Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình

Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo.

BÀI 1
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình

 

Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu truyện ngụ ngôn: Văn học nước nhà từ xưa đến nay đã có rất nhiều những tác phẩm mang đến cho con người rất nhiều những bài học đáng quý. Một trong số đó có thể kể đến những truyện ngụ ngôn.
Để răn dạy con người bài học về tác hại của sự lười biếng, gian trá ông cha ta đã sáng tác ra truyện Người lái buôn và con lừa.
– Cảm xúc chung của em về truyện ngụ ngôn đó: Truyện ngụ ngôn này đã gây ấn tượng đặc biệt với bản thân em bởi qua đó em có thể học hỏi thêm được nhiều bài học quý báu.

Thân bài:
1. Vì sao em biết được truyện ngụ ngôn đó?

– Truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa em biết được trong tiết học Giáo dục công dân
– Cô giáo em đã kể câu truyện này để giúp chúng em hiểu sâu sắc hơn về bài học – Sau khi nghe cô kể em cảm thấy truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa rất hay và đáng suy ngẫm.
– Trong một câu chuyện bình thường nhưng lại ẩn chứa cả một bài học đáng quý

Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đó
– Mở đầu:

+ Người lái buôn phải thường xuyên vào thành để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà
+ Con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở nhẹ nhất

– Diễn biến

+ Một lần, người lái buôn mua một tải muối.
+ Ông ta buộc kĩ và chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi
+ Đi đến một con sông, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước.
+ Lừa không cẩn thận đã bị ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào khiến cho muối bị tan ra
+ Khi Lừa đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm.

+ Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông.

+ Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa.
+ Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa.
+ Lại một lần nữa đi qua con song, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không chần chừ bước xuống sông.
+ Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ ngã. Lừa sung sướng nghĩ: “Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây”.

– Kết thúc

+ Nhưng khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều.
+ Thì ra, tải bông sau khi hút nước đã trở nên nặng hơn trước rất nhiều.
+ Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.

2. Cảm xúc – bài học rút ra

– Sau khi được nghe câu truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa, em cảm thấy đây là một câu truyện rất ý nghĩa và sâu sắc
– Chú Lừa kia cứ nghĩ mình thông mình láu cá nhưng cuối cùng phải nhận một cái kết đáng đời
– Trong cuộc sống, thành quả luôn đi kèm với nỗ lực, nỗ lực bao nhiêu thì thành quả đạt được bấy nhiêu
– Vì vậy không nên vì lười biếng mà gian trá, không cố gắng thực hiện đúng chức phận của mình.
– Lười biếng, thoái thác công việc sẽ phải nhận hậu quả thích đáng

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của truyện ngụ ngôn: Có thể nói, với em, truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa, răn dạy em nhiều bài học đáng trân trọng
– Liên hệ bản thân: Em hứa sẽ luôn sống trung thực, cô gắng phấn đấu bằng chính thực lực, không lười nhác dối trá để đạt được những điều bản thân mong muốn một cách tốt đẹp nhất.

Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Văn học nước nhà từ xưa đến nay đã có rất nhiều những tác phẩm hay, thú vị và ý nghĩa mang đến cho con người rất nhiều những bài học đáng quý. Một trong số đó có thể kể đến những truyện ngụ ngôn. Để răn dạy con người bài học về tác hại của sự lười biếng, gian trá ông cha ta đã sáng tác ra truyện Người lái buôn và con lừa. Truyện ngụ ngôn này đã gây ấn tượng đặc biệt với bản thân em bởi qua đó em có thể hoàn thiện được bản thân mình học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu.
Truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa em biết được trong tiết học Giáo dục công dân, khi giảng cho chúng em về lòng trung thực, không được sống gian dối, xảo trá. Cô giáo em đã kể câu truyện này để giúp chúng em hiểu sâu sắc hơn về bài học và ghi nhớ những lời răn dạy của ông cha ta từ xưa. Sau khi nghe cô kể em cảm thấy truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa rất hay và đáng suy ngẫm. Câu chuyện ban đầu tưởng chừng như thật bình thường đan xen một chút hài hước hài hước nhưng lại ẩn cả một bài học đáng quý mà cha ông ta đã khéo léo răn dạy.
Câu chuyện em được nghe cô giáo kể như sau: Ở một thị trấn nọ, có một người lái buôn và ông có một chú Lừa đi theo để chuyên trở đồ. Hằng ngày người lái buôn phải thường xuyên vào thành phố để mua đồ, và chất lên vai Lừa để trở về nhà. Ông cha ta xưa nay đã có câu “Lừa ưa nặng” nhưng con Lừa của người lái buôn nghĩ rằng mình rất thông minh, lúc nào cũng thích động não, nghĩ mọi cách để có thể khiến cho đồ mình phải chở nhẹ nhất có thể. Và đó chính là khởi nguồn của câu chuyện. Một lần, cũng như mọi lần mua đồ khác người lái buôn mua một tải muối. Ông ta buộc tải thật chặt, chất lên lưng Lừa, rồi đi đằng sau thúc Lừa đi nhanh. Đi được một lúc, người lái buôn và Lừa đi đến một con sông nhỏ, người lái buôn thúc Lừa lội xuống nước. Lừa không cẩn thận đã bị trượt chân, ngã xuống nước. Nước sông đã ngấm vào miệng tải muối khiến cho muối bị tan ra rất nhiều xuống sông. Khi Lừa ta đứng dậy thì phát hiện ra tải muối mà mình chở đã nhẹ hơn rất nhiều, trong lòng cảm thấy thích chí lắm. Có được kinh nghiệm lần này, mỗi lần qua sông, Lừa ta đều giả vờ trượt chân ngã để cho bớt một ít đồ trên lưng xuống sông. Người lái buôn biết vậy, định bụng sẽ phạt Lừa cho nó một bài học đáng nhớ. Người lái buôn vào trong thành mua một tải bông, và chất lên lưng Lừa. Lại một lần nữa đi qua con sông nhỏ, nhìn thấy sông, Lừa ta vui mừng thầm reo lên, không ngần ngừ bước xuống sông. Khi đến giữa sông, Lừa ta lại giả vờ trượt chân ngã. Lừa sung sướng nghĩ: “Khi mà mình đứng lên chắc chắn đồ trên lưng mình sẽ nhẹ hơn rất nhiều đây”. Nhưng đáng buồn thay khi Lừa ta vừa mới đứng dậy, đột nhiên thấy đồ trên lưng mình nặng hơn trước rất nhiều. Đó chính là do tải bông sau khi ngấm nước dưới song đã trở nên nặng hơn trước. Lừa ta không ngờ trên lưng tải bông nặng như vậy, đành cúi đầu ngậm ngùi đi tiếp không dám than vãn gì.
Sau khi được nghe câu chuyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa, em cảm thấy đây là một câu truyện rất ý nghĩa và sâu sắc. Em thấy cái kết dành cho chú Lừa là rất đáng. Chú Lừa kia cứ nghĩ mình thông mình láu cá nhưng cuối cùng phải nhận một cái kết ê chề. Qua câu chuyện trên ông cha ta nhằm răn dạy rằng: Mọi trái ngọt, thành quả trong cuộc sống luôn đi kèm với nỗ lực, nỗ lực bao nhiêu thì thành quả đạt được bấy nhiêu. Không bao giờ có chuyện không cố gắng mà sẽ đạt được thành công. Chính vì vậy chúng ta không nên vì lười biếng mà giở thói gian trá, không cố gắng thực hiện đúng chức phận của mình. Lười biếng, thoái thác công việc sẽ phải nhận hậu quả thích đáng
Có thể nói truyện ngụ ngôn Người lái buôn và con lừa là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa giúp răn dạy một cách thầm kín những kinh nghiệm sống và học trong cuộc đời. Em cảm thấy khi đọc những câu chuyện như thế này chúng ta sẽ ghi nhớ lâu hơn, có thời gian để lắng đọng và suy ngẫm. Bản thân em hứa sẽ luôn sống trung thực, cố gắng phấn đấu bằng chính thực lực, không lười nhác dối trá vì khi chúng ta nổ lực phấn đấu thành quả khi đạt được sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
BÀI 2
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu truyện ngụ ngôn: Trên hành trình tìm kiếm tri thức của mình, em đã được tiếp xúc qua với rất nhiều truyện ngụ ngôn hay và giàu ý nghĩa. Một trong số những câu chuyện đó chính là Con lừa và bác nông dân.
– Cảm xúc chung của em về truyện ngụ ngôn đó: Truyện ngụ ngôn này đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng và cảm xúc đặc biệt bởi nó không chỉ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức mới mà còn giúp em học hỏi được nhiều bài học hay

Thân bài:
1. Vì sao em biết được truyện ngụ ngôn đó?

– Khi em cùng gia đình xem Vlog của chú Quang Linh làm về cuộc sống của những người dân Châu Phi
– Một vùng quê nghèo với cuộc sống rất thiếu thốn, khắc nghiệt nhưng con người nơi đây vẫn phải tồn tại và thích nghi
– Thấy em ngạc nhiên về điều kiện sống và sinh hoạt của họ vì vậy bố đã kể cho em nghe câu chuyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân để giúp em hiểu thêm nhiều điều

2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đó
– Mở đầu

+ Một bác nông dân nọ có nuôi một con lừa từ rất lâu
+ Một ngày, con lừa của bác nông dân bị ngã xuống giếng bỏ hoang
+ Nó kêu lên thảm thiết trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên
+ Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa.

– Diễn biến

+ Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay.
+ Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng.
+ Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết.
+ Nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan.
+ Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó.
+ Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên.

– Kết thúc

+ Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra.
+ Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy.
+ Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất.
+ Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng

3. Cảm xúc – bài học rút ra

– Qua câu chuyện Con lừa và bác nông dân bố kể em cảm thấy vô cùng hay và ý nghĩa:
– Em vừa cảm thấy thương vừa thấy nể phục con Lừa, tuy đã già nhưng nó vẫn cố gắng giành lấy sự sống
– Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách thích ứng với hoàn cảnh sống khắc nghiệt
– Trong cuộc sống, chúng ta có những lúc sẽ rơi vào những nghịch cảnh vô cùng khó khăn, điều quan trọng không phải ngồi và than vãn, mà phải biết lợi dụng khó khăn để biến nó thành cơ hội, không được bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh.

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của truyện ngụ ngôn: Có thể nói, với em, truyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa, răn dạy em nhiều bài học đáng trân trọng
– Liên hệ bản thân: Bản thân em sẽ luôn cố gắng phấn đấu đương đầu với mọi thử thách, biến khó khan thành động lực để vượt lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Bài làm hoàn chỉnh phát triển từ dàn ý chi tiết
Trên hành trình tìm kiếm tri thức của mình, em đã được tiếp xúc qua với rất nhiều truyện ngụ ngôn hay và giàu ý nghĩa. Một trong số những câu chuyện đó chính là Con lừa và bác nông dân. Truyện ngụ ngôn này đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng và cảm xúc đặc biệt. Nó không chỉ giúp em tiếp thu được nhiều kiến thức mới mà còn giúp em học hỏi được nhiều bài học hay có thể làm hành trang vững chắc trong những hành trình tiếp theo của cuộc đời.
Em được biết đến câu chuyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân vào một buổi tối cuối tuần. Khi em cùng gia đình xem Vlog của chú Quang Linh làm về cuộc sống của những người dân Châu Phi- một vùng quê nghèo với cuộc sống rất thiếu thốn, môi trường sống vô cùng khắc nghiệt nhưng con người nơi đây vẫn phải tồn tại và thích nghi. Thấy em hết sức ngạc nhiên về điều kiện sống và sinh hoạt của họ vì vậy bố đã kể cho em nghe câu chuyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân để giúp em hiểu thêm nhiều điều.
Truyện kể về một bác nông dân nọ có nuôi một con lừa từ rất lâu. Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên… Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa. Ông mời hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi ngưởi cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.
Qua câu chuyện Con lừa và bác nông dân bố kể em cảm thấy vô cùng hay và ý nghĩa: Em vừa cảm thấy thương vừa thấy nể phục con Lừa, tuy đã già nhưng nó vẫn cố gắng giành lấy sự sống bằng tất cả những gì có thể. Qua đó em càng cảm thấy khâm phục những người dân Châu Phi trước nghị lực sống và khả năng thích nghi của họ trước những gì khắc nghiệt nhất mà tạo hóa tạo ra. Câu chuyện là bài học sâu sắc về cách thích ứng với hoàn cảnh sống khắc nghiệt
Trong cuộc sống, chúng ta có những lúc sẽ rơi vào những nghịch cảnh vô cùng khó khăn, điều quan trọng không phải ngồi và than vãn, mà phải biết lợi dụng khó khăn để biến nó thành cơ hội, không được bỏ cuộc trong mọi hoàn cảnh.
Truyện ngụ ngôn Con lừa và bác nông dân là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa, răn dạy em nhiều bài học đáng trân trọng: Em càng cảm thấy trân trọng cuộc song hơn và khâm phục những con người có nhiều ý chí nghị lực. Bản thân em sẽ luôn cố gắng phấn đấu, không ngại đương đầu với mọi khó khăn thử thách, biến khó khăn thành động lực để vượt lên trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
BÀI 3
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu truyện ngụ ngôn: Tuổi thơ em gắn liền với những câu chuyện cổ tích bà kể, những bài thơ cô giáo đọc cho em nghe, những bài hát mà mẹ đã dạy em từ tấm bé và còn có cả những truyện ngụ ngôn với những bài học sâu sắc ông đã dạy cho em. Một trong số những truyện ngụ ngôn em nhớ nhất chính là Ếch ngồi đáy giếng
– Cảm xúc chung của em về truyện ngụ ngôn đó: Truyện ngụ ngôn này đã để lại trong em nhiều ấn tượng đặc biệt bởi qua đó em có thể học hỏi tiếp thu được nhiều bài học quý giá để từ đó hoàn thiện được bản thân mình

Thân bài:
1. Vì sao em biết được truyện ngụ ngôn đó? (Phải để hoàn cảnh là một buổi tối về quê, ông kể cho em nghe để khớp với mở bài)

– Câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng em được nghe trong một dịp về quê thăm ông bà ngoại
– Nghỉ hè hằng năm em đều được về quê ngoại ở Bắc Ninh chơi với ông bà một tháng
– Mỗi buổi chiều ông ngoại em hay chiếu ra hè rồi ngồi kể chuyện cho chúng em nghe.
– Qua câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng ông kể em nhận ra được rất nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống mà mình cần phải tiếp thu.

2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đó
– Mở đầu

+ Câu chuyện bắt đầu ở một cái giếng nọ có một con ếch sống lâu năm dưới đáy giếng, xung quanh nó chỉ toàn là những con vật bé nhỏ.
+ Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, chú ếch chỉ có thể thấy được một khoảng trời rất bé như cái vung vậy.

+ Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật khác trong giếng hoảng sợ nên nó tự coi mình là chúa tể.

+ Nó đã nghĩ thầm trong đầu rằng: “Tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung”.
+ Vì có suy nghĩ như thế nên nó cứ nhìn lên bầu trời bé xíu ấy và nghĩ nó thì oai phong giống như một vị chúa tể
+ Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó đã khẳng định bầu trời chỉ to bằng cái vung mà thôi.

– Diễn biến

+ Một năm nọ trời mưa rất to làm nước trong giếng đầy lên tràn bờ đưa ếch lên miệng giếng.
+ Vẫn quen thói cũ nên ếch câng câng nhìn lên trời và đập vào mắt ếch chính là nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn.
+ Ếch không tin vào mắt mình và cảm thấy rất bực bội vì điều đó.

+ Nó đã cất tiếng kêu ồm ộp để ra oai, ếch hi vọng sau những tiếng kêu của mình mọi thứ sẽ phải trở lại như ban đầu.

+ Nhưng hiển nhiên là sau tiếng kêu của ếch mọi thứ vẫn vậy vẫn như vậy
+ Ếch càng lấy làm lạ và bực bội hơn nữa nên mải nhìn lên bầu trời không thèm để ý đến xung quanh
– Kết thúc
+ Quen thói huênh hoang như vậy nên đã bị một chú trâu đi ngang qua đó dẫm bẹp chết.

3. Cảm xúc – bài học rút ra

– Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy rất hay và thú vị, con ếch vì thói huênh hoang, ra vẻ đã phải nhận cái kết đáng đời
– Đó là câu chuyện hay đáng suy ngẫm về một bài học sâu sắc:

+ Từ câu truyện Ếch ngồi đáy giếng kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch

+ Truyện ngầm phê phán những người vốn hiểu biết hạn hẹp mà lúc nào cũng tự cao
+ Khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo và chủ quan

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của truyện ngụ ngôn: Có thể nói, với em, truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa, răn dạy em nhiều bài học đáng trân trọng về tác hại của thói tự cao tự đại
– Liên hệ bản thân: Bản thân em sẽ luôn cố gắng trau dồi, học hỏi thật nhiều, sống khiêm tốn biết tiếp thu.

Bài làm hoàn chỉnh phát triển từ dàn ý chi tiết
Tuổi thơ em gắn liền với những câu chuyện cổ tích bà kể, những bài thơ cô giáo đọc cho em nghe, những bài hát mà mẹ đã dạy em từ tấm bé và còn có cả những truyện ngụ ngôn với những bài học sâu sắc ông đã dạy cho em. Một trong số những truyện ngụ ngôn em nhớ nhất chính là Ếch ngồi đáy giếng. Truyện ngụ ngôn này đã để lại trong em nhiều ấn tượng đặc biệt bởi qua đó em có thể học hỏi tiếp thu được nhiều bài học quý giá để từ đó hoàn thiện được bản thân mình
Câu chuyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng em được nghe trong một dịp về quê thăm ông bà ngoại. Nghỉ hè hằng năm em đều được về quê ngoại ở Bắc Ninh chơi với ông bà một tháng. Mỗi buổi chiều tối ngày hè khi trời hoàng hôn, ông ngoại em hay chiếu ra hè rồi ngồi kể chuyện cho chúng em nghe. Khi ông kể chuyện cổ tích, khi thì chuyện thời kháng chiến, đấu tranh, chuyện ngụ ngôn… Qua câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng ông kể em nhận ra được rất nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống mà mình cần phải tiếp thu.
Câu chuyện bắt đầu ở một cái giếng nọ có một con ếch sống lâu năm dưới đáy giếng, xung quanh nó chỉ toàn là những con nhái, ốc, cua bé nhỏ. Ở dưới đáy giếng nhìn lên trời, chú ếch chỉ có thể thấy được một khoảng trời rất bé như cái vung vậy. Mỗi lần ếch cất tiếng kêu ồm ộp đều làm các con vật khác trong giếng hoảng sợ nên làm cho ếch hênh hoang tự coi mình là chúa tể. Nó đã nghĩ thầm trong đầu rằng: “Tất cả vũ trụ chỉ có như thế, trời bé bằng vung”. Vì có suy nghĩ như thế nên nó cứ nhìn lên bầu trời bé xíu ấy và nghĩ nó thì oai phong giống như một vị chúa tể vì mỗi khi nó cất tiếng kêu mọi con vật đều phải hoảng sợ. Ngày nào cũng thấy như vậy nên nó đã khẳng định bầu trời chỉ to bằng cái vung mà thôi. Và chuyện gì đến cũng đến, một năm nọ trời mưa rất to làm nước trong giếng đầy lên tràn bờ đưa ếch lên miệng giếng. Vẫn quen thói cũ nên ếch câng câng nhìn lên trời và một điều bất ngờ đập vào mắt ếch chính là nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn gấp nhiều lần so với bầu trời bé như vung mà nó vẫn thấy khi ở bên dưới đáy giếng. Ếch không tin vào mắt mình và cảm thấy rất bực bội vì điều đó. Nó đã cất tiếng kêu ồm ộp để ra oai, ếch hi vọng sau những tiếng kêu của mình mọi thứ sẽ phải trở lại như ban đầu. Nhưng hiển nhiên là sau tiếng kêu của ếch mọi thứ vẫn vậy vẫn không trở lại như ban đầu, bầu trời to lớn vẫn là bầu trời to lớn. Ếch càng lấy làm lạ và bực bội hơn nữa nên mải nhìn lên bầu trời không thèm để ý đến xung quanh. Quen thói huênh hoang nó đã bị một chú trâu đi ngang qua đó dẫm bẹp chết.
Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy rất ấn tượng, con ếch vì thói huênh hoang, ra vẻ đã phải nhận cái kết đáng đời. Đó là một câu chuyện hay đáng suy ngẫm về một bài học sâu sắc: Từ câu truyện Ếch ngồi đáy giếng kể về cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của ếch. Truyện ngầm phê phán những người vốn hiểu biết thì hạn hẹp mà lúc nào cũng xưng ta đây tài giỏi, tự cao, huênh hoang. Đồng thời câu truyện còn muốn khuyên mọi người phái cố gắng học hỏi mở rộng tầm nhìn của bản thân, tầm hiểu biết của mình và không nên kiêu ngạo tự cao và quá chủ quan
Qua lời kể lắng đọng của ông ngoại cùng với những bài học sâu sắc em cảm thấy truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một câu chuyện hay và giàu ý nghĩa, răn dạy em nhiều điều đáng trân trọng về tác hại của thói tự cao tự đại. Qua đó bản thân em thấy mình phải luôn khiếm tốn, cố gắng trau dồi, học hỏi thật nhiều điều để có một sự hiểu biết rộng lớn hơn.
BÀI 4
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình
Dàn ý chi tiết
Mở bài:

– Dẫn dắt, giới thiệu truyện ngụ ngôn: Trong khi tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có vô vàn những câu chuyện hay ẩn chứa trong đó nhiều bài học sâu sắc. Để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất chính là câu chuyện Con quạ và cái bình nước
– Cảm xúc chung của em về truyện ngụ ngôn đó: Câu chuyện khiến em có rất nhiều suy ngẫm và em nhận ra được bài học đáng suy ngẫm mà ông cha ta răn dạy.

Thân bài:
1. Vì sao em biết được truyện ngụ ngôn đó?

– Câu chuyện em được biết trong một lần đi nhà sách
– Em đã đạt được danh hiệu học sinh giỏi và được bố thưởng cho một lần đi nhà sách
– Thay vì đọc chuyện tranh như các lần khác, lần này em chọn đọc các câu chuyện ngụ ngôn theo lời đề nghị của bố
– Và một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất chính là Con quạ và cái bình nước
– Câu chuyện rất hay và có nhiều bài học ý nghĩa

2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đó
– Mở đầu

+ Một năm nọ, hạn hán kéo dài, mấy tháng liền trời không có lấy một giọt mưa. + Đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả.
+ Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.

– Diễn biến

+ Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước
+ Tình cờ quạ thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Nó bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước.

+ Nhưng quạ không làm sao để uống nước được vì miệng bình nhỏ, cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống

+ Dù nó đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không uống được một giọt nước nào.
+ Một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu nó là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình.
+ Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi.
+ Ngay lập tức, quạ đi tìm sỏi để thực hiện ý tưởng của mình

– Kết thúc

+ Sau một thời gian đi tìm kiếm những viên sỏi, lúc này quạ chỉ việc thả những viên sỏi vào bình.
+ Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn.
+ Cuối cùng khi tất cả sỏi đã được bỏ vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình.

4. Cảm xúc – bài học rút ra

+ Em cảm thấy câu chuyện rất hay và ý nghĩa, chú quạ rất thông minh và nhanh nhạy.
+ Sự kiên trì là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề, cuối cùng chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra hướng giải quyết
+ Khi gặp khó khăn, chớ vội nản lòng từ bỏ, hãy suy nghĩ tìm cách giải quyết

Kết bài

– Khẳng định lại ý nghĩa của truyện ngụ ngôn: Câu chuyện ngụ ngôn Con quạ và cái bình nước mang đến thật nhiều bìa học ý nghĩa giúp cho con người tự tin hơn vào khả năng, sự kiên trì của chính mình dù trong nghịch cảnh.
– Liên hệ bản thân: Em sẽ luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnhkhông từ bỏ dù chỉ còn chút hi vọng nhỏ bé. Chúng ta là học sinh hãy luôn phấn đấu cố gắng trong học tập

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Bài làm hoàn chỉnh phát triển từ dàn ý chi tiết
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có vô vàn những câu chuyện hay ẩn chứa trong đó nhiều bài học sâu sắc. Nhưng có lẽ để lại trong em ấn tượng sâu sắc nhất chính là câu chuyện Con quạ và cái bình nước. Câu chuyện khiến em có rất nhiều suy ngẫm về cuộc sống và em nhận ra được nhiều bài học đáng quý mà ông cha ta răn dạy từ đó có thể hoàn thiện bản thân theo từng ngày.
Câu chuyện em được biết trong một lần đi nhà sách cùng bố và em trai. Em đã có gắng đạt được danh hiệu học sinh giỏi và được bố thưởng cho một lần đi nhà sách. Nhưng thay vì đọc chuyện tranh như em trai, lần này em chọn đọc các câu chuyện ngụ ngôn theo lời đề nghị của bố. Vì bố em nói rằng đọc những câu chuyện này sẽ giúp tìm thấy nhiều điều thú vị và bồi đắp thêm những hiểu biết mới. Đúng như lời bố nói, một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất khi đọc chính là Con quạ và cái bình nước. Câu chuyện không chỉ có diễn biến rất hay mà em hiểu ra được ẩn đằng sau đó có một bài học cuộc sống vô cùng sâu sắc.
Chuyện mở đầu vào một năm nọ, hạn hán kéo dài, đã rất lâu rồi trời không có lấy một giọt mưa. Đất đai khô cằn, nứt nẻ, cây cỏ héo úa, nước trong các ao hồ đều cạn khô hết cả. Sự sống của muôn loài bị đe dọa như đang đứng trước lưỡi gươm của Thần Chết.
Có một chú quạ đậu trên cành cây khô để nghỉ chân. Chú quạ rất khát nước nhưng không biết cách nào để tìm được nước vì mọi thứ đã khô hạn. Nhưng thật bất ngờ chú nhìn thấy trên mặt đất có một cái bình nước. Ngay lập tức, quạ bèn sà xuống và thò mỏ vào chiếc bình để uống nước. Thế nhưng thật đáng buồn, chú quạ không làm cách nào để uống nước được vì miệng bình nhỏ quá mà cổ bình lại cao, nước trong bình không dâng lên đủ để cho chú uống được. Dù đã cố gắng hết sức nhưng quạ vẫn không uống được một giọt nước nào. Quạ đã vô cùng tuyệt vọng không biết phải làm thế nào thì chú nhìn thấy một viên sỏi. Và bỗng một ý nghĩ vụt lóe lên trong đầu quạ nghĩ là sẽ dùng chiếc mỏ để cắp những viên sỏi bỏ vào trong bình. Bỏ càng nhiều sỏi, nước trong bình sẽ càng dâng cao. Khi nước dâng lên đến miệng bình là nó có thể uống được rồi. Ngay lập tức sau đó, quạ đi khắp nơi để tìm sỏi bất chấp cái nắng nóng như đổ lửa.
Cuối cùng sau một thời gian bỏ công đi tìm kiếm những viên sỏi trở về, lúc này nó chỉ việc thả những viên sỏi bỏ vào bình. Sỏi trong bình càng nhiều, nước trong bình càng dâng lên cao hơn. Khi bỏ viên sỏi cuối cùng vào thì mực nước trong bình cũng vừa dâng lên đến miệng và quạ ung dung uống ngụm nước trong bình một cách dễ dàng.
Sau khi đọc xong em cảm thấy câu chuyện rất hay và ý nghĩa, chú quạ rất thông minh và nhanh nhạy. Nhờ vào trí thông minh và sự cố gắng nỗ lực của bản thân mà quạ đã cứu sống được chính bản thân mình, thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn nhất. Câu chuyện đã mang đến cho chúng ta một bài học sâu sắc, sự kiên trì chính là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề. Cho dù tình hình có nghiêm trọng đi chăng nữa, thì bạn cũng sẽ tìm thấy một giải pháp khắc phục. Khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, đừng vội nản lòng từ bỏ, hãy suy nghĩ tìm cách giải quyết, cô gắng kiên trì với suy nghĩ và hướng giải quyết mình đề ra.
Câu chuyện ngụ ngôn Con quạ và cái bình nước mang đến thật nhiều bài học ý nghĩa, nó truyền động lực và ý chí giúp cho con người tự tin hơn vào khả năng, sự nỗ lực, kiên trì của chính mình dù trong nghịch cảnh. Bản thân em cũng sẽ luôn cố gắng dù khó khăn đến mấy cũng sẽ tìm cách vượt qua, không từ bỏ dù chỉ còn chút hi vọng nhỏ bé. Chúng ta là học sinh hãy luôn phấn đấu học tập rèn luyện không nên thấy bài toán khó, bài văn khó viết mà nản lòng vì người xưa đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Trên đây là Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*