Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người

Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người

Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người nhằm củng cố kiến thức cho học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh tư liệu này.

Văn bản 1: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI (Xuân Quỳnh)

I. THỰC HÀNH ĐỌC

Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người

Phiếu học tập số 1

1. Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” được viết theo thể thơ nào?

A. Bốn chữ                                                                  B. Năm chữ
C. Lục bát                                                                     D. Tự do

2. Phương thức biểu đạt chính:

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

3. Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người”ai là người được “trời” sinh ra trước nhất?

A. Ông bà
B. Bố mẹ
C.Trẻ con
D. Ông bà, bố mẹ, trẻ con

4. Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người”, sau khi trẻ con được sinh ra, vì sao cần phải có người mẹ?

A. Vì trẻ con cần có tình yêu, cần được bế bồng, chăm sóc của người mẹ
B. Vì trẻ con cẩn được mở rộng tầm nhìn về cuộc sống nên cần có người mẹ
C. Vì trẻ em là người giúp trẻ hiểu biết lịch sử loài người.
D. Vì mẹ biết hát ru cho trẻ ngủ

5. Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người”, bố dạy trẻ điều gì?

A. Giải các bài toán khó
B. Chơi các môn thể thao
C. Về tình cảm gia đình
D. Giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống.

6. Trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người”, thầy giáo dạy cho trẻ điều gì trước nhất?

A.Giải các bài toán khó
B. Chơi các môn thể thao
C. Dạy cho trẻ biết học hành và hiểu biết về lịch sử loài người
D. Dạy trẻ hiểu biết, biết suy nghĩ, biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống.

7. Câu thơ “Những làn gió thơ ngây” trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ

8. Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh, nói quá
B. So sánh, điệp ngữ
C. Nhân hóa, ẩn dụ
D. Hoán dụ, so sánh

9. Từ “nhô” trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”  có nghĩa là:

A. Vượt lên phái trước hoặc ra phía trước so với xung quanh
B. Trồi lên, tụt xuống cao thấp không đều
C. Tạo sự khác lạ nhằm gây sự chú ý
D. Xuất hiện ở trên cao

10. Qua đoạn trích, nhà thơ muốn gửi tới trẻ con điều gì?

A. Trẻ con được sống trong một thế giới tuyệt đẹp
B. Trẻ con được yêu thương
C. Trẻ con được dành tặng những gì tốt đẹp nhất, đáng yêu nhất.
D. Cả A, B, C đều đúng

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu12345678910
Đáp ánBCCADCBBAD

Phiếu học tập số 2

Hoàn thành sơ đồ về các sự vật, con người và mối quan hệ giữa chúng với đối tượng chính là “trẻ con” được nêu trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

TRẺ CON
Sự vật thiên nhiênCon ngườiSự vật nhân tạo
………………..……………………..………………….

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

TRẺ CON
Sự vật thiên nhiênCon ngườiSự vật nhân tạo
trời đất, mặt trời, cây, cỏ, lá, hoa, chim, tiếng hót, nước, mây, gió, sông, biển, cá, tôm, cánh buồm, đám mây, cánh cò,…mẹ, bà, bố, thầy giáochữ, ghế, bàn, lớp, trường, bảng, cục phấn, đường đi.

Phiếu học tập số 3

Bài thơ có nhiều câu thơ miêu tả sự vật rất sinh động. Em hãy chỉ ra từ ngữ có tác dụng miêu tả và các sự vật được miêu tả trong đó theo gợi ý sau:

 Từ ngữSự vật được miêu tả
Tả màu sắc  
Tả âm thanh  
Tả đặc điểm, tính chất khác  
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 Từ ngữSự vật được miêu tả
Tả màu sắcMàu đen, màu xanh, màu đỏ, màu trắng, bạcKhông gian, cây cỏ, hoa lá, cánh cò, mái tóc bà, núi
Tả âm thanhTrong bằng nước, cao bằng mâyTiếng hót của chim
Tả đặc điểm, tính chất khácSáng, thơ ngây, mênh mông, thơm, vui, rộng, dài, xa, hình trònMắt trẻ con, làn gió, biển, cái hoa, con mắt bà, mặt bể, con đường đi, núi, trái đất

Phiếu học tập số 4

Hoàn thành bảng sau

Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết……………………………………….

……………………………………….

Cách lí giải nguồn gốc loài người  trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người……………………………………….

……………………………………….

Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh……………………………………….

……………………………………….

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Cách lí giải nguồn gốc loài người trong các câu chuyện mà em biết
Cách lí giải nguồn gốc loài người  trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người
Nhận xét của em về cách lí giải của nhà thơ Xuân Quỳnh

 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người

Phiếu học tập số 1

Tìm trong bài “Chuyện cổ tích về loài người” những từ láy và từ ghép rồi điền vào bảng sau

Từ láy:…………………………………Vì:………………………………..
Từ ghép:…………………………………Vì:………………………………..

Phiếu học tập số 2

Hoàn thành bảng sau về các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ

Câu thơBiện pháp tu từTác dụng
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
………………………….

…………………………

………………………….

…………………………

Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
…………………………

………………………….

…………………………

…………………………

………………………….

…………………………

Biển thì sinh ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
…………………………

………………………….

 

………………………….

…………………………

Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng
………………………….

…………………………

…………………………..

…………………………

………………………….

…………………………

…………………………..

…………………………

DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu thơBiện pháp tu từTác dụng
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
So sánhHình dung cụ thể về sự vật: cây cỏ, hoa lá.

 

Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây|
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
So sánh, nhân hóa, điệp ngữHình dung rõ hơn về tính chất cao vút, trong trẻo của tiếng chim hót; hình dung sinh động, đáng yêu về ngọn gió, phù hợp với cách nhìn của trẻ con.
Biển thì sinh ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Nhân hóa, điệp ngữNhấn mạnh đến giá trị to lớn của biển (cho cá tôm, vận chuyển)
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa|
Từ bãi sông cát vắng
Điệp ngữ, ẩn dụNhấn mạnh đặc điểm của lời ru, tiếng hát ru của mẹ: tiếng hát về đời sống phong phú, sinh động, muôn màu, muôn vẻ, từ đó cho thấy tình cảm và vai trò to lớn của mẹ đối với con.

 II. THỰC HÀNH VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người

Viết đoạn văn 5-7 câu thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”

GV gợi ý:

  • Chọn một đoạn thơ yêu thích, xác định nội dung chính, những yếu tố nghệ thuật nổi bật và tình cảm của em về đoạn thơ đó
  • Câu mở đầu giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nội dung đoạn thơ, cảm xúc chung của em về đoạn thơ. Các câu tiếp theo thể hiện cảm xúc đối với nội dung, nghệ thuật
DỰ KIẾN SẢN PHẨM 1

(1)Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay viết cho thiếu nhi và một trong những bài thơ ấy là “Chuyện cổ tích về loài người”. (2) Bài thơ có nhiều đoạn, đoạn nào cũng đẹp, đoạn nào cũng hay nhưng em thích nhất là đoạn thơ sau:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc”

 (3)Bé cần rất nhiều thứ để  lớn khôn như mặt trời, cây cỏ, chim muông, sông suối, cá tôm…nhưng có lẽ hơn hết thảy bé cần tình yêu và lời ru. (4)Từ “nhưng” đặt đầu đoạn nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hai yếu tố đó và lí giải sự xuất hiện của mẹ là điều tất yếu. (5) Bởi bé là nguồn vui, là niềm hạnh phúc của mẹ. (6)Bé cần có bàn tay dịu dàng vuốt ve, cần lời hát ru để lớn, cần sự dạy bảo để thành người. (7)Chỉ với 4 câu thơ nhưng ta cảm nhận được tấm lòng yêu trẻ của nhà thơ và phải là người có trái tim nhân hậu thì Xuân Quỳnh mới viết được những vần thơ như thế.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM 2

(1)Đoạn thơ mà em yêu thích nhất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là đoạn thơ viết về sự ra đời của mẹ. (2)Từ những dòng thơ mà tác giả viết, người đọc có thể hình dung được sự ra đời của người mẹ đó chính là dành cho trẻ con tình yêu thương, chăm sóc và những lời ru tiếng hát. (3)Những lời ru tiếng hát ấy mở ra cho trẻ con sự hiểu biết về thế giới xung quanh, từ cành hoa, cánh cò cho đến vị nguồn, cơn mưa. (4)Tác giả đã liệt kê hình ảnh, hương vị, màu sắc mà người mẹ đem đến cho trẻ con. (5)Và ý nghĩa của chính sự xuất hiện của mẹ đó chính là đem đến cho trẻ con tình yêu thương và chăm sóc. (6)Nhờ giọng thơ vui vẻ, người đọc có thể hình dung được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con một cách kỳ diệu, thiêng liêng và tràn ngập màu sắc.

Trên đây là Phiếu bài tập Chuyện cổ tích về loài người. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Phiếu bài tập Ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 theo công văn 5512

Bài tập trắc nghiệm mô đun 5

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 6

Leave a Reply

Required fields are marked*