Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Có thể là vấn đề về sự kiện, hiện tượng trong đời sống/ vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống (đã thực hiện ở bài viết)

Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Quy trình trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
– Kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
– Kĩ năng bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người nghe
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù:
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống, nêu rõ các ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe
3. Phẩm chất:
– Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Hs thảo luận theo hình thức nhóm đôi để hoàn thành PHT số 1

Yếu tố
Đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề tài
Mục đích viết
Ý kiến
Lí lẽ
Bằng chứng

 

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, trả lời

– GV quan sát, lắng nghe

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày trải nghiệm cá nhân

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:

 

Yếu tố
Đặc điểm của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Đề tàiLính vực đời sống: hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí
Mục đích viếtnhằm thuyết phục ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống
Ý kiếnCó thể là khen/chê, đồng tình/phản đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn
Lí lẽLà những kiến giải của người viết về vấn đề trong đời sống
Bằng chứngLà nhân vật, sự kiện, số liệu từ đời sống
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

a. Mục tiêu:
Xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Em hãy xác định đề tài, mục đích, không gian và thời gian nói

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ

– Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh

NV2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Nghiên cứu lại dàn ý và chú ý một số lưu ý trong phần tìm ý, lập dàn ý

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ

– Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét

NV3: Hướng dẫn Hs luyện tập, trình bày và trao đổi, đánh giá

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ Phát và chiếu bảng kiểm, Hs căn cứ vào tiêu chí của bảng kiểm để có cách trình bày phù hợp

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ

– Hs suy nghĩ, thảo luận, bổ sung, phản biện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của học sinh

 

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

– Đề tài: Có thể là vấn đề về sự kiện, hiện tượng trong đời sống/ vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống (đã thực hiện ở bài viết)

– Mục đích: nhằm thuyết phục ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống

– Không gian, thời gian nói: Trong lớp học, ở gia đình…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

– Sử dụng lại dàn ý của bài viết

– Cần lưu ý thêm

+ Chuẩn bị thêm các phương tiện phi ngôn ngữ

+ Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời

+ Tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ

+ Nêu rõ ý kiến, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 3: Luyện tập và trình bày

– Luyện tập

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói; sử dụng từ ngữ nối để phần trình bày rõ ràng, mạch lạc

+ Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn. Phần mở đầu và phần kết nên hô ứng với nhau để tạo dư âm cho bài nói

+ Khẳng định trực tiếp, rõ ràng, ý kiến của bản thân về vấn đề cần trình bày bằng cách nói: “Theo quan điểm của tôi…”, “Theo tôi…”, “Tôi nghĩ rằng…”

+ Dựa vào phần tóm tắt ý, trình bày từ khái quát đến cụ thể, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ phù hợp với bài nói

+ Tương tác với người nghe

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

– Khi trao đổi, cần

+ Có thái độ cầu thị

+ Phản hồi những câu hỏi, ý kiến phản biện

+ Chuẩn bị tâm thế tích cực…

C – D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để luyện nói
b. Nội dung: HS dựa vào góp ý của các bạn và GV, học sinh quay video bài nói
c. Sản phẩm học tập: Video của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

Hs quay lại video bài nói và gửi cho Gv

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs thực hiện ở nhà

– Hs thực hiện ở nhà
IV. Phụ lục
 Bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
                 Nội dung kiểm tra
Đạt Chưa đạt
Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc.
Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.
Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến của người nói về vấn đề.
Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
Nói rõ, rành mạch và đúng thời gian quy định.
Tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và điệu bộ hợp lí.
Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi.
Biết bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe.

Trên đây là Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Leave a Reply

Required fields are marked*