Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cung cấp bảng đặc tả, ma trận, đề và đáp án  cho thầy cô và các em học sinh tham khảo.

Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

TTKĩ năngĐơn vị  kiến thức/ Kĩ năngMức độ nhận thứcTổng % điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TN

KQ

TLTN

KQ

TLTN

KQ

TLTN

KQ

TL
1
Đọc hiểu
Thơ701200060
2
Viết
Phát biểu cảm nghĩ  về một người thân01*01*01*01*40
Tổng355525    020010100%
Tỉ lệ %40%30%20%10% 
Tỉ lệ chung70%30%
 2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
TTKĩ năngNội dung/ Đơn vị  kiến thứcMức độ nhận thứcSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
1
Đọc

, hiểu

Thơ
Nhận biết:

– Nhận biết được thể thơ.

– Nhận biết được phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ.

– Nhận biết được trạng ngữ, phép liên kết, biện pháp tu từ trong các câu thơ.

– Nhận biết chủ đề bài thơ.

Thông hiểu:

– Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.

– Xác định được ý thơ khắc sâu sự hi sinh thầm lặng của mẹ và lòng biết ơn vô bờ của người con về công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.

– Hiểu đúng nghĩa của từ và  cụm từ.

Vận dụng:
7TN1TN

2TL

 

 
2
Viết
Phát biểu cảm nghĩ về một người thân. Nhận biết: Xác định đúng yêu cầu của đề, đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm.

Thông hiểu: Hiểu được cách bộc lộ tình cảm cảm xúc về một người thân.

Vận dụng:

+Vận dụng được những kiến thức cơ bản về kiểu bài văn biểu cảm để triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo bố cục.

+Thể hiện được những tình cảm sâu sắc đối với người thân.

Vận dụng cao: Viết  được bài văn biểu cảm hoàn chỉnh, lời văn sinh động, hấp dẫn,  giàu cảm xúc. Nêu được vai trò của người thân.

1TL*1TL*1TL*1TL*
Tổng 7TN

 

1*

1TN, 2TL

1*

 

 

1*

 

 

1*

Tỉ lệ % 40%30%20%10%
Tỉ lệ chung 70%30%
3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới :Những mùa quả mẹ tôi hái được

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

( “Mẹ và quả ” của Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Năm chữ.                B. Tám chữ.                                   C. Lục bát.                                    D.Tự do.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là

A. tự sự.                               B. biểu cảm.                               C. nghị luận.                         D. miêu tả.

Câu 3. Trạng ngữ được sử dụng trong câu thơ Những mùa quả mẹ tôi hái được là

A. Những mùa quả.                                        B. mẹ tôi.
C. mẹ tôi hái được.                                         D. hái được.

Câu 4. Từ mẹ trong hai câu thơ:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
sử dụng phép liên kết gì?

A. Phép thế.                B. Phép nối.                     C. Phép lặp.                         D. Phép liên tưởng.

Câu 5. Trong câu thơ “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Ẩn dụ.                      B. Nhân hóa.                 C. So sánh.                                       D. Hoán dụ.

Câu 6. Bài thơ viết về chủ đề gì?

A. Tình mẫu tử.                            B.Tình cảm gia đình.               C. Tình anh em.                     D. Tình phụ tử.

Câu 7. Nghĩa của từ quả trong tựa đề bài thơ không chỉ chỉ quả cây hoa trái tự nhiên mà còn chỉ ai?

A. Bà                              . B. Mẹ .                      C. Con.                 D. Cháu.

Câu 8. Đọc hai câu thơ : “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”
xác định nghĩa của từ non xanh là

A. chỉ cảnh sắc núi sông tươi đẹp.
B. chỉ quả còn rất non chưa được già.
C. chỉ cảm xúc vui sướng, hạnh phúc.
D. chỉ sự dại dột hay chưa trưởng thành.

Câu 9. Khổ thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
gợi cho em biết được những phẩm chất đáng quý nào của người con?

Câu 10. Theo em, qua bài thơ trên người con muốn thể hiện tình cảm của mình với mẹ như thế nào? (Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5 câu)

PHẦN II: VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,…).

4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
PhầnCâuNội dungĐiểm
I 
ĐỌC HIỂU
6.0
 1            D0.5
2            B0.5
3            A0.5
4            C0.5
5            A0.5
6            A0.5
7            C0.5
8            D0.5
9
 Thể hiện lòng biết ơn và sự ân hận như lời tự vấn chính mình về việc chậm thành đạt chưa thỏa được niềm vui của mẹ.
1,0
10– Học sinh trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 5 câu), thể hiện tình cảm của người con với mẹ. Có thể nêu được các ý:

+ Ca ngợi công lao to lớn của mẹ, của thế hệ đi trước với thế hệ sau này;

+ Tình yêu thương, ý thức trách nhiệm, sự đền đáp công ơn sinh thành của mỗi người với mẹ…

 

1,0

 

II 
VIẾT
4.0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm.0.25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Trình bày những cảm xúc về một người thân mà em yêu quý.0.25

 

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở bài:

– Giới thiệu được người thân mà em muốn biểu lộ cảm xúc.

– Giới thiệu được cảm xúc sâu sắc của mình dành cho người thân.

2. Thân bài

– Biểu lộ được tình cảm cảm xúc sâu sắc, chân thật của mình dành cho người thân.

– Sử dụng kết hợp các chi tiết miêu tả (hình dáng, hành động …) khi bộc lộ cảm xúc.

– Sử dụng kết hợp các chi tiết tự sự (kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân …) khi bộc lộ cảm xúc.

3. Kết bài:

– Khẳng định tình cảm, cảm xúc của em đối với người thân.

– Liên hệ bản thân, lời hứa, nguyện vọng….

2.0

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.0,5
e. Sáng tạo: Lời văn sinh động, giàu cảm xúc.1,0

 

* Lưu ý: tôn trọng ý kiến riêng của học sinh, tùy theo sự cảm nghĩ, sáng tạo của học sinh, giáo viên linh hoạt ghi điểm cho phù hợp đối với phần viết và câu trắc nghiệm tự luận.

Trên đây là Đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

 

Leave a Reply

Required fields are marked*