Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi mới nhất

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi giúp học sinh củng cố kiến thức. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo bài viết.

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi

I. THỰC HÀNH ĐỌC

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi số 1

1. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo thể loại nào”

A. Bút kí
B. Hồi kí
C. Tiểu thuyết
D. Truyện ngắn

2. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự kết hợp với nghị luận
B. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
C. Biểu cảm kết hợp với miêu tả và tự sự
D. Nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu cảm

3. Trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”, người kể chuyện là ai?

A. Người anh
B. Người mẹ
C. Chú Tiến Lê
|D. Bé Kiều Phương

4. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất số nhiều
D. Ngôi thứ ba

5. Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là ai?

A. Chú Tiến Lê
B. Người anh
C. Kiều Phương
D. Người anh trai và Kiều Phương

6. Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
D. Vui mừng vì em có tài

7. Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình như thế nào?

A. Hãnh diện, tự hào, xấu hổ
B. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ
C. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện

8. Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái mình vẽ không đẹp
B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
D. Em gái vẽ sai về mình

9. Nhận xét không đúng về nhân vật Kiều Phương?

A. Hồn nhiên, hiếu động
B. Tài hội họa hiếm có
C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
D. Không quan tâm đến anh

10. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Câu12345678910
Đáp ánDBAADCBCDA

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi số 2

Ghi lại các từ ngữ thể hiện cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ.

  • Cảm xúc
  • Thái độ
  • Hành động
  • Nhận xét của em về nhân vật “tôi” trước khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ?

Phiếu học tập số 3

Em hãy kẻ bảng vào vở (theo mẫu dưới đây) và liệt kê một số chi tiết tiêu biểu được tác giả sử dụng để miêu tả nhân vật Kiều Phương.

Ngoại hình

……………………………………..

Hành động

…..………………………….

Lời nói

………………………………………….

Thái độ

…………………………………..

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Ngoại hình

–         Mặt mũi lem nhem màu vẽ

–         ………………………….

Hành động

–         Hay lục lọi, tự pha chế màu vẽ

–         …………………………….

Lời nói

–         Em muốn cả anh cùng đi nhận giải

–         ………………………..

 

Thái độ.

–         Thân thiện, hồn nhiên, vừa làm vừa hát, vui vẻ.

–         ……………………………….

II.THỰC HÀNH VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi số 1

Viết đoạn văn  5-7 trình bày cảm nhận của em về nhân vật bé Kiều Phương.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

(1)Kiều Phương trong “Bức tranh của em gái tôi” là cô bé hồn nhiên, nhí nhảnh và đam mê hội họa. (2) Niềm đam mê này được tác giả diễn tả một cách cụ thể qua cách cô vẽ hằng ngày, cách cọ nhọ nồi để làm màu vẽ…(3)Và khi bạn của bố phát hiện ra niềm đam mê này thì Kiều Phương càng tỏ rõ sự quyết tâm và phấn đấu mơ ước thành họa sĩ. (4)Mặc dù anh trai gọi là “mèo” vì cái tội lục lọi đồ linh tinh nhưng Kiều Phương vẫn “vui vẻ chấp nhận” và hồn nhiên khoe với bạn bè.

(5)Cách trò chuyện của Kiều Phương với anh trai cũng chưng tỏ Kiều Phương là cô bé nhí nhảnh, trong sáng và vô cùng đáng yêu “Nó vênh mặt, mèo mà lại, em không phá là được”. (6)Dù cho người anh trai khó chịu đến cỡ nào thì cô bé này vẫn không bao giờ tức giận, luôn giữ được sự hài hòa và tinh nghịch như thế. (7)Tạ Duy Anh đã khéo léo khắc họa nên hình ảnh nhân vật đáng yêu, gây được thiện cảm tốt đối với người đọc.

Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi số 2

Viết đoạn văn nói về tình cảm anh em trong gia đình
GỢI Ý

Đoạn văn cần đạt được các ý sau:
-Anh/chị/em của em có tên là gì? Có biệt danh hay tên gọi ở nhà là gì?
-Năm nay anh/chị/em của em bao nhiêu tuổi? Đang học lớp mấy? Ở trường nào?
-Ngoại hình/ tính cách/ sở thích của anh/chị/em của em có gì đặc biệt, nổi bật khiến em ấn tượng và yêu thích nhất
– Anh/chị/em của em đã từng chăm sóc, vui chơi, dặn dò em như thế nào?
– Tình cảm của em dành cho anh/chị/em của mình.

HS TỰ VIẾT THEO GỢI Ý TRÊN

Ngoài Phiếu bài tập Bức tranh của em gái tôi thì trang còn có Phiếu bài tập bài thơ Bắt nạt Phiếu bài tập Bài học đường đời đầu tiên Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*