Giáo án bài 6 Hành trình tri thức tri thức Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án bài 6 Hành trình tri thức tri thức Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.

Giáo án bài 6 Hành trình tri thức tri thức Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Đặc điểm văn bản nghị luận xã hội
– Chủ đề: Hành trình tri thức

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống
– Chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống trong văn bản; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong văn bản.

3. Phẩm chất:

Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật hoặc Đuổi hình bắt chữ
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

C1: Gv trình chiếu hình ảnh và hỏi: Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?

C2: GV tổ chức trò chơi “Cuộc sống quanh ta”.

Câu 1:  Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời được gọi là gì?

Câu 2: Nhà bác học không ngừng học là câu nói của ai?

Câu 3: Người  châu Á đầu tiên nhận giải Nobel văn học?

Câu 4: Câu nói “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”có ý nghĩa gì?

Câu 5: Tên hang động lớn nhất thế giới?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài:

C2: Có những câu hỏi các em trả lời được, có những câu chưa trả lời được. Điều đó chứng tỏ tri thức của nhân loại mênh mông như biển khơi mà ta giống như một hạt muối lặng thầm. Vì thế khám phá tri thức là một việc làm cần thiết để phát triển bản thân. Với ý nghĩa đó, hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu chủ đề: “Hành trình tri thức”

 Gợi ý

C1: Hình ảnh gợi ra vai trò, sức mạnh của tri thức đối với cuộc sống

C2:

1. Nhật thực

2. Đác- uyn

3. Ta-go

4. Mọi sự vật trong vũ trụ đều có sự vận động

5. Sơn Đoòng

 

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:
– Nhận biết chủ đề
b. Nội dung: Gv gợi mở để học sinh tìm hiểu giới thiệu bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

 Gv yêu cầu học sinh đọc đoạn giới thiệu bài học cùng với câu hỏi:

+ Chủ đề của bài học là gì?

+ Thể loại chính của chủ đề? Kể tên các văn bản trong chủ đề

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ

– GV lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh

– Học sinh dựa vào phần mở đầu, tên bài học để trả lời về chủ đề: “Hành trình tri thức”

– Thể loại: Nghị luận xã hội

– Các văn bản:

+ VB 1: Tự học – một thú vui bổ ích

+ VB 2: Bàn về đọc sách

+ Đọc kết nối chủ điểm:Tôi đi học

+ Đọc mở rộng theo thể loại: Đừng từ bỏ cố gắng.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

a. Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm bằng các PHT
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời bằng ngôn ngữ nói của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Hs thực hiện PHT số 1 để tìm hiểu tri thức Ngữ văn

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS quan sát, suy nghĩ

– GV lắng nghe, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động

– Hs trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh

– Văn bản nghị luận về 1 vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

– Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:

+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.

+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

+ Ý kiến lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Trên đây là Giáo án bài 6 Hành trình tri thức tri thức Ngữ văn Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Required fields are marked*