Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 học kì 1

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 học kì 1 giúp giáo viên đánh giá năng lực học sinh sau mỗi giai đoạn học tập. Bài viết cung cấp cho quý thầy cô một số đề kiểm tra tham khảo.

Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 6 học kì 1

 Đọc kỹ các câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của tác giả nào?

A. Tố Hữu.
B. Lâm Thị Mỹ Dạ.
C. Xuân Quỳnh.
D. Trần Đăng Khoa.

Câu 2: Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết “Thánh Gióng”?

A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân.
B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan giặc Ân.
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

Câu 3: Trong bài ca dao 1, văn bản “Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương”, khi chia tay Long Thành, người về có tâm trạng như thế nào?

A. Vui vẻ, vì đã được đi chơi khắp Long Thành.
B. Vui vì đã được thưởng thức các món ăn ngon ở Long Thành.
C. Nhớ cảnh ngẩn ngơ.
D. Nhớ người ngẩn ngơ.

Câu 4: Trong các từ sau, từ nào không phải từ ghép?

A. Đi đứng.
B. Tươi tốt.
C. Mặt mũi.
D. Rì rào.

Câu 5: Tại sao xếp truyện “Sự tích Hồ Gươm” vào thể loại truyền thuyết?

A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác.
B. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan đến sự thật lịch sử.
C. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa.
D. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử.

Câu 6: Quy trình viết một bài văn kể lại một truyện cổ tích gồm mấy bước?

A. 3 bước|
B. 4 bước.|
C. 5 bước.
D. 6 bước.

Câu 7: Ý nghĩa văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”

A. ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.
B. ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta.
C. là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương.

Câu 8: Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” trong bài thơ “Việt Nam quê hương ta” nhằm diễn tả điều gì?

A. Sự khó khăn, vất vả, gian lao của những người lao động.
B. Áo được nhuộm bằng bùn.
C. Sự kiên cường của những người lao động.
D. Niềm lạc quan của những người lao động.

Câu 9: Trạng ngữ đứng ở vị trí nào trong câu?

A. Đầu câu.
B. Cuối câu.
C. Đầu câu và giữa câu.
D. Đầu câu nhưng cũng có thể đứng ở giữa câu và cuối câu.

Câu 10: Bố cục một bài văn kể lại một truyện cổ tích gồm có:

A. Ba phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
B. Ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
C. Ba phần: mở đoạn, thân bài, kết bài.
D. Ba phần: mở bài, thân bài, kết đoạn.

Câu 11: Nhân vật Sọ Dừa trong truyện “Sọ Dừa” thuộc kiểu nhân vật nào?

A. Nhân vật dũng sĩ.
B. Nhân vật thông minh.
C. Nhân vật người mang lốt vật.
D. Nhân vật mồ côi.

Câu 12: Theo em, cách ngắt nhịp phổ biến trong thơ lục bát là:

A. 3/3                   B. 3/5                   C. 2/2/2                D. 1/3/2

Câu 13: “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày rằm tháng giêng.
B. Ngày rằm tháng hai.
C. Ngày rằm tháng sáu.
D. Ngày rằm tháng mười.

Câu 14: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?

A. Ngào ngạt.
B. Binh lính.
C. Lênh khênh.
D. Lấp lánh.

Câu 15: Thánh Gióng biểu trưng cho tinh thần gì của dân tộc?

A. Sức mạnh thần kì của lòng yêu nước.
B. Sức mạnh thần kì của sự đoàn kết.
C. Sức mạnh trỗi dậy phi thường của vận nước buổi lâm nguy.
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường, tinh thần đoàn kết trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Câu 16: Thành ngữ “vui như Tết” có nghĩa là?

A. Cảnh vui nhộn nhịp, tưng bừng, đầy khí thế.
B. Vui vẻ, hồn nhiên, hay nhảy nhót, nói cười.
C. Có cảm giác dễ chịu, phấn khởi vì được như ý.
D. Vui vì thấy cảnh vật có sự thay đổi.

Câu 17: Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích được thể hiện qua:

A. ngoại hình.
B. lời nói.
C. hành động.
D. thái độ.

Câu 18: Hành động trả gươm của Lê Lợi trong “Sự tích Hồ Gươm” thể hiện điều gì?

A. Khát vọng hoà bình, yên ổn của dân tộc ta.
B. Lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến.
C. Sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước.
D. Truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng “có mượn, có trả” của dân tộc ta.

Câu 19: Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố nào?

A. Miêu tả tâm lý nhân vật.
B. Thường gợi nhắc dấu tích xưa.
C. Thường được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
D. Yếu tố hoang đường, kì ảo.

Câu 20: Truyện “Sọ Dừa” phản ánh khát vọng gì của dân gian?

A. Mong cuộc sống giàu sang, phú quý.
B. Khát vọng đỗ đạt, mang hiển vinh về cho gia đình.
C. Công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.
D. Ước mong về xã hội không còn nghèo đói.

———————————-Hết———————————-

 

Đáp án Đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 6 học kì 1
1-B2-D3-C4-D5-B6-B7-C8-A9-D10-B

 

11-C12-C13-A14-B15-D16-A17-C18-A19-D20-C

Trên đây là Đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất. Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết khác của trang GIAODUCMOI.COM.

Xem thêm:

Phiếu bài tập Ngữ văn 6 học kì 1

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Sơ đồ tư duy Thạch Sanh đẹp mắt

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1

Leave a Reply

Required fields are marked*