Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

Đề 1

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
IĐọc – hiểu và thực hành tiếng Việt
Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

Truyện truyền thuyết; truyện cổ tích

– Nhận biết được thể loại; phương thức biểu đạt chính

– Phát hiện được thành ngữ; các chi tiết tưởng tượng kì ảo

– Nêu được nghĩa của từ.

– Nêu được tác dụng của thành ngữ; ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì ảo

– Liên hệ với một số văn bản cùng chủ đề
Số câu
1,520,5Số câu: 4

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

Số điểm
1,510,5
Tỷ lệ
Tỉ lệ:15%Tỉ lệ: 10 %Tỉ lệ: 5%
II. Viết
 Viết đoạn văn liên quan đến các chủ đề đã họcViết bài văn đóng vai nhan vật kể lại một câu chuyện cổ tích 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1

Số điểm:2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm:5,0

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 7,0

Tỉ lệ: 70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15 %

Số câu: 2

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 2

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5,0

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 6

Số điểm: 10,0

Tỉ lệ:100%

 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

PHẦN I: Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            – Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 (0,5 điểm).  Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.

         PHẦN II: Viết (5,0 điểm)

          Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

– Hết-

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Phần I. Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt (4,0 điểm)
   Câu 1

(1,0 điểm)

– Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích

– 3 tác phẩm cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa…

0,5đ

 

0,5đ

Câu 2

(0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự0,5đ
Câu 3

(0,5 điểm)

Từ “đủng đỉnh” nghĩa là thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã

 

0,5đ

 

Câu 4

(1,0 điểm)

Thành ngữ trong đoạn trích: “mò cua bắt ốcchỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; “ba chân bốn cẳng gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm .0,5đ

 

0,5đ

Câu 5

(2,0 điểm)

 Mở đoạn (câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng.

Thân đoạn (khoảng 5 câu):

-“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công việc.

Tác dụng của đức tính chăm chỉ :
+ Trong cuộc sống, con người phải làm việc. Mỗi người đều có công việc. Việc gì cũng phải bỏ công sức.
+  Với học sinh, chăm chỉ sẽ có kết quả học tập tốt, được lên lớp, đáp lại công lao của cha mẹ, thầy cô.
+  Với mọi người, chăm chỉ sẽ hoàn thành được công việc, thành công trong cuộc sống, có người trở nên nổi tiếng.
+ Chăm chỉ là đức tính tốt. Người chăm chỉ được quý trọng, được giúp đỡ..

 Phê phán: Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp…không thể thành công.

Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học
– Chăm chỉ là đức tính tốt, cần phải chăm chỉ trong bất kì công việc gì. Mọi người phải rèn luyện tính chăm chỉ, có kế hoạch làm việc và hoàn thành kế hoạch. Học sinh phải chăm chỉ học tập…

0.5 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0đ

 

0.5đ

Phần II. Viết (5,0 điểm)
   Mở bài
Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích nào

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

     0,5đ
 

 

  Thân bài

 

– Trình bày xuất thân của nhân vật.

– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

– Diễn biến chính:

+ Sự việc 1

+ Sự việc 2

+ Sự việc 3…

– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

 

 

 

3,0 đ

 

 

Kết bài
Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra0,5đ
Cách thức trình bày (1,0 điểm)
     – Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt.

– Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc

– Bài làm nổi bật được cốt truyện, có sự sáng tạo phù hợp. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết.

    – Lưu ý:  Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo
 

 

1,0 đ

 Đề 2

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

PHẦN I: Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương”.

 (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “ngẫm nghĩ” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích? Ý nghĩa của chi tiết đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của sự sáng tạo.

PHẦN II: Viết (5,0 điểm)

     Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

– Hết –

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Phần I. Đọc – hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm)
 

  Câu 1

(1,0 điểm)

.

– Đoạn trích trên được trích trong văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết

– 3 tác phẩm cùng thể loại: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm…

0,5đ

 

 

0,5đ

Câu 2

(0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

0,5đ

Câu 3

(0,5 điểm)

Từ “ngẫm nghĩ” nghĩa là suy nghĩ rất kĩ rồi mới nói ra

 

0,5 đ
Câu 4

(1,0 điểm)

Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong đoạn trích: Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy thần về chỉ bảo cho mình về cách làm bánh

Ý nghĩa:

+ Đề cao người lao động – người lao động là Lang Liêu, thành quả lao động (hạt gạo).

+ Đề cao nghề nông.

+ Trân trọng sản phẩm do chính cọn người làm ra.

+ Đề cao sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo của con người.

0,5đ

 

 

 

0,5đ

Câu 5

 (2,0 điểm)

 Mở đoạn (1 câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Lang Liêu đã có sự sáng tạo khi tự làm ra bánh Chưng, bánh Giầy khi được thần mách bảo) để dẫn vào vấn đề (sự sáng tạo) và vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống

Thân đoạn (khoảng 5 câu):

– Sáng tạo: là phát minh ra những điều, những thứ mới lạ

– Biểu hiện của sự sáng tạo:

Luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái mới, cái hay nhằm mục đích để cuộc sống thuận tiện, dễ dàng hơn.

– Vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống:

+ Sự sáng tạo giúp cho con người chăm chỉ hơn, phát triển bản thân mình nhiều hơn, khai thác được nhiều tiềm năng hơn.

+ Sự sáng tạo khiến cho cuộc sống của con người trở nên tiện ích hơn, không chỉ giải quyết được những nhu cầu cần thiết mà còn khiến cho cuộc sống thêm thú vị hơn.

– Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tư duy, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích.

– Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học

Khái quát lại ý nghĩa, tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân mình.

0,5 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 đ

 

 

 

0,5 đ

Phần II. Viết (5,0 điểm) 
   Mở bàiGiới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích nào

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

 

0,5 đ

 

 

   Thân bài

 

– Trình bày xuất thân của nhân vật.

– Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

– Diễn biến chính:

+ Sự việc 1

+ Sự việc 2

+ Sự việc 3…

– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

 

3,0 đ

 

 

Kết bài
Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra0,5đ

 

Cách thức trình bày (1,0 điểm)
     – Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt.

– Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc

– Bài làm nổi bật được cốt truyện. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết.

– Lưu ý:  Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo

 

 

1,0 đ

Đề 3

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

       Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
       Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Văn học

Văn bản: Thánh Gióng

 

Nhận biết về tên tác phẩm,thể loại, phướng thức biểu đạt chính Hiểu nội dung đoạn trích

 

Ý nghĩa về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.
Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

15%

Số câu:1

Số điểm: 0,5

5%

Số câu:1  

Số điểm:1

10%

Số câu:0

Số điểm: 0

Số câu: 5

Số điểm: 3

tỉ lệ%  :30%

2. Tiếng Việt

Từ mượn

Nghĩa của từ

 

 

– Xác định từ mượn

 

Giải thích nghĩa của từ 
Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

Số câu:3

Số điểm:1,5

15%

Số câu:1

Số điểm:0,5

5%

  Số câu: 4

Số điểm: 2

tỉ lệ%:20%

3. Tập làm văn.

– Ngôi kể trong văn kể chuyện

– Phương pháp kể chuyện

Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện  cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh

 

 
Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

   Số câu: 1

Số điểm:5,0

50%

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ%  :50%

– Tổng số câu:

– Tổng số điểm:

– Tỉ lệ%  

Số câu:6

Số điểm: 3

Tỉ lệ : 30%

Số câu:2

Số điểm:1

Tỉ lệ 10%

Số câu:1

Số điểm:1

Tỉ lệ 10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu:10

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

                                                                 (SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh  B. Thánh Gióng      C. Cây Khế   D. Thạch Sanh

Câu 2:Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Cổ tích   B. Tục ngữ      C. Truyền thuyết          D. Ca dao

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

A. Tự sự      B. Biểu cảm      C. Miêu tả        D. Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?

A. 2         B.  3                  C. 4                  D. 5

Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Tục truyền       B. Vợ chồng        C. Mặt mũi            D. Làm ăn

Câu 6. Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai” ?

A. Từ mượn Anh- Mỹ         B. Từ mượn Hán Việt         C. Từ mượn Pháp    D. Từ mượn Nga

Câu 7: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.
B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.
C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân
D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

Câu 8: Giải thích nghĩa của từ “ tục truyền”.

A. Truyền đạt ý kiến nào đó.
B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.
C. Chỉ người có quyền hành
D. Theo dân gian truyền lại.

II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện  cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh

—————Hết—————

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu12345678
Đáp ánBCADABDD
II. Phần tập làm văn (6 điểm)
 

 

 

Câu 1

(1 điểm)

Ý nghĩa:

+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công.

+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh  và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.

+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.

 

0,25

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

 

 

Câu 2

( 5 điểm)

 

– Bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức, ngôi kể phù hợp, trình bày sạch đẹp

– Mở bài: Đóng vai nhân vật để kể lại sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

– Thân bài:

+ Xuất thân của nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính .

·        Cuộc gặp gỡ giữa Lý Thông và Thạch Sanh, hai người kết nghĩa huynh đệ.

·        Thạch Sanh giết trăn tinh bị Lý Thông cướp công.

·        Thạch Sanh cứu công chúa bị Lý Thông cướp công.

·        Thạch Sanh Cứu con vua thủy tề.

·        Thạch Sanh bị vu oan và phải ngồi tù

·        Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nghe hiểu tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan.

·        Mẹ con Lý Thông phải trả giá bằng cái chết.

·        Thạch Sanh dẹp loạn quân 18 nước.

·        Thạch Sanh lên ngôi vua, sống vui vẻ hạnh phúc bên công chúa.

+ Khi kể có sử dụng yếu tố tưởng tưởng.

– Kết bài:

+ Kết thúc câu chuyện

+ Rút ra bài học từ câu chuyện

0,25

 

 

0,5

0,25

0,25

 

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Đề 4

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Nội dungMỨC ĐỘ NHẬN THỨCTổng số
Nhận biếtThông hiểu

 

Vận dụng
Mức độ thấpMức độ cao 
I. Đọc- hiểu:

Ngữ liệu: Thơ 6 chữ

– Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.

– Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ

– Xác định nghĩa của từ

– Kể ra được những bài thơ cũng  chủ đề.

– Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc.

– Giải thích được nghĩa của từ.

– Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

 

  
Số câu

 

Số điểm

Tỉ lệ %

3(C1,1/2C2, 1/2C3, C5)

3

30 %

2(1/2C2, 1/2C3, C4)

2

20%

  5

 

5

50%

II. Làm văn

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

 

 

Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

 

1

10%

 

1

10%

 

2

20%

 

1

10%

1

5

50%

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

 

 

4

40%

 

 

3

30%

 

 

2

20%

 

 

1

10%

 

6

10

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU( 5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
             Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

 

– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

 

Câu 1(1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2(1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3(1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “ Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4(1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức

Câu hỏi
Nội dung
Điểm
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1
– Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

  0,5

0,5

Câu 2
– Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

“Con yêu mẹ bằng ông trời”
“Con yêu mẹ bằng Hà Nội”
“Các đường như giăng tơ nhện”
“Con yêu mẹ bằng trường học”
“Con yêu mẹ bằng con dế”

– Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ “ông trời”, “Hà Nội”, “trường học”, “con dế” và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

(Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)…

0,5

 

 

 

0,5

Câu 3
– Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

– Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

0,5

0,5

Câu 4
Trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.1
Câu 5
        Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: “Mẹ” – Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa; “Con nợ mẹ” – Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go)…

(HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

 

1

II. PHẦN LÀM VĂN
 
A. Yêu cầu về kĩ năng:

– Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

– Độ dài khoảng 200 chữ.

– Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

– Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

I. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả và bài thơ

– Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

II. Thân đoạn:

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

+ Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

+ Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

III. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

– Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

*Cách cho điểm:

– Đạt 3.5 – 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

– Đạt 1.5 – 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

– Đạt 1.0 – 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ , đặt câu.

– Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

 

0,25

0,25

 

1

1

 

1

 

 

1

 

0,25

0,25

Trên đây là Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Comments

Leave a Reply

Required fields are marked*