Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập \.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một hiện tượng tự nhiên em đã được chứng kiến hoặc có ấn tượng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ, chuẩn bị để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá kết quả
– GV dẫn vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số điểm cần lưu ý về kiểu văn bản: viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về một số điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được một số điểm cần lưu ý khu viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS theo dõi sách giáo khoa trang 46 và đặt câu hỏi:

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì?

+ Theo em khi viết một văn bản thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên chúng ta cần lưu ý gì?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 – 4 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ.

1. Khái niệm: 

Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên.

2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

– Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích.

– Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

– Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu.

– Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng.

– Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng.

– Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

– Cấu trúc thường gồm ba phần:

+ Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

+ Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được quy trình viết
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? (Theo Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?)

– GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:

Câu 1Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Câu 2: Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng.

Câu 3: Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?

Câu 4: Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì?

Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết.

Câu 6: Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.

 

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 

 

*Nhiệm vụ 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em khi viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?  

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

 2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1:

– Bố cục 3 phần:

+ Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết.

+ Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích.

Câu 2:

– Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề.

–  Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu.

= > Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến.

Câu 3:

– Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”.

= > Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập.

Câu 4:

– Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu.

Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”.

= > Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin.

Câu 5:

– Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày.

Câu 6:

Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh

= > Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.

 

3. Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

– Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết.

– Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết.

– Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp.

– Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu.

– Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng…

– Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc:

+ Tên hiện tượng

+ Thông tin về hiện tượng

+ Kết quả của hiện tượng

– Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết.

+ Phần mở đầu: Nêu tên hiện tượng tự nhiên

Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên

+ Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

+ Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.

Bước 3: Viết bài

– Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết chú ý:

+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết

+ Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc.

+ Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục.

+ Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc.

+ Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

– Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết:

(Phụ lục)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về kĩ năng viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
b. Nội dung: HS thực hành viết bài
c. Sản phẩm học tập: Bài văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết bài
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài làm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu GV giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV yêu cầu HS hoàn thiện bài viết và chuẩn bị nộp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS lên kiểm phiếu để nêu bài thơ được bình chọn là bài thơ hay nhất của lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các bước viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Tiêu chí
ĐạtChưa đạt
Phần mở đầu
Nêu tên của hiện tượng tự nhiên
Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên
Phần nội dung
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên
Trình bày trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên
Phần kết thúc
Trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích
Hình thức
Có nhan đề và các đề mục, các đề mục nêu được thông tin chính của phần/ đoạn bài viết
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ các thông tin quan trọng
Kết hợp các cách trình bày thông tin
Dùng động từ miêu tả hoạt động/trạng thái và một số từ ngữ chuyên ngành
Đặt tên cho các phương tiện trực quan và trích dẫn nguồn (nếu có)
Diễn đạt mạch lạc, không mắc mỗi chính tả, dùng từ, viết câu

Trên đây là Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Leave a Reply

Required fields are marked*