những thiếu sót, hạn chế mình còn đang gặp phải.

d. chọn từ “tạc” khi sử dụng với chất liệu đá

Bài tập 2: 

(1) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự trước sau của hành động nhấn mạnh ý nghĩa của tre hơn.

(2) Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử.

(3) Cụm từ Đẹp vô cùng được đặt lên trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhằm nhấn mạnh niềm vui trước sự rạng ngời, tươi đẹp của non sông sau ngày giải phóng.

Từ” hò ô “được đảo lên trước tiếng hát để hiệp vần với từ” sông Lô” trước đó nhằm tạo ra âm hưởng kéo dài, gợi ra sự mênh mông của sông nước=> đảm bảo sự hài hoà về âm điệu cho thơ.

Bài tập 3:

a. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp theo thứ tự tăng dần)

b. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp hành động dã man của giặc)

c. Nhấn mạnh những địa danh làm nên chiến thắng lừng lẫy

d. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (Sắp xếp từ vui đến buồn)

e. Nhấn mạnh hành động nhân vật

f. Nhấn mạnh nhằm tác dụng khoe khoang

g. Nhấn mạnh hành động quần áo do tôi giặt

h. Nhấn mạnh làm nổi bật tầm quan trọng của thẻ và hình đều bị người ta giữ.

i. Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ “Lô” hợp âm với “ô” trong cùng một câu.

 

Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

D. ÔN TẬP PHẦN THỰC HÀNH VIẾT:

Dạng đề 1: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện.
I. Thế nào là bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện( một sinh hoạt văn hóa)?

– Văn bản thuyết minh là văn bản thông dụng dùng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

– Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa) là bài văn sử dụng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm thuật lại một sự kiện diễn ra trong thực tế giúp người đọc, người nghe hình dung được diễn biến của sự kiện( một sinh hoạt văn hóa).

II. Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh về một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa)

– Xác định rõ người tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp (Sử dụng ngôi kể thứ nhất: xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”)

– Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh ( không gian và thời gian)

– Thuật lại được điễn biến chính, sắp xếp các trình tự theo một trình tự hợp lí.

– Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút dược sự chú ý của người đọc.

– Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

III. Thực hành viết theo các bước:

  1. Trước khi viết
  2. a) Lựa chọn đề tài

+ Hãy nhớ lại một sự kiện ( một sinh hoạt văn hóa) mà em trực tiếp tham gia hoặc tìm hiểu, quan sát được qua các phương tiện thông tin.

+ Có thể chọn một số đề tài sau: Hội chợ sách, hội chợ xuân ở thành phố, làng quê của em, lễ hội dân gian, hội khỏe phù đổng ở trường hoặc địa phương em.

b) Tìm ý

Sau khi lựa chọn được sự kiện định tường thuật. Hãy tìm ý cho bài viết bằng một số hoạt động sau:

Sự kiện gì?
Mục đích của việc tổ chức sự kiện là gì ?
Sự kiện xảy ra khi nào? ở đâu?
Những ai đã tham gia sự kiện? Họ đã nói và làm gì?
Sự kiện diễn ra theo trình tự thế nào?
Ấn tượng, cảm nghĩ của em hoặc của những người tham gia vể sự kiện là gì?
c) Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu sự kiện (Không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).

Thân bài:  Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.

+ Các hoạt động chính trong sự kiện ; đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.

+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất

Kết bài:  Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết

  1. Viết bài
  2. Chỉnh sửa bài viết
 Dạng đề 2: Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.
  1. Yêu cầu đối vói bài văn đông vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích:

– Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.
– Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ờ truyện gốc.
– Cần có sự sắp xếp hợp li các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giũa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.

– Có thể bổ sung các yểu tốmiêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

II. Các bước tiến hành viết bài văn
  1. Trước khi viết

+ Lựa chọn truyện cổ tích định kể, người nghe (đọc).
+ Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.
+ Chọn lời kể phù hợp.
+ Ghi lại những nội dung chính của câu chuyện.

* Lập dàn ý:

 + Mở bài
Giới thiệu nhân vật kể chuyện và câu chuyện được kể.

+ Thân bài
Trình bày diễn biến của câu chuyện bằng cách bám sát truyện gốc.

+  Kết bài:
Nêu kết thúc truyện và suy nghĩ của bản thân mình.

  1. Viết bài.
  2. Chỉnh sửa bài viết
Dạng đề 3: Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề)
Yêu cầu đối với bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một hiện tượng ( vấn đề)

– Nêu được hiệ tượng, vấn đề cần bàn

– Thể hiện được ý kiến của người viết

– Dùng lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc.

Các bước khi làm bài văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộc sống:
Trước khi viết

– Lựa chọn đề tài: Đề tài có thể  được ấn định ( Đề kiểm tra, đề thi) hoặc do người viết  tự lựa chọn.

– Tìm ý

+ Cần hiểu thế nào là hiện tượng vấn đề này

+ Những khía cạnh cần bàn bạc

+ Bài học cần rút ra từ vấn đề bàn luận.

– Lập dàn ý

Sắp xếp các ý vừa tìm được  thành một dàn ý:

* Mở bài:  Giới thiệu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận

* Thân bài: Đưa ra ý kiến cần bàn luận:

+ Nêu ý 1 ( Lý lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 2 ( Lý lẽ, bằng chứng)

+ Nêu ý 3 ( Lý lẽ, bằng chứng)

* Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân

Viết bài

Bám sát dàn ý để viết bài. Khi viết cần chú ý:

– Có thể mở bài trực tiếp: Nêu thẳng hiện tượng ( vấn đề), hoặc mở bài gián tiếp bằng cách kể một câu chuyện ngắn để giới thiệu hiện tượng ( vấn đề)

– Mỗi ý trong bài trình bày thành một đoạn văn, có lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết, rà soát từng phần, từng đoạn để chỉnh sửa theo gợi ý sau đây:

– Nêu được hiện tượng, vấn đề cần bàn

– Thể hiện được ý kiến, tình cảm, thái độ cách đánh giá của người viết về hiện tượng, vấn đề

– Đưa ra được các lý lẽ và bằng chứng để bài viết có sức thuyết phục.

– Đảm bảo các yêu cầu về chính tả và diễn đạt

DẠNG 4: Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận.

  1. Khái niệm:

Biên bản là một loại nhỏ của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, cuộc thảo luận, giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác về điều đã diễn ra. Nó có thể được lưu lại như một hồ sơ quan trọng, lúc cần được đưa ra như bằng chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó.

  1. Thể thức của biên bản thông thường:

– Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng đứng ra xử lí vụ việc hay tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận,…

– Dưới từ “biên bản”, ghi khái quát nội dung của vụ việc cần xử lí hay vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết, làm thành tên gọi của biên bản.

– Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận,…

– Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí,…

– Ghi diễn biến của cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận,… với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).

– Ghi thời gian kết thúc cuộc xử lí vụ việc hay cuộc họp, cuộc thảo luận…

– Người chủ trì và thư kí (tùy trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên

III. Các bước thực hiện viết biên bản:
Trước khi viết

– Xác định tên gọi của biên bản:

– Mục đích viết biên bản:

– Người đọc biên bản:

Viết biên bản

– Đọc kĩ phần hướng dẫn viết biên bản trong SHS.

– Thực hành viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận (HS tự chọn)

Chỉnh sửa biên bản

– Đọc lại biên bản nhiều lần.

– Chỉnh sửa lại biên bản (nếu có).

Trên đây là Ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*