Viết đoạn văn về tính tiết kiệm

Viết đoạn văn về tính tiết kiệm cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Viết đoạn văn về tính tiết kiệm
1. Giải thích:
Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, đúng mức, không hoang phí tiền bạc, tài sản, công sức, thời gian, tài nguyên thiên nhiên như nước, điện, dầu mỏ…tạo ra hiệu quả trong công việc
2. Biểu hiện:
Tiết kiệm không chỉ dừng ở loài nói suông mà phải thể hiện trong thói quen, nếp sống, nếp suy nghĩ của mỗi con người. Không hiếm, không thiếu những biểu hiện của tính tiết kiệm ở con người. Những năm gần đây tiết kiệm năng lượng được đặt ra hết sức gắt gao. Người ta tiết kiệm điện bằng cách sử dụng bóng com -pắc, bóng led thay cho bóng đèn bằng dây tóc, tắt bớt đèn khi không cần thiết, hưởng ứng giờ TĐ. Tiết kiệm xăng dầu bằng cách đi các phương tiện cộng cộng, đi bộ, đi xe đạp thay vì đi ô tô, xe máy. Tái chế lại giấy bìa, sách báo cũ để giữ lại màu xanh cho các cánh rừng… 3. Đánh giá, bàn luận: Vậy vì sao phải tiết kiệm? Tiết kiệm là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Tiết kiệm là để dành cho các thế hệ mai sau. Nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn lại có nguy cơ cạn kiệt trong khi dân số tăng quá nhanh. Trái Đất ba phần tư là nước nhưng chỉ có một phần tư trong số ấy là nước ngọt mà nguồn nước ngọt ấy đang bị ô nhiễm. Nếu không biết tiết kiệm, trong tương lai gần chúng ta sẽ không có nước sạch để dùng. Tiết kiệm là để bảo đảm an toàn và ổn định cho chính mình. Tuổi đời của con người được tính bằng con số trăm năm nhưng thời gian làm việc của con người được tính bằng con số vài chục năm. Người ta không thể sung sức mãi để làm việc. Vì vậy, phải tiết kiệm phòng khi ốm đau, bệnh tật, già cả, phòng khi bất trắc xảy ra… Tiết kiệm còn là vì người khác. Trên thực tế, cuộc đời này còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần sự giúp đỡ, sẻ chia. Vì thế, tiết kiệm có thể giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ có miếng ăn, giúp trẻ em nghèo có tấm áo mặc… Từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
4. Dẫn chứng:
Từ xưa đến nay, tiết kiệm đã trở thành một lối sống đẹp của cha ông ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh dù đã đảm nhiệm vị trí cao nhất của đất nước nhưng Người vẫn bình dị sống trong ngôi nhà sàn, mặc bộ quần áo kaki đã bạc màu, đôi dép lốp đã sờn quai… Nét đẹp ấy trong con người Bác thật khiến ta cảm phục
5. Bàn luận:
-Phản đề:Tiết kiệm là lối sống đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống vẫn còn rất nhiều người hoang phí. Có rất nhiều bạn được may mắn sinh ra trong gia đình khá giả, được nuông chiều nên không biết quý trọng đồng tiền bố mẹ làm ra, đua đòi chạy theo mốt thời trang, nay xe này mai xe khác, nay điện thoại này, mai điện thoại kia… Những hiện tượng này thật đáng phê phán.
-Phân biệt:Tiết kiệm là đức tính tốt, tuy nhiên không nên tiết kiệm một cách thái quá. Tiết kiệm khác về bản chất với hà tiện, keo kiệt, “vắt cổ chày ra nước” hạn chế nhu cầu tối thiểu của con người để bo bo tích của làm giàu, khổ mình, khổ người. -Bài học: Hoang phí là thói xấu, tiết kiệm là lối sống đẹp. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức rõ vai trò của tiết kiệm. Muốn tiết kiệm trở thành lối sống, nếp sống, mỗi con người phải được giáo dục tính tiết kiệm ngay từ nhỏ như tiết kiệm tiền mừng tuổi mua sách vở, quần áo…cha mẹ lập sổ tiết kiệm cho con cái để lo cho con khi gặp bất trắc. Tiết kiệm là việc làm nên duy trì đều đặn, không thể lúc này tiết kiệm lúc khác lại hoang phí. Tránh lối sống cẩu thả thâm hụt cả tiền dự trữ nhưng cũng tránh lối sống keo kiệt, ki bo.
Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ: Bàn về Tiết Kiệm
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt…, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng… Bởi đúng như Benjamin Frankmin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ ròbé có thể làm đắm cả con tàu.”

Trên đây là Viết đoạn văn về tính tiết kiệm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*