Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

Mục lục

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

ĐỀ 1

A. Bảng mô tả Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
 

Đọc – hiểu văn bản
– Nhận ra đoạn thơ viết theo thể thơ nào.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

 

– Hiểu được nội dung của đoạn văn.

 

Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trả nghĩa của người con cho đấng sinh thành.
Tạo lập văn bản
 Kể chuyện sáng tạo

B. Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

 Cấp độ
 Chủ đề
(Nội dung, chương…)
 Nhận biết
 Thông hiểu
 
Vận dụng thấp
 
Vận dụng cao
 
Cộng
 

 

Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản
– Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

 

– Hiểu được nội dung của đoạn văn.

 

 

Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trưởng thành của bản thân

Số câu:

Số điểm: 

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

 

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10  %

Số câu: 1

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

 Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30  %

 

Chủ đề 2: Tạo lập văn bản
 Tạo lập văn bản kể lại được một câu chuyện 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ:  %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 60 %

Số câu: 2

Số điểm: 7  

Tỉ lệ: 70  %

Tổng số câu: 

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

 

Số câu: 2

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50 %

Số câu: 10

Số điểm:  10  

Tỉ lệ: 100 %

C. Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Bao nhiêu khổ cực cam go
Đời cha trở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng, mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!

(Ngày của Cha – Phan Thanh Tùng)

 

Câu 1 (1đ). Đoạn văn trên được viết theo thể thơ nào? Chủ đề của đoạn thơ là gì?
Câu 2 (0.5đ). Từ “khổ nhọc, cam go” là từ láy hay từ ghép? Đặt câu với mỗi từ trên?
Câu 3 (0.5đ). Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nổi bật nào?
Câu 4 (1đ).  Trong hai câu thơ đầu đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc gì? Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ là gì?.

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 5. (2.0đ). Em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người
Câu 6. (5đ) Kể lại một truyền thuyết, cổ tích, truyện ngắn đã học bằng lời văn của mình

D. Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I.                   PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1

(1 điểm)

– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát 0.5đ

– Chủ đề của đoạn thơ là tình phụ tử  0.5đ

Câu 2

(0.5 điểm)

Từ “khổ nhọc, cam go” là từ ghép
Câu 3

(0.5 điểm)

Hai câu cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh
Câu 4

(1 điểm)

Hai  câu thơ cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê và ẩn dụ

– Liệt kê những khổ cực cam go của người cha đã hi sinh cho con cả cuộc đời

– Hình ảnh “đời cha trở nặng chuyến đò gian nan” mang ý nghĩa ẩn dụ: Người cha muốn dành tình yêu thương hết cho con nhận về mình cả hành trình gian nan vất vả để con được sống thật tốt. Không quản một nắng hai sương người cha vĩ đại ấy luon chăm chút cho đứa con yêu=> Hình ảnh người cha trong trái tim người con từ đó cần có thái độ sống đúng đắn để không phụ lòng cha.

II.                TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5

(2 điểm)

a. Đảm bảo thể thức, yêu cầu của một đoạn văn (0.25đ)
b. Xác định nội dung chủ yếu cần nghị luận (0.25đ)
c. Triẻn khai hợp lý nội dung đoạn văn (1.0đ)
* giải thích: tình yêu thương: tình cảmg giữa con người với con người là sự đồng cảm thấu hiểu, chia sẻ giúp đỡ nhau

* bàn luận:

– Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim luôn yêu thương, quan tâm người khác thể hiện ở sự giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, biết hi sinh, tha thứ cho người khác
– Ý nghĩa: Khi giúp đỡ người khác ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc gặp khó khăn.

+ Mỗi người biết chia sẻ yêu thương sẽ góp phần làm xã hội giàu tình cảm và phát triển
+ Tình cảm giữa người với người ngày một bền chặt

* Mở rộng: Phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người

* Bài học: Lòng yêu thương rất quan trọng cần biết quan tâm, chia sẻ yêu thương con người nhiều hơn

d. Sáng tạo

Cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận (0.25đ)
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính xác, chuẩn ngữ nghĩa Tiếng Việt (0.25đ)

Câu 6
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự có đầy đủ các phần  (0.25đ)
+ Mở bài: Giới thiệu truyện sẽ kể

Thân bài:

+ Kể lại nội dung truyện
+ Kết bài: Đánh giá, nêu ý nghĩa truyện
b. Xác định đúng vấn đề, kể truyện sáng tạo   (0.25đ)
c. Kể lại nội dung một truyện đã học cần đảm bảo hướng sau đây: (4đ)

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

– Người kể sử dụng ngôi kể thứ ba
– Các sự kiện được trình bày theo trình tự thời gian
– Đảm bảo kể đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện

* Bài văn gồm có 3 phần

Mở bài:
– Nêu tên truyện
– Nêu lý do em muốn kể lại
– Dùng ngôi kể thứ ba để kể

Thân bài:

– Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu truyện
– Trình bày chi tiết các sự việc xảy ra từ đầu đến kết thúc
– Các sự việc được kể theo trình tự thời gian
– Sự việc này nối tiếp sự việc kia theo một cách hợp lý
– Thể hiện được các yếu tố kỳ ảo

Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện

d. Sáng tạo

Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề tự sự (0.25đ)
e. Chính tả
Dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ nghĩa Tiếng Việt  (0.25đ)

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

ĐỀ 2

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Chủ đề
(Nội dung, chương)
 
Nhận biết
 
Thông hiểu
 
Vận dụng thấp
 
Vận dụng cao
 
Cộng
Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản

Ngữ liệu: Thơ có yếu tố miêu tả, biểu cảm (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)

– Nhận diện thể thơ

– – Nhận biết được các chi tiết

– Nhận diện được  biện pháp tu từ

– Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ.

– Nội dung chính của đoạn thơ.

– Viết đoạn văn ngắn nêu cảm xúc về một nội dung của đoạn thơ
Số câu:

Số điểm: 

Tỉ lệ:

2

1,0

10 %

2

2,0

20  %

1

2,0

20 %

 5

5,0

50%

Chủ đề 2: Tạo lập văn bản

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

– Năng lực trình bày.

 

– Nhận ra phương  thức biểu đạt, có sáng tạo, thể hiện rõ bố cục 3 phần– Viết đúng chính tả, trình tự hợp lí.

 

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 

 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 

Số câu: 1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ:  10%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ:  15%

Số câu:1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ:  10%

Số câu: 1/4

Sốđiểm:1,5

Tỷ lệ 15%           

1

5

50%

Tổng số câu: 

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

2+1/4

2,0

20 %

2+1/4

3,5

3,5 %

1+1/4

3,0

30 %

1/4

1,5

15 %

6

10

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. Phần đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                                       “Chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi”

(Trích Em kể chuyện này – Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích đã miêu tả những sự vật nào?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hoá trong đoạn thơ.
Câu 5. Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được gợi ra qua đoạn thơ trên.

Phần II. Làm văn (5,0 điểm)

Câu 6. Kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.

——————————— HẾT ——————————————–

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Câu
                                  Yêu cầu
Điểm
I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
1
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.0.5 đ
2
Các sự vật: ruộng lúa xanh non; những chị lúa; những cậu tre, đàn cò trắng, cô gió, bác mặt trời.0.5 đ
3Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê.1.0 đ
4

 

– Các hình ảnh nhân hóa: “chị lúa phất phơ bím tóc”, “Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học”; “đàn cò áo trắng/ khiêng nắng”; “cô gió chăn mây”; “bác mặt trời đạp xe”.
Chỉ ra được các hình ảnh nhân hoá: 0.25 điểm

–  Tác dụng:

+ Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: “chị lúa” điệu đà, những “cậu tre” chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ. (0,25 đ)
+  Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết.(0,25đ)
+  Làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh và gợi cảm hơn.(0,25 đ)

1.0 đ

 

 

 

 

5

 

– Đảm bảo hình thức đoạn văn, không sai lỗi chính tả, ngữ pháp.
– Nội dung: Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng.
2.0 đ

 

II. Tạo lập văn bản (5,0 điểm)
 

Phần II.Tạo lập văn bản

 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm): Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được trải nghiêm. Thân bài kể lại diễn biến chuyến đi theo một trình tự hợp lí; Kết bài phát biểu suy nghĩ của mình về chuyến đi, bày tỏ tình cảm của bản thân.0.5 đ
b. Xác định đúng yêu cầu bài viết: Kể lại một chuyến đi đáng nhớ.
0.5 đ
c. Triển khai bài viết:  Có thể triển khai theo hướng sau:
– Nêu lí do xuất hiện chuyến đi:
– Trình bày diễn biến chuyến đi:
+ Thời gian, địa điểm
+ Ngoại hình, tâm trạng, ngôn ngữ cử chỉ, thái độ của người thân
+ Tình cảm, cảm xúc của em trước tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc,… của người thân.
3.0đ
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc..
0,5đ
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0,5đ

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

ĐỀ 3

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TL
TL
Cấp độ thấp
 Cấp độ cao
 
I. Đọc hiểu
Xác định được thể loại.

Xác định phương thức biểu đạt chính.

 

Giải thích được nghĩa của từ và tìm từ đồng âm.

Nêu được nội dung, tên biện pháp tu từ và phân tích tác dụng.

Nêu được thông điệp gợi ra từ đoạn trích.

  
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 3

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

  Số câu:5

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

II.Tập làm văn
  Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về vấn đề gợi ra từ đoạn tríchViết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ. 
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

  Số câu :1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

Số câu :1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu :2

Số điểm: 7.0

Tỉ lệ: 70%

Tổng số

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 3

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

Số câu :1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu :1

Số điểm: 5.0

Tỉ lệ: 50%

Số câu :7

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

Bảng mô tả Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

STT
Nội dung
Câu
Mô tả
 

 

1
Phần Đọc- Hiểu
Câu 1
NB:Xác định thể loại của ngữ liệu. Phương thức biểu đạt chính.
Câu 2
Giai thích nghĩa của từ và tìm từ đồng âm
Câu 3
Hiểu được nội dung đoạn trích
Câu 4
Hiểu được giá trị của một biện pháp tu từ trong một đoạn thơ
  
Câu 5
Hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm
2
Phần Tập làm văn
Câu 1
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ từ vấn đề gợi ra từ đoạn trích
Câu 2
Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
     Đọc đoạn trích dưới đây sau và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

Mẹ là tia nắng ban mai
Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng
Lòng con vui sướng nào bằng
Mẹ luôn bên cạnh nhọc nhằn trôi đi

Mẹ ơi con chẳng ước gì
Chỉ mong có mẹ chuyện gì cũng qua
Vui nào bằng có mẹ cha
Tình thâm máu mủ ruột rà yêu thương.

(Trích “Mẹ là tất cả”-Lăng Kim Thanh)

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định thể loại và nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 2: (0,5 điểm) Giải thích nghĩa của từ “đường” trong câu thơ: “Soi đường chỉ lối con vào bến mơ”? Tìm một từ đồng âm với từ đó?
Câu 3: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 4: (1,0 điểm) Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ :

“Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào”

Câu 5: (0,5 điểm) Qua nội dung đoạn trích,em nhận thấy tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

II.Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (6-8 câu) nêu suy nghĩ của em về tình mẫu từ.
Câu 2: (5,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ cảm xúc về một bài thơ mà em yêu thích.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1

(0,5 điểm)

-Thể loại : thơ lục bát

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

0,25

0,25

Câu 2

(0,5 điểm)

-Nghĩa từ “đường” trong câu thơ : Lối đi nhất định nối liền hai địa điểm.

-Từ đồng âm : Đường mía (nước đường,đường ăn,gói đường,…)

0,25

0,25

Câu 3

(1,0 điểm)

Nội dung : Vai trò,ý nghĩa của mẹ trong cuộc sống của con.1,0
Câu 4

(1,0 điểm)

– So sánh (mẹ-cơn gió mùa thu)0,25
–   Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Nhấn mạnh vai trò to lớn của mẹ trong cuộc sống:  mẹ mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con.

+ Thể hiện thái độ trân trọng,yêu mến ,biết ơn mẹ của tác giả.

 

0,25

0,25

0,25

Câu 5

(0,5 điểm)

Thông điệp : Hãy biết ơn ,trân trọng,yêu thương và sống có hiếu với mẹ của mình0,5
 II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
 

Câu 1

(2 điểm)

* Hình thức, kĩ năng

– Viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, không sai chính tả.

0,5
* Nội dung
1,5
– Giới thiệu về tình mẫu tử
– Tình mẫu tử là gì?
– Ý nghĩa của tình mẫu tử
-Trách nhiệm của mỗi người với mẹ của mình
– Phê phán những hành động sai trái
-Liên hệ bản thân
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2:

(5 điểm)

* Hình thức, kĩ năng

– Viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm,đủ dung lượng, không sai chính tả.

0,5
* Nội dung
4,5
– Giới thiệu đoạn thơ cần bày tỏ cảm xúc.Nêu tình cảm,ấn tượng chung
– Cảm xúc về những nét nghệ thuật của bài thơ: thể thơ,giọng thơ,biện pháp tu từ…
– Cảm xúc về nội dung,ý nghĩa bài thơ
– Sự tác động của bài thơ tới suy nghĩ,hành động,nhận thức của bản thân
– Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ.
0,5
1,0
2,0
0,5
0,5

Bảng mô tả Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
 

Đọc – hiểu văn bản

– Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

 

– Hiểu được nội dung của đoạn văn.

 

Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trả nghĩa của người con cho đấng sinh thành.
 

 

Tạo lập văn bản

 

 

 

 

 

 Tạo lập văn bản miêu tả tả cảnh giờ ra chơi.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

ĐỀ 4

Ma trận Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

 Cấp độ
Chủ đề
(Nội dung, chương…)
Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
 Cộng
 

 

Chủ đề 1: Đọc – hiểu văn bản
– Nhận ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

– Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.

 

– Hiểu được nội dung của đoạn văn.

 

 

Vận dụng kiến thức phần đọc – hiểu văn bản để nói nên sự trả nghĩa của người con cho đấng sinh thành.

Số câu:

Số điểm: 

Tỉ lệ:

Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10  %

Số câu: 1

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

 Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40  %

 

Chủ đề 2: Tạo lập văn bản
 Tạo lập văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ.
Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: 0%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:  %

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60 %

Số câu: 2

Số điểm: 6  

Tỉ lệ: 60  %

Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỉ lệ:
Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

 

Số câu: 1

Số điểm:1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60 %

Số câu: 5

Số điểm:  10  

Tỉ lệ: 100 %

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. (1 điểm): Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản?
Câu 3 (1 điểm): Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì?
Câu 4. (0,5 điểm): Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường

II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

Câu 5 : Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

Đáp án Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

I.                   PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1

(1 điểm)

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản: miêu tả.
Câu 2

(1 điểm)

 Học sinh chỉ ra được một trong những biện pháp tu từ sau:
– Nhân hóa:
-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.
-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.
-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.
–         So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.
–         Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
Câu 3

(1 điểm)

– Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt.
– Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.
– Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non.
Câu 4

(1 điểm)

– Chăm chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập.
– Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép.
II.                TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 5
(6 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:

–          Biết cách làm bài văn tả cảnh.
–          Bài làm có bố cục rõ ràng,
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi
– Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.
– Không gian chim chóc, nắng vàng…
– Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơi
– Thầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

– Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.

– Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…

– Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…
– Những chú chim trên cành hót ríu rít….
– Những con gió….
– Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

– Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơi
– Các bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.
– Sân trường vắng vẻ trở lại…

3. Kết bài: – Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.

* Cách cho điểm:

Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
Điểm 4 – 5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, tri thức trong bài khách quan, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
Điểm 1 – 2: Trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Trên đây là Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*