Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm kiệt xuất của văn học Trung đại Việt Nam. Tác phẩm được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới, xứng đáng là tập đại thành của văn học Việt Nam.

Truyện Kiều của Nguyễn Du
I. NGUYỄN DU

– Nguyễn Du là Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

1. Cuộc đời:

– Nguyễn Du (1765 – 1820), tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học.
– Ông sống trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, khi chế độ phong kiến thời Lê Trịnh khủng hoảng trầm trọng. Phong trào khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.

– Sinh ra và lớn lên ở Thăng Long nên ông có nhiều điều kiện để tiếp thu tri thức.
– Từ 1786 đến 1796, Nguyễn Du phải sống phiêu bạt trên đất Bắc rồi sau đó về ở ẩn tại quê cha Hà Tĩnh.
– Năm 1802 ông ra làm quan cho triều Nguyễn và được cử đi sứ sang Trung Quốc.
– Năm 1820 ông được cử đi sứ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì mắc bệnh và mất tại Huế.
-> Chứng kiến những đổi thay lớn lao của xã hội cùng với việc đi nhiều, hiểu rộng; hoàn cảnh gia đình, tất cả những điều đó đã tác động mạnh mẽ tới tình cảm, nhận thức để ông hướng ngòi bút của mình vào hiện thực: “Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

2. Con người:

– Ông là người có vốn hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú.
– Là người có trái tim giàu yêu thương, luôn cảm thông với những nỗi đau khổ của kiếp người. Trong “Truyện Kiều”, ông đã từng viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
-> Nguyễn Du xứng đáng là thiên tài văn học, danh nhân văn hóa thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

3. Sự nghiệp văn học:

– Nguyễn Du đã để lại những tác phẩm có giá trị ở cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Về chữ Nôm: xuất sắc nhất là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”, còn gọi là “Truyện Kiều”.
+ Về chữ Hán: có ba tập thơ lớn: “Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập”, tổng là 243 bài.

II. Truyện Kiều

* “Truyện Kiều” là một kiệt tác truyện thơ Nôm, có sức sống lâu bền, vượt thời gian.

1. Nguồn gốc và thể loại:

– “Truyện Kiều” mượn cốt truyện văn xuôi “Kim Vân Kiều truyện” của một tác giả người Trung Quốc là Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du có ý nghĩa quyết định đến thành công của tác phẩm.
– Nguyễn Du có nhiều sáng tạo từ nghệ thuật kể chuyện bằng thơ đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người.
– Về thể loại: “Truyện Kiều” được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát, gồm 3254 câu, viết vào đầu thế kỷ 19.

2. Nhan đề và tóm tắt

a. Nhan đề:

– “Truyện Kiều” lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh”, nghĩa là tiếng kêu thương mới đứt ruột.

b. Tóm tắt: gồm 3 phần

– Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
+ Thúy Kiều gặp Kim Trọng và tự do đính ước với nhau.
– Phần 2: Gia biến và lưu lạc
– Gia đình Kiều bị mắc lừa, Kiều phải bán mình chuộc cha, nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng và bắt đầu 15 năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt thánh y hai lần”.
– Phần 3: Đoàn tụ
+ Thúy Kiều trở về đoàn tụ với gia đình, nối duyên lại với Kim Trọng nhưng chỉ là duyên bạn bè.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung:

* Giá trị hiện thực:
– Tác phẩm phản ánh sâu sắc bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến đương thời đầy bất công và tàn nhẫn.
– Phản ánh số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
* Giá trị nhân đạo:
– Tác phẩm đề cao, trân trọng những ước mơ khát vọng chân chính của con người.
– Ngợi ca vẻ đẹp bên ngoài, cùng những tài năng phẩm chất bên trong của con người.
– Lên án đanh thép những thế lực xấu xa vì tiền.
– Tác phẩm còn là tiếng lòng thương cảm của tác giả đối với những đau khổ bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

b. Giá trị nghệ thuật:

– Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều” không những giàu và đẹp mà còn đạt tới đỉnh cao của thơ lục bát:
+ Ngôn ngữ trong “Truyện Kiều’ vừa có chức năng phản ánh, biểu cảm lại vừa có chức năng thẩm mỹ;
+ Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, nhân vật được miêu tả bằng cả hình dáng bên ngoài lẫn nội tâm bên trong.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng vừa chân thực sinh động, vừa tả cảnh ngụ tình.
-> “Truyện Kiều” đã làm nên khúc “Nam âm tuyệt xướng” làm say đắm lòng người bao thế hệ, bởi Nguyễn Du đã viết “Truyện Kiều” bằng con mắt “nhìn thấu cả sáu cõi và tấm lòng nhân đạo nghĩ suốt cả nghìn đời”.

Trên đây là Truyện Kiều của Nguyễn Du . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*