Soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.

Soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Em hiểu thế nào là “thiên thư”?
Bài giải:

“thiên thư” tức là sách trời là nói đến thuyết “Nhị thập bát tú” của một số quốc gia Á châu cổ đại, đặc biệt là Trung Hoa. “Nhị thập bát tú” là cách gọi của 28 chòm sao nằm trên bầu trời theo cách chia trong thiên văn học cổ đại. Hay còn có cách hiểu khách là sách trời, là bờ cõi được phân chia theo ý trời.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu 1: Xác định bố cục bài thơ?
Bài giải:

– Bố cục:
Câu 1: Khai – mở vấn đề: Nước Nam là một nước có chủ quyền, có vua.
Câu 2: Thừa – tiếp tục phát triển ý của câu 1: Điều đó được ghi rõ ở sách trời.
Câu 3: Chuyển: hỏi tội kẻ thù.
Câu 4: Hợp – khép lại, khẳng định vấn đề: Chúng bay mà sang xâm lược thì sẽ chịu kết cục thảm hại.
⟹ Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

Câu 2: Theo em, bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường như thế nào?
Bài giải:

Bài thơ đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn tứ tuyết luật Đường: bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.
– Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.

Câu 3: Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà nam đế cư
b. Tác dụnh của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.
Bài giải:
a. Khẳng định nước ta là nước có Vua, có dân chủ, khẳng định chủ quyền của dân tộc cho nên đó là sự thể hiện tự hào của dân tộc. Tác giả nói “Nam đế cư” để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

b. Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
– Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn. Phân chia bờ cõi đã có ở sách trời nên không thể nào chiếm đoạt được.

Câu 4: Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Bài giải:

Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân giặc với thái độ căm giận và khinh bỉ hướng về lũ giặc bạo tàn, “nghịch lỗ “- quân mọi rợ làm trái lại với ý trời dám đem quân sang xâm lược nước ta xâm phạm vào
Lời cảnh báo, đe doạ, thách thức, khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm lược nước ta.

Câu 5: Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Bài giải:

Bài thơ là tiếng nói yêu nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta, thể hiện ý chí và sức mạnh Việt Nam. Nam quốc sơn hà là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách và ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam. Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Câu 6: Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn đọc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”. Hãy phát biểu ý kiến của em về điều này
Bài giải:
Nam quốc sơn hà thường được xem là một “bản tuyên ngôn đọc lập” bằng thơ trong văn học Việt Nam và còn được gọi là bài thơ “Thần”, em hoàn toàn đồng ý với hai ý kiến trên vì bài thơ tuy chỉ có bốn câu với 24 chữ, nhưng đã khẳng định được chủ quyền của nước Đại Việt và do vua triều Lý trị vì. Đây là một lẽ tất nhiên, không thể chối cãi, đã được “Sách trời” phân định. Hơn thế nữa, nếu tìm hiểu theo nghĩa gốc Hán tự, thì trong bài “Nam quốc sơn hà”, Lý Thương Kiệt đã đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị. Tư tưởng đó được lột tả qua hai cặp từ “Nam quốc – 南 國” và “Nam đế – 南 帝”. Trong Hán tự, chữ “quốc” là chỉ một nước lớn, không chịu sự phục tùng mà đứng độc lập, ngang hàng với các nước láng giềng, để phân biệt với các nước chư hầu bị lệ thuộc, chi phối bởi nước lớn. Ngược dòng lịch sử, nước Đại Việt từ xa xưa luôn bị Trung Hoa xem là một châu, một quận của họ và họ luôn luôn tìm mọi cách để đồng hoá dân tộc Việt thành bộ phận của Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu khuất phục, trong hơn 1.000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng đứng lên đấu tranh dành độc lập dân tộc. Đến thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đã dõng dạt tuyên bố với nhà nước phong kiến Trung Quốc về sự độc lập và bình đẳng của Đại Việt trên vũ đài chính trị thông qua việc sử dụng từ “Nam quốc” trong bài thơ của mình. Song hành với chữ “Nam quốc” là “Nam đế”. Nếu đã có “Nam quốc” thì phải có “Nam đế”, đó là tất yếu. Như chúng ta đã biết, thời phong kiến, chỉ có nước lớn mới được xưng “đế”, tức là thiên tử (天子 – con trời), vâng mệnh trời để cai trị thiên hạ, còn các nước chư hầu, nhược tiểu chỉ được thiên tử phong vương hoặc chỉ được xưng vương (王 – vương hoặc 國 王 – quốc vương). Như vậy, có thể thấy, nước Đại Việt thời Lý là một quốc gia độc lập, tự chủ và có quyền tự quyết.
Câu 7: Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Bài giải:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu hỏi 1. Nêu tác giả, tác phẩm của bài Nam quốc sơn hà
Bài giải:
1. Tác giả: không rõ tác giả là ai

– Bài thơ dù chưa rõ tác giả thực sự là ai nhưng qua lời kể lại thì có thể là lời thơ của Lí Thường Kiệt (1019- 1105)
– Ông là một danh tướng lẫy lừng có công đánh thắng quân Tống xâm lăng.

2. Tác phẩm:
a, Hoàn cảnh sáng tác

– Có truyền thuyết rằng năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng giỏi được tôn là thần sông Như Nguyệt có giọng ngâm bài thơ này.
– Bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

b, Bố cục: 2 phần:

– Phần 1 (2 câu đầu): Khẳng định chủ quyền lãnh thổ
– Phần 2 (2 câu cuối): Nêu cao quyết tâm chống lại kẻ thù

c, Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

d, Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt với 4 câu mỗi câu 7 chữ. Các câu 1, 2 và 4 hoặc chỉ có câu 2 và 4 là hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu hỏi 2. Phân tích tác phẩm Nam quốc sơn hà
Bài giải:
Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cơ sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. “Đế” là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; “Vua” thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.
Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.
Từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù, đó chính là cái kết cục đầy bi thảm mà chúng sẽ phải đón nhận nếu biết nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây đau khổ cho nhân dân Đại Việt:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Sự thật hiển nhiên rằng “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lý, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.
Chân lý là như vậy, mà thực tế lại khác hẳn. Kẻ thù lại dám đem quân sang xâm lược nước ta. Hai câu thơ tiếp theo đã nêu rõ sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc. Câu hỏi tu từ được sử dụng như để chứng minh cho sự phi nghĩa trong cuộc chiến tranh của quân Tống: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?”. Những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác thì đang làm trái với ý trời. Chính vì thế mà kết cục sẽ vô cùng thảm hại. Kết thúc của một cuộc chiến tranh phi nghĩa chính là sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Đó là sự thật đã được lịch sử chứng minh. Câu thơ cuối thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất y

Trên đây là Soạn bài Nam quốc sơn hà Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*