Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày.
Xem thêm:
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
– Đặc điểm tục ngữ
– Chủ đề: Trí tuệ dân gian
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
3. Phẩm chất:
– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Tri thức Ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: GV tổ chức trò chơi Nhìn hình đoán tục ngữ Cách 2: Gv hướng dẫn để học sinh thực hiện một bản tin dự báo thời tiết hoặc chiếu một bản tin dự báo thời tiết. Sau đó hỏi: Theo em, vai trò của các bản tin dự báo thời tiết là gì? Trước kia, chưa có các bản tin dự báo thời tiết thì ông cha ta đã dựa vào đâu để có sự chuẩn bị cho sản xuất và phòng tránh thiên tai? https://www.youtube.com/watch?v=EsfSSsY1hCw – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài | Gợi ý 1. Cầu vồng móng cụt, không lụt cũng mưa 2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa 3. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ 4. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng bay vừa thì râm 5.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa 6. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa |
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:
– Xác định được chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học
b. Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi: + Chủ đề của bài học là gì + Theo em thế nào là nuôi dưỡng tâm hồn? + Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ – GV lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh | I. Tìm hiểu giới thiệu bài học – Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Trí tuệ dân gian – Thể loại: Tục ngữ – Các văn bản: + Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết + Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất + Tục ngữ và sáng tác văn chương + Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội |
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu
a. Mục tiêu:
– Đặc điểm tục ngữ
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV phát phiếu học tập số 1a
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ, thảo luận – GV gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– Gv nhận xét | II. Tìm hiểu tri thức – Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. – Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm: + Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) + Có nhịp điệu, hình ảnh. + Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. . Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) : Ví dụ: Bút sa gà chết Một điều nhịn chín điều lành. .Hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là “vần cách”) Ví dụ: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. + Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. – Đặc điểm về mặt nội dung: + Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội. + Mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm) . Ví dụ: cha mẹ sinh con, trời sinh tính. – Chức năng của tục ngữ: Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm. |
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Hoạt động 3: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ GV gọi 1-2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi suy luận – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức | I. Trải nghiệm cùng văn bản – HS đọc văn bản – Trả lời được các câu hỏi suy luận
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV phát PHT số , HS làm việc nhóm 4-6 em – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Tìm hiểu chủ đề của văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV phát PHT số 2, HS làm việc nhóm 4-6hs
HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV3: Tìm hiểu thông điệp và ý nghĩa của tục ngữBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: + Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với thực tế đời sống Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ: Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Suy ngẫm và phản hồi 1. Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản a. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ
b. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế
c. Đặc điểm về vần
d. Đặc điểm hình thức câu tục ngữ số 5 so với các câu khác Câu tục ngữ số 5 có hình thức là một câu lục bát
2. Tìm hiểu chủ đề của văn bản
3. Tìm hiểu thông điệp và ý nghĩa của tục ngữCác câu tục ngữ trong bài giúp con người dự báo thời tiết để sắp xếp công việc cho phù hợp; giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên; nhận thức về các hiện tượng tự nhiên…
4. Liên hệ, so sánh, kết nối văn bản với thực tế đời sốngVí dụ: Vào một chiều buổi hè, Nam và Phúc đang ngồi trên ven đê xem thả diều. Bỗng Phúc chỉ tay lên trời và nói: – Nam, nhìn kìa, trên bầu trời nhiều chuồn chuồn đang bay quá! – Tớ nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy – Nam nói. – Tớ nghe bà bảo còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. – Phúc đáp lại – Vậy á. Là như nào thế? – Nam hỏi – Bà tớ bảo “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. – Phúc nói – Ồ. Bây giờ tớ mới biết đó. Chắc điều đó là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa nhỉ. – Nam hỏi Phúc. – Chắc chắn là như vậy rồi- Phúc đáp lời.
|
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tục ngữ về những kinh nhiệm dân gian? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Tổng kết1. Nội dung Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết. 2. Nghệ thuật – Tục ngữ ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Trồng cây xanh” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “…” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Câu 1: Các câu tục ngữ có đặc điểm nào sau đây? A. Ngắn gọn, có vần và nhịp điệu B. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh C. Là những kinh nghiệm của nhân dân D. Tất cả đều đúngCâu 2: Những câu sau đây câu nào không phải là tục ngữ? A. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì giữ B. Một nắng hai sương C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. D. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa Câu 3: Ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là gì? A. Tính toán gieo trồng các giống cây, con vật cho phù hợp với thời vụ. B. Giúp con người chủ động sử dụng thời gian để sắp xếp, tính toán công việc trong những mùa khác nhau trong nămC. Chủ động đối phó với những thiên tai trong các mùa khác nhau trong năm. D. Nhắc nhở con người phải biết quý trọng thời gian vì thời gian trôi qua rất nhanh Câu 4: Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” diễn tả điều gì? A. Tháng bảy kiến bò, là có nắng to. B. Tháng bảy có kiến bò thì hết lo lũ lụt. C. Người dân lo sợ mưa to lũ lụt. D. Dự báo sắp có mưa to, lũ lớn xảy ra Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây có ý nghĩa khuyên người dân lao động dự đoán được thời tiết, để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái, cày bừa.. A. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa B. Tấc đất tấc vàng. C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. D. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Câu 6: Những kinh nghiệm được đúc kết trong các câu tục ngữ về thiên nhiên A. Giúp nhân dân lao động chủ động đoán biết được cuộc sống và tương lai của mình. B. Giúp nhân dân lao động có một cuộc sống vui vẻ, nhàn hạ và sung túc hơn. C. Là bài học dân gian về khí tượng, giúp nhân dân lao động chủ động trong sản xuấtD. Giúp nhân dân lao động sống lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và công việc của mình. Câu 7: Ý nghĩa của câu tục ngữ “Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.” là: A. Nếu trời nhiều sao thì hôm đó sẽ nắng, ít sao hôm đó sẽ mưa. B. Nếu bầu trời nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng, còn trời vắng sao hôm sau sẽ có mưa C. Trời nhiều hay ít sao sẽ gây ra thời tiết nắng và mưa D. Tất cả đều đúng. Câu 8: Ý nghĩa của câu “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ” là A. Khi trời màu vàng trời sẽ xảy ra hạn hán, phải trồng thêm cây quanh nhà B. Khi chân trời có màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửaC. Khi chân trời màu vàng là sắp có mưa, cần giữ gìn nhà cửa D. Khi chân trời màu vàng, cần ở im trong nhà. Câu 9: Các câu tục ngữ trong bài học nên được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa đen B. Nghĩa bóng C. Cả A và B đều đúng D. Cả A, B và C đều sai Câu 10: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào ? A. Văn học dân gianB. Văn học viết C. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp D. Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Câu 11: Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu “Thâm đông, hồng tây, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi? A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa. B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa D. Mống đông, vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giậtBước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ: Sưu tầm thêm những câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dân gian về thời tiết – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức | – Gió thổi đổi trời. – Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão cát. – Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa. – Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn. – Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm. – Trời nắng chống trưa, trời mưa chóng tối. – Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. – Chớp đằng đông vừa trông vừa chạy. – Rét tháng ba, bà già chết cóng. – Nắng chóng mưa, trưa chóng tối. – Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu. – Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa. – Sấm động, gió tan.
|
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
IV. Phụ lục
Phiếu học tập số 21. Dựa vào Tri thức Ngữ văn (SGK, tr. 27 – 28), chỉ ra dấu hiệu cho thấy các câu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là tục ngữ.
2. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ 1, 2, 4, 6 bằng cách hoàn thành bảng sau:
3. Xác định các cặp từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây:
4. Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?…………………………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………….. |
Trên đây là Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!