Giáo án Tự học một thú vui bổ ích

Giáo án Tự học một thú vui bổ ích. Tự học được hiểu đơn giản quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác.

Giáo án Tự học một thú vui bổ ích
1. Chuẩn bị đọc

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về đề tài, chủ đề, của văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn hs trả lời câu 1,2 trang 6

Câu 1: Thế nào là tự học?

Câu 2: Theo em, việc tự học có gì thú vị ?

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

3.1. Chuẩn bị đọc

Gợi ý:

C1: Tự học được hiểu đơn giản quá trình tự làm việc, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo của người khác. Bản thân bạn phải tự nghiên cứu, suy luận, tư duy… Khi ấy chúng ta sẽ làm chủ quá trình tiếp thu kiến thức; bao gồm cả thời lượng học, khối lượng kiến thức phải nạp cùng phương pháp học. 

C2:

– Chủ động tiếp thu và khám phá kiến thức. 

– Rèn luyện tính kiên trì, sáng tạo. 

– Giúp ta tự do, tự chủ không có sự bắt buộc. 

 

2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn cách đọc và trả lời câu hỏi trong hộp chỉ dẫn

1. Theo dõi: Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”?

2. Suy luận: Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì ?

+ Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

 

3.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Đọc

– Hs đọc văn bản

– Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn

+C1: Vì tự học là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông được đúc kết lại trong sách vở.

+ C2: Tăng hiệu quả, uy tín khi nói về ý nghĩa của tự học, giúp bài văn có cái nhìn đa chiều, phong phú.

b. Tìm hiểu chung

– Tác giả

+ Nguyễn Hiến Lê (1912 – 1984)

+ Quê : Sơn Tây (Ba Vì – Hà Nội)

+ Ông là một tác giả, dịch giả, nhà giáo dục, nhà văn hoá với nhiều tác phẩm sáng tác, biên soạn, dịch thuật nhiều lĩnh vực khác nhau.

– Tác phẩm

+ Trích từ tác phẩm Tự học – một nhu cầu thời đại

+ Thể loại: văn nghị luận

+ PTBĐ: nghị luận

+ Bố cục: 2 phần

. Nêu vấn đề: Từ đầu -> …một cái thú.

. Giải quyết vấn đề: Còn lại

3. Suy ngẫm và phản hồi

a. Mục tiêu:
– Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản
– Nhận biết đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống, mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề trong văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

GV phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm 4-6 em

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3.3. Suy ngẫm và phản hồi

3.3.1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

a. Ý kiến 1: Thú tự học giống thú đi bộ

– Lí lẽ: Tự học giúp người học hình thành tri thưc một cách tự chủ, tự do

– Dẫn chứng: Biết được viên Dạ Minh Châu, khúc Nghệ thường vũ y, kiến thức về côn trùng…

b. Ý kiến 2: Thú tự học là phương thuốc chữa bệnh âu sầu

– Lí lẽ: Việc đọc sách giúp ta cảm thấy đồng cảm, an ủi

– Bằng chứng: Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn, quá trình đọc sách của Mon-ti Mông-te-xki-ơ

c. Ý kiến 3: Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm tâm hồn ta lên

– Lí lẽ: Tự học giúp ta tiến bộ, có thể cống hiến cho xã hội

– Bằng chứng:

+ Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề

+ Những tấm gương nhà khoa học tự học…

PHT số 1

Giáo án tự học một thú vui bổ ích

Gợi ý PHT số 1

Giáo án tự học một thú vui bổ ích

NV2: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống, mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nóBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Hs thảo luận nhóm 4-6 em theo PHT số 2 để thực hiện nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3.3.2. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống, mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó

Câu 1: Văn bản tự học- một thú vui bổ ích được viết ra để thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học

Câu 3:

– Các bằng chứng

+ Bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những nhân vật tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định một điều đúng đắn rằng dù bất kì ai, chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội

+ Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ.

– Tác dụng: Đặc điểm chung của hai bằng chứng này là: nhiều người biết, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận. Chính vì thế, đây là những bằng chứng đáng tin cậy, có tác dụng làm cho rõ ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó đã thực hiện được mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về những lợi ích của việc tự học.

Câu 4: Dấu hiệu nhận viết văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống:

– Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối với các hiện tượng, vấn đề cần bàn luận: tác giả đồng tình, đề cao việc tự học “tự học là một cái thú”

– Trình bày được những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe (trả lời dựa theo phần 1)

– Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí: qua các từ trước hết, hơn nữa, quan trọng hơn cả cho thấy các ý kiến được sắp xếp theo trình tự tăng dần mức độ cần thiết, quan trọng của vấn đề

                                                    Phiếu học tập số 2

Câu hỏi 1 (SGK Tr.8): văn bản trên viết ra nhăm mục đích gì ?

Gợi ý: em hãy nhớ lại mục đích của văn bản nghị luận để trả lời câu hỏi này

Văn bản viết ra nhằm …………… người đọc về …………. đó là ……………………..

 

Câu hỏi 3 (SGK Tr.9): em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích?

Gợi ý: Xác định các bằng chứng được nêu trong đoạn trích

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

 

=>Các bằng chứng này có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện múc đích văn bản?

……………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….

Câu hỏi 4 (SGK Tr.9): Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

NV3: Hướng dẫn học sinh Liên hệ, so sánh, kết nối

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Thảo luận theo hình thức nhóm đôi: Tự học có phải là không cần sự trợ giúp của người khác?

+ Từ nội dung thảo luận, Hs viết đoạn văn (khoảng 100 chữ)

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3.3.3. Liên hệ, so sánh, kết nối

Gv định hướng

– Tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai  mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập. chủ động tìm kiếm tri thức và biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học được hiệu quả

– Về đoạn văn, hs lưu ý cấu trúc đoạn, cách dùng từ, diễn đạt, chính tả…

– Gợi ý đoạn văn

“Tự học không cần sự trợ giúp của người khác” là ý kiến em không đồng tình, quan điểm này sai lệch với bản chất của tự học. Tự học là chủ động tiếp nhận kiến thức, kĩ năng một cách tự nguyện không chịu bất kì sự ép buộc nào. Chúng ta có thể học trên nhiều nguồn: từ sách vở, đài báo đến thực tiễn cuộc sống, học từ những người xung quanh mình. Trong quá trình ấy rất cần đến sự trợ giúp của người khác bằng cách như giới thiệu cho mình nguồn tài liệu hay, cùng mình học tập… Nhờ những điều ấy quá trình tự học sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ:

1. Văn bản Tự học- một thú vui bổ ích thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thông tin.                       B. Văn bản biểu cảm.

C. Văn bản nghị luận xã hội             D. Văn bản nghị luận văn học.

2. Văn bản nghị luận xã hội là văn bản?

A. Bàn về những quy tắc trong đời sống

B. được viết ra để bàn về một câu chuyện ý nghĩa trong tác phẩm văn chương viết về đời sống

C. được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

D. Cả A,B,C

3. Trong các tác giả sau, ai là tác giả của cuốn sách Tự học- một thú vui bổ ích

A. Chu Quang Tiềm.

B. Nguyễn Hiến Lê

C. Nguyễn Minh Châu

D. Nguyễn Gia Thiều

4. Ý nào đúng nhất về quan niệm tự học của tác giả?

A. Sự bắt buộc                                   B. Là một cái thú

C. Là một cuộc chơi                                     D. Cần thiết

5. Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích viết ra nhằm mục đích gì?

A. Thuyết phục người đọc về lợi ích của việc tự học.

B. Thuyết phục người đọc về lợi ích của việc đọc sách

C. Giúp mọi người thấy tự học là một thú vui thanh nhã

D. Giúp mọi người thấy tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ

6. Nội dung chính của văn bản Tự học – một thú vui bổ ích là

A. Tự học là một thú vui thanh nhã

B. Tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ

C. Văn bản bàn về lợi ích của tự học từ đó định hướng cho học sinh có tinh thần tự học

D. Cả A,B,C

7. “Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn” là dẫn chứng cho ý kiến nào?

A. Tự học là cần thiết nhưng không bắt buộc

B. Thú tự học là phương thuốc chữa bệnh âu sầu

C. Tự học cũng như một cuộc su lịch

D. Tự học là một thú vui thanh nhã

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ:
Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu chia sẻ về một phương pháp tự học hiệu quả mà em đã áp dụng
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
– HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
– Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
Hs thực hành

IV. Phụ lục

Giáo án Tự học một thú vui bổ ích

Giáo án tự học một thú vui bổ ích

Trên đây là Giáo án Tự học một thú vui bổ ích. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Required fields are marked*