Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo cung cấp bảng đặc tả, ma trận, đề và đáp án  cho thầy cô và các em học sinh tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Thời gian làm bài: 90 phút,
(không kể thời gian giao đề)

I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng

% điểm

Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL
1

 

 

Đọc hiểu

 

 

Văn bản nghị luận3050020 60
2
Viết

 

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

 

01*01*01*01*40
Tổng1552515030010100
Tỉ lệ %2040%30%10%
Tỉ lệ chung60%40%
 II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
TTChương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thứcMức độ đánh giáSố câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biếtThông hiểu

 

Vận dụngVận dụng cao
1
Đọc hiểu
Văn bản nghị luận
Nhận biết:

– Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

– Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

– Xác định được mục đích, nội dung chính của văn bản.

– Chỉ ra được mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.

– Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; các biện pháp tu từ như: nói quá, nói giảm nói tránh; công dụng của dấu chấm lửng; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Rút ra những bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

– Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với vấn đề đặt ra trong văn bản.

3TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5TN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2
Viết
Nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

 

Nhận biết: 

Thông hiểu:

Vận dụng:

Vận dụng cao:

Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng

1TL*

 

 

 

 

 

 

Tổng 3TN5TN2 TL1 TL
Tỉ lệ % 20403010
Tỉ lệ chung
 6040
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm)
ĐỀ 1

Đọc ngữ liệu sau:

THỜI GIAN LÀ VÀNG

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào?

A. Văn bản biểu cảm B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự D. Văn bản thuyết minh

Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? (NB)

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống?

A. Bài viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết
B. Người viết thể hiện rõ ý kiến đối với vấn đề cần bàn bạc
C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dụng theo hình thức liên kết nào? (TH)

“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”
A. Phép thế B. Phép lặp C. Phép liên tưởng D. Phép nối

Câu 5: Thành ngữ: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là? (TH)

A. Bữa học bữa nghỉ B. Học tập chăm chỉ,
C. Kiên trì trong học tập D. Chịu khó học tập

Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? (TH)

A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
B. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
C. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất

Câu 7: Câu nào sau đây là tục ngữ diễn tả được ý nghĩa của văn bản trên?

A.Uống nước nhớ nguồn B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C.Có chí thì nên D. Thời gian là vàng bạc

Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên?

A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

Câu 9: Em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao?
Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian?
II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

————————- Hết ————————-

HƯỚNG DẪN CHẤM Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
Môn: Ngữ văn lớp 7
PhầnCâuNội dungĐiểm
I 
ĐỌC HIỂU
6,0
1B0,5
2B0,5
3A0,5
4D0,5
5A0,5
6C0,5
7D0,5
8C0,5
9
Em tâm đắc thông điệp nào nhất: có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục.
1,0
10 Qua văn bản trên em rút ra bài học về việc sử dụng thời gian:

– Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc.

– Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được

1,0
II 
VIẾT
4,0
 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận0,25
 b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về bạo lực học đường

0,25
 c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5
 
– Nêu được vấn đề cần nghị luận: nêu khái quát về tình trạng bạo lực học đường hiện nay và biểu hiện của nó.

– Giải thích được khái niệm bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

+ Hình thức: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

+ Thực tế chứng minh: Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

– Hậu quả của bạo lực học đường

+ Với người bị bạo lực:Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất. Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

+ Với người gây ra bạo lực:Phát triển không toàn diện.Mọi người, xã hội chê trách.Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

– Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

+ Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

+ Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

– Khẳng định lại vấn đề

2.5
 d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25
 
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.
0,25

Trên đây là Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*