Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo.

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử
Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu về sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử: Bác Hồ là một vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác là một nhân vật lịch sử lỗi lạc và sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời của Bác chính là Bác đã ra đi tìm đường cứu nước .
– Cảm xúc chung của em về câu chuyện đó: Câu chuyện về sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác với bao niềm tiếc thương của mọi mọi người đã để lại trong em nhiều cảm xúc suy nghĩ ấn tượng sâu sắc.

Thân bài:
1. Vì sao em biết được câu chuyện về nhân vật đó

– Câu chuyện về về vị lãnh tụ vĩ đại em biết được trong tiết học Ngữ Văn, Khi em được học bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
– Em cảm thấy rất yêu thương và cảm phục trước tình cảm của Bác dành cho cho Các anh đội viên và dành cho nhân dân
– Chính vì vậy em đã về nhà và tìm hiểu kỹ hơn về Bác và tình cờ biết được câu chuyện về sự ra đi tìm đường cứu nước của Bác.

2. Giới thiệu nguồn gốc xuất thân, lai lịch của nhân vật lịch sử

– Bác tên khai sinh là là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/05/1890. Tên hiện tại được đa số mọi người biết đến Hồ Chí Minh
– Bác sinh ngày 19 /5 /1890 Tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho yêu nước
– Chị và anh của Người đều tham gia khắng chiến và bị tù đày
– Là một người dũng cảm yêu nước Bác đã quyết định đứng lên giành lại độc lập

3. Kể lại diễn biến câu chuyện liên quan đến nhân vật lịch sử

– Vào ngày 5/6/1911 một mình cậu thanh niên trẻ tuổi đã quyết định từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước
– Hành trang Bác mang theo chính là lòng yêu nước nhiệt thành và sự quyết tâm giành lại độc lập
– Bác đã bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước của mình và kết quả là nó kéo dài hơn 30 năm
– Bác đã không chọn đi sang nước Nhật hay Châu Á mà sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình- nơi có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt để tìm hiểu xem làm cách nào để trở về cứu nước
– Sau một thời gian ở Pháp Bác tiếp tục đi qua nhiều châu lục khác

– Cuộc sống nhiều gian khổ nhưng Bác không chùn bước trái lại càng tôi luyện và hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn

– Tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi nghiên cứu các học thuyết cách mạng
– Sau nhiều tháng ngày tìm tòi học hỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế Bác đã tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin
– Sớm nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà cách mạng tháng Mười mở ra Bác đã khám phá ra chân lý chỉ có Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
– 1917 Bác trở về Pháp tham gia những hoạt động của đảng xã hội Pháp

– Khi tiếp cận được với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì cái đích Người cần tìm đã đạt được

– Bác đã tìm ra chân lý chỉ có Chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta
– Sau 30 năm bôn ba ngày 28/1/1941 Bác trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng
– Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa Xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin- Đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh
– Thực tế lịch sử đã cho thấy đó chính là sự lựa chọn đúng đắn- đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện về Bác đã để lại những dư âm sâu sắc trong lòng em: Em càng yêu mến, biết ơn công lao to lớn của Người. Nếu không có Bác ra đi ngày ấy liệu rằng đất nước chúng ta có thể tồn tại được đến ngày nay hay không

– Bài học: Chúng ta cần phải rèn luyện cho mình tấm lòng yêu nước và sự quyết tâm. Luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc Xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước.

Bài làm hoàn chỉnh phát triển từ dàn ý chi tiết

“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng duỗi con tàu đưa tiễn Bác…”
(Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)

Bác Hồ- vị lãnh tụ tuyệt vời, kính của dân tộc Việt Nam hình bóng của Bác chắc hẳn luôn in đậm trong trái tim mỗi đồng bào. Bác là một nhân vật lịch sử vĩ đại của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung. Và sự kiện tiêu biểu nhất trong cuộc đời của Bác có lẽ chính là sự ra đi tìm đường cứu nước. Chính câu chuyện ấy đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc, suy nghĩ và ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Câu chuyện về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh em được biết vào tiết Ngữ văn, khi chúng em được học bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Em cảm thấy vô cùng yêu thương và cảm phục trước tình cảm của Bác dành cho các anh đội viên và dành cho nhân dân. Chính vì điều đó em đã về nhà tìm hiểu kỹ hơn về cuộc đời Bác và tình cờ đọc được câu chuyện chi tiết về sự ra đi tìm đường cứu nước của Người. Khi đọc được câu chuyện đó lòng em trào dâng niềm tự hào khâm phục và biết ơn Bác vô hạn.
Bác Hồ tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1969. Quê Bác ở xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước với bố mẹ đều là nông dân, chị và anh trai của Bác đều tham gia kháng chiến và bị tù đày. Là một người thanh niên dũng cảm mang trong mình tình yêu nước Bác đã quyết tâm đứng lên giành lại độc lập dân tộc.
Chính vào ngày 5/6/ 1911, người thanh niên yêu nước tên Nguyễn Tất Thành đã từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Tuy đi đến đâu và đi đến những nước nào bản thân Người cũng không biết trước được nhưng Bác vẫn quyết tâm ra đi và cuộc hành trình tìm đường cứu nước kéo dài trong hơn 30 năm ấy đã bắt đầu. Với sự nhạy cảm đặc biệt Người đã không sang nước Nhật mà sang nước Pháp đến tận nơi nước đăng cai trị mình, đến tận Châu Âu nơi có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, chính trị để tìm hiểu cách làm thế nào để trở về cứu giúp đồng bào.
Sau một thời gian ở Pháp người thanh niên yêu nước ấy đã tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Suốt chặng đường bôn ba tuy cuộc sống nhiều gian khổ nhưng không làm Người chùn bước trái lại càng tôi luyện và hun đúc thêm lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. Bác tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Với những tháng ngày tìm tòi, học hỏi không mệt mỏi về lý luận hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam đã bất chấp mọi nguy hiểm tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin và trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà cách mạng tháng Mười mở ra Người đã khám phá ra chân lý: Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức.
Năm 1917, Bác trở về Pháp tham gia những hoạt động của đảng xã hội Pháp và tham gia những hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp. Khi tiếp cận được với luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì cái đích người cần tìm đã đạt được. Chính là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta. Sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài ngày 28 1/1941 Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa Xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin. Đó cũng chính là quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử cuối cùng đã chứng minh sự lựa chọn đó là sự lựa chọn đúng đắn và duy nhất không thể có sự lựa chọn thứ hai – đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng
Câu chuyện về Bác đã để lại trong lòng em những dư âm sâu sắc, em càng yêu mến, biết ơn công lao to lớn của Người. Nếu không có Bác ra đi ngày ấy liệu rằng đất nước chúng ta có thể tồn tại được đến ngày hôm nay hay không? Chúng ta- thế hệ học sinh ngày nay cần cố gắng học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phải rèn luyện cho mình một tấm lòng yêu nước và sự quyết tâm. Luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng quê hương bảo vệ đất nước. Cố gắng học tập tu dưỡng đạo đức để không phụ sự mong mỏi của Bác lúc sinh thời: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không…, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử (bài văn số 2)
Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện: “Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động” – Đây chính là câu nói về sự kiên trì mà tôi nhớ nhất. Đó chính là câu nói của một nhà phát minh lỗi lạc- Thomas Edison với sự ra đời của đèn điện.
Cảm xúc chung của em về câu chuyện: Câu chuyện về hành trình phát minh ra đèn điện của Thomas Edison thực sự khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục và biết ơn về phát minh vĩ đại của ông dành cho thế giới.

Thân bài:
1. Vì sao em biết được câu chuyện về nhân vật đó

– Hè năm ngoái em đã được nghe câu chuyện về sự ra đời của bóng đèn sợi đốt từ một người chú hàng xóm làm thợ điện.
– Khi em sang nhờ chú đến nhà xem giúp cái bóng đèn bị cháy chú đã đã vừa làm vừa kể cho em nghe về Thomas Edison và hành trình sự ra đời của chiếc bóng đèn điện đầu tiên trên thế giới
– Em cảm thấy vô cùng hào hứng và nể phục

2. Giới thiệu nguồn gốc xuất thân, lai lịch của nhân vật lịch sử

– Thomas Edison sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847 ở Milan Ohio Hoa Kỳ. – Ông là người con thứ bảy trong một gia đình
– Khi còn nhỏ ông nổi tiếng là một cậu bé hiếu kỳ ham học hỏi
– Sau này khi đã trưởng thành ông đã mở cho mình một khu nghiên cứu riêng tại nhà và sáng chế ra chiếc máy ghi âm mở đầu cho công cuộc sáng chế bóng đèn sợi đốt của mình sau này.

3. Kể lại diễn biến câu chuyện liên quan đến nhân vật lịch sử

– Tháng 3/1878 – thời kỳ đầu tiên Edison bắt tay vào nghiên cứu đèn điện.
– Năm 1860 một loại đèn sơ sài đã khiến người ta nghĩ tới khả năng của điện lực và Edison cũng cho rằng điện lực có thể cung cấp một thương ánh sáng dịu hơn rẻ tiền và an toàn hơn ánh sáng đèn Hồ Quang của William Wallace.

– Sau đó Edison đã tìm đọc tất cả các sách báo liên quan đến điện lực ông tìm hiểu sâu rộng lý thuyết về điện lực

– Năm ấy báo chí đưa tin rất nhiều về về đèn điện của Edison làm các công ty đèn khí đốt rất lo ngại
– Căn cứ từ đèn Hồ Quang của Wallace, Edison thấy rằng có thể có ánh sáng từ một vật cháy sáng bằng cách đốt nóng.

– Vì vậy ông đã dùng nhiều vòng dây kim loại mỏng, cho dòng điện có cường độ lưới đi qua để những vòng dây đó nóng đỏ lên.
– Chỉ trong chốc lát các vòng dây đã cháy thành than.

– Tháng 4/1879, ông đã nảy sinh ra một sáng kiến “điều gì sẽ xảy ra nếu dây kim loại được đặt trong một bóng thủy tinh không chứa không khí”.

– Edison thử cho một sợi kim loại rất mảnh vào trong bóng thủy tinh rồi rút không khí ra hết.

– Khi nối dòng điện ông có được thứ ánh sáng trắng hơn thời gian cháy cũng lâu hơn nhưng còn chưa đủ.
– 12/04/1879 Edison xin bằng sáng chế về bóng đèn cháy trong chân không dù biết rằng loại đèn này chưa hoàn hảo.

– Edison đã thử với rất nhiều thứ kim loại hiếm nhưng cũng chẳng cho được kết quả khả quan tuy vậy ông vẫn kiên trì với phát minh của mình.
– 19/10/1879 khi đang nghiên cứu cùng người cộng sự của mình, Edison nghĩ “Tại sao không dùng sợi than mảnh” và ông đã nghĩ ngay tới thứ thường dùng nhất trong nhà là sợi chỉ may.

– Ông bảo người cộng sự của mình đốt cháy sợi chỉ để lấy các sợi than rồi cho vào bóng đèn, khi nối dòng điện phát ra một từ ánh sáng không đổi và chói chang

=> Và chiếc đèn ấy đã cháy liên tục trong 40 giờ đồng hồ
– Lúc đó Edison mới tăng điện thế lên

=> Cuối cùng sau bao nỗ lực cố gắng ông cũng đã thành công

– Ông quyết định trình bày phát minh của mình trước đại chúng
– Ông cho treo hàng trăm bóng đèn quanh phòng thí nghiệm và dọc đường
– Ngày 31 tháng 12 năm 1879 toàn bộ đường phố ngập tràn trong ánh sáng chan hòa

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của câu chuyện: Ra đời của bóng đèn điện của Thomas Edison là một câu chuyện hay để ý nghĩa trong đời sống nó như một cột mốc đánh dấu cho sự kiện quan trọng của thế giới.
– Bài học: Những công lao của Edison về bóng đèn điện em hiểu ra rằng mọi người trên bước đường thành công luôn sẽ gặp phải những vấp ngã.
+ Điều quan trọng là ta phải luôn vững tin vào bản thân mình không được nản chí.

Bài làm hoàn chỉnh phát triển từ dàn ý chi tiết
“Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động” – Đây chính là câu nói về sự kiên trì mà tôi nhớ nhất. Câu nói ấy không phải của một nhà chính trị gia cũng không phải của một nhà văn mà mà chính là của một nhà phát minh lỗi lạc Thomas Edison với câu chuyện đáng nể về sự ra đời của đèn điện. Câu chuyện về hành trình phát minh ra đèn điện của Thomas Edison thực sự khiến em cảm thấy vô cùng khâm phục và biết ơn về phát minh vĩ đại của ông dành cho thế giới.
Hè năm ngoái em đã được nghe câu chuyện về sự ra đời của bóng đèn sợi đốt từ chú Minh hàng xóm làm thợ điện. Một hôm nhà em bị cháy bóng đèn trong phòng khách nên bố bảo em sang nhờ chú Minh qua xem giúp. Khi em sang nhờ chú đến nhà xem giúp cái bóng đèn bị cháy chú rất vui vẻ đồng ý, vừa làm chú vừa kể cho em nghe câu chuyện về Thomas Edison và hành trình sự ra đời của chiếc bóng đèn điện đầu tiên trên thế giới khiến em cảm thấy vô cùng hứng thú.
Thomas Edison sinh ngày 11 tháng 2 năm 1847 ở Milan Ohio Hoa Kỳ. Ông là người con thứ bảy trong một gia đình hình Thỏ Nhỏ Ông nổi tiếng là một cậu bé hiếu kỳ ham học hỏi luôn thích đặt câu hỏi vì sao với mọi người Sau này khi đã trưởng thành ông đã mở cho mình một khu nghiên cứu riêng tại nhà và sáng chế ra chiếc máy ghi âm mở đầu cho cuộc kháng chiến bóng đèn sợi đốt của mình sau này.
Câu chuyện bắt đầu vào tháng 3 năm 1878 là thời kỳ đầu tiên Edison bắt tay vào nghiên cứu đèn điện. Năm 1860 một loại đèn sơ sài đã khiến người ta nghĩ tới khả năng của điện lực trong việc làm phát sáng và Edison cũng cho rằng điện lực có thể cung cấp một lượng ánh sáng dịu hơn rẻ tiền và an toàn hơn ánh sáng đèn Hồ Quang của William Wallace. Sau đó Edison đã tìm đọc tất cả các sách báo liên quan đến điện lực ông muốn in dấu hiệu sâu rộng lý thuyết về điện lực để mang kiến thức của mình vào các áp dụng thực tế
Năm ấy báo chí đưa tin rất nhiều về về đèn điện của Edison làm các công ty đèn khí đốt rất lo ngại nhưng Edison khuyên họ Bỏ thêm 50.000 đô la để ông theo đuổi công trình nghiên cứu. Căn cứ từ đèn Hồ Quang của Wallace, Edison thấy rằng có thể có ánh sáng từ một vật cháy sáng bằng cách đốt nóng. Vì vậy ông đã dùng nhiều vòng dây kim loại rất mỏng rồi cho dòng điện có cường độ lưới đi qua để những vòng dây đó nóng đỏ lên. Nhưng chỉ trong chốc lát các vòng dây đã cháy thành than khiến Edition rất bối rối.
Tháng 4 năm 1879 sau thời gian miệt mài suy nghĩ ông đã nảy sinh ra một sáng kiến rằng “điều gì sẽ xảy ra nếu dây kim loại được đặt trong một bóng thủy tinh không chứa không khí?”. Edison đã thử cho một sợi kim loại rất mảnh vào trong bóng thủy tinh rồi rút không khí ra hết. Khi nối dòng điện ông có được thử ánh sáng trắng trơn thời gian cháy cũng lâu hơn nhưng còn chưa đủ. Ngày 12 tháng 04 năm 1879 để bảo vệ phát minh của mình Edison xin bằng sáng chế về bóng đèn cháy trong chân không. Mặc dù ông biết rằng loại đèn này chưa hoàn hảo vì ông chưa tìm ra một thứ gì dùng làm tóc trong bóng đèn. Sau đó Edison đã thử với rất nhiều thứ kim loại hiếm nhưng cũng chẳng cho được kết quả khả quan tuy vậy ông vẫn kiên trì với phát minh của mình.
Ngày 19 tháng 10 năm 1879 khi đang cặm cụi thí nghiệm cùng người cộng sự của mình Edison đã nghĩ “Tại sao không dùng sợi thanh mảnh?” và ông đã nghĩ ngay tới thứ thường dùng nhất trong nhà là sợi chỉ may. Khi ông bảo người cộng sự của mình đốt cháy sợi chỉ để lấy các sợi than sau đó cho vào bóng đèn, khi nối dòng điện phát ra một từ ánh sáng không đổi và chói chang khiến ông và mọi người thở phào nhẹ nhõm. Và sau nhiều giờ chờ đợi chiếc đèn ấy đã cháy liên tục trong 40 giờ đồng hồ khiến mọi người vui mừng tin tưởng vào kết quả đạt được. Lúc đó trở đi Edison mới tăng điện thế lên. Cuối cùng sau bao nỗ lực cố gắng ông cũng đã thành công.
Ông quyết định trình bày phát minh của mình trước đại chúng. Ông cho treo hàng trăm bóng đèn quanh phòng thí nghiệm và dọc đường. Ngày 31 tháng 12 năm 1879 điều kỳ diệu đã xảy ra – toàn bộ đường phố ngập tràn trong ánh sáng chan hòa, lấp lánh
Sự đời bóng đèn điện của Thomas Edison là một câu chuyện hay để lại ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Nó như một cột mốc đánh dấu cho sự kiện quan trọng trong lịch sử thế giới. Những công lao của Edison về bóng đèn điện khiến em hiểu ra rằng mọi người trên bước đường thành công luôn sẽ gặp phải những vấp ngã. Nhưng điều quan trọng là ta phải luôn vững tin vào bản thân mình không được nản chí. Mong rằng chúng ta khi đang được sống trong ánh sáng chan hòa của đèn điện hãy luôn biết ơn công lao to lớn của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison.

Trên đây là Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác cùa trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*