Giáo án Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất. Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày.

Xem thêm:

Giáo án Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Đặc điểm tục ngữ
– Chủ đề: Trí tuệ dân gian

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

3. Phẩm chất:

– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:

    ĐINÚI      
  NÔNGDÂN       
   TRNGTRT    
   CHĂNNUÔI     
   ĐƯCMÙA      
   THIÊNTAI     
  NPBÁNHCHƯNG  
   CÂYLÚA       
NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC
Giáo án Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Cách 1: Gv tổ chức cuộc thi: Tinh thần đồng đội, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm ghi lại những câu tục ngữ là những kinh nghiệm về lao động sản xuất

Cách 2:

+ GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật

Hàng ngang 1: Đây là dạng địa hình chiếm ¾ diện tích ở nước ta.

Hàng ngang số 2: Con cò trong câu ca dao sau ẩn dụ cho ai?

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Hàng ngang số 3: Hoạt động của con người nhằm tác động vào đất đai và giống cây để tạo ra sản phẩm  khác nhau được gọi là gì?

Hàng ngang số 4: Ngành cung cấp những sản phẩm như thực phẩm, lông, sức lao động được gọi là gì?

Hàng ngang số 5: Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ:

        …cau, đau mùa lúa

        …lúa, úa mùa cau

Hàng ngang số 6:  Những hiện tượng tự nhiên bất thường, gây hậu quả về người, tài sản, kinh tế và môi trường được gọi là gì?

Hàng ngang số 7: Điền cụm từ còn thiếu vào câu văn sau để thấy được các sính lễ kén rể của Vua Hùng: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm…, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.”

Hàng ngang số 1: Cây lương thực chính ở nước ta là gì?

+ Em hiểu gì về từ khóa

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài

Nước ta là một nước nằm ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, nên từ xa xưa, ông cha ta đã chú trọng và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước, từ đó đã hình thành nên nền văn minh nông nghiệp lúa nông. Chính vì thế, ông cha ta đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm sản xuất qua các câu tục ngữ. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu Tục ngữ với chủ đề: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Gợi ý:

Cách 2:

Từ khóa: NÔNG NGHIỆP LÚA NƯỚC

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

GV gọi 1-2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi suy luận

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

I. Trải nghiệm cùng văn bản

– HS đọc văn bản

– Trả lời được câu hỏi suy luận

 

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Biết trân trọng khi tàng tri thức của cha ông
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm 4-6 em

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NV2: Tìm hiểu chủ đề và thông điệp của văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Dựa vào các từ ngữ hoa đất và đất trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

+ Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì?  Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.
HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Tìm hiểu đặc điểm thể loại của văn bản

a. Dấu hiệu nhận biết tục ngữ

Dấu hiệu của thể loại tục ngữMinh chứng thể hiện qua các câu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Độ dài của các câu: ngắn gọn– Độ dài của các câu: 4 – 14 chữ.

 

Có nhịp điệu.– Câu 1: nhịp 2/2

– Câu 2, 3: nhịp 4/4

– Câu 4: nhịp 3/3

– Câu 5: nhịp 3/2,3/2

– Câu 6: nhịp 2/2/2,4/4.

Hầu hết đều có vần lưng.Ví dụ: lụa- lúa; lâu-sâu, lạ-mạ…

 

Thường có hai vế trở lên.5/6 các câu đều có ít nhất hai vế.
Nội dung: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.Thể hiện kinh nghiệm của dân gian về lao động sản xuất

 

Thường sử dụng các biện pháp tu từSo sánh (câu 1), nhân hóa (câu 6)

 

b. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế
CâuSố chữSố dòngSố vế
   1          4         1         2
   2          8         1         2
   3          8         1         2
   4          6         1         2
   5          10         1         2

 

c. Đặc điểm về vần
CâuCặp vầnLoại vầnTác dụng
   2Lụa – lúaVần sát 

 

 

Tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho các câu.

   3Lâu – sâuVần cách
   4Lạ – mạVần sát
   5Tư – hư

Ba – hoa

Vần sát
   6Bờ – cờVần cách

 

d. Đặc điểm hình thức câu tục ngữ số 1 và số 6 so với các câu 2,3,4,5

Về hình thức, câu số 1 rất ngắn, chỉ gồm bốn chữ; câu số 6 là một câu lục bát

e. Biện pháp tu từ trong tục ngữ

– Câu số 6 sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. ->Tác dụng: giúp cho việc miêu tả (lúa chiêm) trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm.

2. Tìm hiểu chủ đề và thông điệp của văn bản

– Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

=> Như vậy, theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại.

– Các câu tục ngữ trong bài giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và các yếu tố khác trong lao động sản xuất. Đó là những kinh nghiệm quý báu của cha ông trong lao động sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc

a. Mục tiêu:
– Hệ thống được một số đặc điểm của thể loại tục ngữ.
– Bước đầu rút ra được một số kinh nghiệm đọc tục ngữ theo đặc trưng thể loại.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Hs hoàn thiện PHT số 3 để khái quát đặc điểm thể loại và rút kinh nghiệm đọc

Một số đặc điểm của tục ngữLưu ý khi đọc thể loại tục ngữ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc
Một số đặc điểm của tục ngữLưu ý khi đọc thể loại tục ngữ
– Nội dung: Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

– Hình thức:

+ Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ).

+ Có nhịp điệu, hình ảnh.

+ Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là vần sát) hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là vần cách).

+ Thường có hai vế trở lên, các vế đối xưng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

+ Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.

 

Khi đọc tục ngữ cần lưu ý:

– Xác định số dòng, số chữ, vần, cấu trúc các vế trong các câu tục ngữ.

– Xác định nghĩa của những từ ngữ khó hiểu.

– Chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.

– Tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (nếu có).

– Tìm hiểu kinh nghiệm mà cha ông muốn gửi đến chúng ta qua mỗi câu tục ngữ.

 

Hoạt động 4: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tục ngữ  về những kinh nhiệm dân gian?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hướng dẫn

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết

1. Ni dung

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất

2. Nghệ thuật

– Tục ngữ ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Đi tìm tục ngữ” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi Đi tìm tục ngữ. Hs điền từ còn thiếu để có câu tục ngữ trọn vẹn

– Con … là đầu … (trâu- cơ nghiệp)

– Nhất canh …, nhì canh …, tam canh …(trì-viên-điền)

– Nhất …, nhì phân, tam …, tứ giống (nước-cần)

– Mạ … ruộng … không thua bạn điền. (già- ngấu)

– Năm trước được …, năm sau được lúa. (cau)

– Ăn kỹ no …, cày … tốt lúa. (lâu-sâu)

– Nắng tốt …, mưa tốt …(dưa-lúa)

– Nhất…, nhì thục. (thì)

– Chuồng gà hướng… cái lông chẳng còn. (đông)

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Tục ngữ về lao động sản xuất có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Theo em, câu tục ngữ này còn đúng với ngày nay không (GV có thể tổ chức để hs thảo luận trên lớp)

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

– Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

IV. Phụ lục
 Phiếu học tập số 2
  1. Dựa vào Tri thức Ngữ văn (SGK, tr. 27 – 28), chỉ ra dấu hiệu cho thấy các câu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là tục ngữ.
Dấu hiệu của thể loại tục ngữMinh chứng thể hiện qua các câu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

 

  1. Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ 1 đến số 5 bằng cách hoàn thành bảng sau:
   Câu         Số chữ       Số dòng       Số vế
   1
   2
   3
   4
   5
  1. Xác định cặp vần, loại vần và nhận xét chung về tác dụng của vần trong các câu từ số 2 đến số 6 bằng cách hoàn thành bảng sau:
Câu       Cặp vần      Loại vần       Tác dụng
   2
   3
   4
   5
   6

 

  1. Về hình thức, hai câu số 1 và 6 có gì khác biệt so với các câu 2, 3, 4, 5? Từ đó nhận xét về đặc điểm hình thức của tất cả các câu trong văn bản Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất.

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Lúa chiêm nép ở đầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là Giáo án Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Leave a Reply

Required fields are marked*