Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết và xác định được trợ từ, thán từ
– HS nêu được chứ năng của trợ từ, thán từ
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Trò chơi: “THỬ TÀI NHANH MẮT”
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Luật chơi: GV sẽ phát cho HS phiếu tra từ. Khi nghe hiệu lệnh, GV sẽ đọc các từ, nhiệm vụ của HS là nhanh tay khoanh vào các từ giáo viên đọc.
Sau đó HS có nhiệm vụ ghép các từ thành câu có nghĩa. Bạn nào ghép thành câu đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia chơi trò chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.Mục tiêu:
– HS nhận biết và xác định được trợ từ, thán từ
– HS nêu được chứ năng của trợ từ, thán từ
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

– Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu

Ví dụ: những, có, chính, mỗi, đích, ngay, nhỉ, nhé, nha, nghen,…

Trợ từ không có vị trí cố định trong câu, có thể chia thành 2 loại trợ từ:

+Trợ từ nhấn mạnh (những, có, chính, mỗi, ngay) thường đứng trước các từ ngữ cần được nhấn mạnh.

+ Trợ từ tình thái (tiểu từ tính thái) (à, ạ, nhỉ, nhé, nha, nghen, đấy, này,…) thường đứng ở đầu câu hoặc cuối cuối, có tác dụng tạo kiểu câu nghi vấn , câu khiến, câu cảm thán hoặc thể hiện thái độ đánh giá, tình cảm của người nói

– Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thán từ:

+ Thán từ bộc lộ cảm xúc (a, á, ô, ối, chà,…) dùng để bộc lộ các trạng thái tình cảm, cảm xúc (vui mừng, ngạc nhiên, đau đớn, sợ hãi,…)

+ Thán từ gọi đáp (ơi, dạ, vâng, ừ….)

Thán từ thường đứng đầu câu và có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt. Khi sử dụng thán từ, người nói thường dùng theo ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt tương ứng với tình cảm, cảm xúc mà thán từ biểu thị,…

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 115 – 116
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 115 – 116
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về trợ từ, thán từ
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học tạo lập đoạn văn sử dụng ít nhất 2 trợ từ và 2 thán từ
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 – 9 câu (chủ đề tự do) trong đó có sử dụng ít nhất 2 trợ từ và 2 thán từ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các kiến thức tiếng việt
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:

* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG
* Đáp án bài tập

Câu 1
Câu 1 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định trợ từ và thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau:
a. – A! Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
b. – Vâng, phải bảo chứ. Vì những người quý phái đều mặc như thế cả.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
c. – Nhưng mà tôi lo lắm, cậu ạ. Nếu làm không khéo, lộ chuyện ra thì tù mọt gông, chứ chẳng chơi đâu.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trợ từ và thán từ

Lời giải chi tiết:

a. Thán từ: A!
Trợ từ: à
b. Trợ từ: chứ, cả
c. Thán từ: ạ

Câu 2 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm thán từ trong các câu sau, giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng:

a. – Ớ này! Vào đây, các chú.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
b. – “Cụ lớn”, ồ ồ, cụ lớn!
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
c. – Ô kìa, bác phó! Vải này là thứ hàng tôi đưa bác may bộ lễ phục trước của tôi đây mà. Tôi nhận ra đúng nó rồi.
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức thán từ

Lời giải chi tiết:

a. Thán từ: Ớ này! => Thán từ thực hiện chức năng gọi đáp
b. Thán từ: ồ ồ => Thán từ thực hiện chức năng bộc lộ cảm xúc
c. Thán từ: Ô kìa => Thán từ thực hiện chức năng gọi đáp

Câu 3
Câu 3 (trang 115, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong các cặp câu a1 – a2; b1 – b2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?

a1. Tôi đau đớn quá! Tôi chết mất thôi.
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
a2. Tôi đi từ nhà đến trường mất hơn nửa giờ
(Nhóm biên soạn)
b1. Cái tội giả mạo chữ kí là một trọng tội, tôi run lắm kia, cậu ạ
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
b2. Người ấy chỉ tay ra xa và nói: “Ông ta đang gặt lúa ở cánh đồng kia”.
(Truyện dân gian Việt Nam)
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trợ từ:

Lời giải chi tiết:

Từ “mất” trong câu a1 và từ “kia” trong câu b1 là trợ từ. Em xác định như vậy vì từ “mất” và “kia” dùng để nhấn mạnh thông tin được đề cập tới.

Câu 4
Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các câu sau sử dụng những trợ từ nào? Hãy giải thích nghĩa và nêu chức năng của chúng.

a. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
(Vũ Đình Long, Cái chúc thư)
b. Bệnh nhân mới à? Anh ta làm sao?
(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)
c. Bẩm, đúng ạ!
(Mô-li-e, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục)
d. Ngài và đoàn tùy tùng của ngài làm việc đến quên ăn quên ngủ để duy trì sự sống cho nó.
(A-zit Nê-xin, Loại vi trùng quý hiếm)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trợ từ
Lời giải chi tiết:
a. Trợ từ: “ư” thể hiện thái độ bất ngờ, ngỡ ngàng, không tin đó là sự thật
b. Trợ từ: “à” diễn tả một việc đó đã diễn ra rất nhiều lần, đến chán nản
c. Trợ từ: “ạ” thể hiện sự kính cẩn, lễ phép
d. Trợ từ: “đến” diễn tả một việc gì đó vượt ngoài khả năng
=> Chức năng của các trợ từ trên là bổ nghĩa, nhấn mạnh

Câu 5
Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đặt hai câu có sử dụng thán từ và hai câu có sử dụng trợ từ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trợ từ và thán từ
Lời giải chi tiết:
– Hai câu có sử dụng thán từ:
“Cái áo này đẹp quá!”
“Bất ngờ quá, em cảm ơn anh.”
– Hai câu có sử dụng trợ từ:
“Lạnh đến mức tôi không thể chịu đựng được.”
“Bạn phải chăm chỉ hơn chứ.”

Câu 6
Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Trong câu 7 (Suy ngẫm và phản hồi – văn bản 2), khi cùng với bạn nhập vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật trong văn bản Cái chúc thư, các em đã sử dụng những trợ từ và thán từ nào? Nêu chức năng của các trợ từ, thán từ đó.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trợ từ và thán từ
Lời giải chi tiết:
Trong câu 7 (Suy ngẫm và phản hồi – văn bản 2), khi cùng với bạn nhập vai và thể hiện lời thoại của các nhân vật trong văn bản Cái chúc thư, các trợ từ và thán từ đã được sử dụng là:
– Thán từ: quá, ơi, lắm, ôi, Chao ôi.
=> Tác dụng: Thể hiện thái độ bất ngờ, ngạc nhiên, tức giận của các nhân vật
– Trợ từ: a, ạ, đấy, tất cả, này, à, ư
=> Tác dụng: Bổ sung và nhấn mạnh điều được nói đến trong lời thoại

Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*