Giáo án Mưa xuân Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Mưa xuân Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Mưa xuân Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

 Xác định được thể loại văn bản.
 Xác định được cấu trúc của văn bản Mưa xuân II.
 Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp thiên nhiên qua bài thơ
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Mưa xuân II
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Điều em muốn nói”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức hoạt động “Điều em muốn nói”
– Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ trả lời cho câu hỏi Trong bốn mùa, em thích nhất là mùa nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV động viên tất cả HS trong lớp đều tham gia và nộp lại phiếu cho GV
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Mưa xuân II
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Mưa xuân II”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính.

– Năm sinh: 1918 – 1966

– Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định.

– 1945 – 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

– 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo.

– Mất đột ngột 20/01/1966.

– Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

– Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.

+ Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê.

– Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê….

– Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo…).

– Các tác phẩm chính:

Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang

(1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955) …

2. Tác phẩm

– Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017.

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a.Mục tiêu:
– Xác định được cấu trúc của văn bản Mưa xuân II.
– Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Mưa xuân II
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Mưa xuân II
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
 

Nhiệm vụ 1:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Xác định thể thơ của bài thơ.

+ Tóm tắt nội dung bài thơ.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 2:

 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi:

+ Những hình ảnh nào cho ta thấy tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến?

+ Những hình ảnh đấy khiến cho bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào?

+ Tác giả đã gửi gắm những tâm tư tình cảm gì qua bài thơ trên?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

 

 

 

3. Đọc – kể tóm tắt

– Thể thơ: 7 chữ

– HS tự tóm tắt

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân đến.

– Thời gian: chiều ấm

– Cảnh vật:

+ gió thoảng đưa

+ mưa bụi rắc thưa thưa

+ tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần

+ Lơ lửng mù sương phẩng phất mưa

+ …

=> Thể hiện sự tươi mới sống động, vừa hào hứng e lệ trước cảnh sắc mùa xuân. Bầu trời như phủ một sắc trắng mờ ảo của những hạt mưa xuân, chúng đậu trên từng cành cây kẽ lá.

– Thiên nhiên:

+ cây cam quýt cành giao nối

+ lá đón mưa

Đôi bờ cỏ dauh nở hoa xanh

+ Bãi lạnh bờ dâu sẫm lá tơ

= > Cây cối trong vườn cũng đua nhau đâm chồi nảy lộc, khoe sắc hưởng ứng mùa xuân.

– Sử dụng từ láy “tà tà”, “thưa thưa”

= > Nhấn mạnh sự e lệ của thiên nhiên.

= > Thiên nhiên như khoác trên mình một chiếc áo mới.

= > Đất trời thì như đang có sự chuyển biến thêm nhiều sức sống hơn, như đang báo hiệu mùa xuân thực sự đến rồi.

2. Tâm trạng và hành động của con người khi mùa xuân đến.

– Xa xa là những đàn cò trắng đang xếp hàng bay đi, những đoàn xe lửa thì nối đuôi nhau chở khách.

+ Xe lửa về Nam chạy chạy mau

+ Một toán cò bay thành hàng chữ nhất

=> Tất cả đã tạo nên một bức tranh mùa xuân nhộn nhịp và tràn đầy sức sống.

– Con người cũng hòa vào không khí mùa xuân khi xúng xính váy áo đi trẩy hội. Mỗi dịp xuân đến là đâu đâu cũng tưng bừng mở lễ hội, tiếng trống đánh vang lên khắp các đường làng.

+ Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

+ Vang tiếng trống hội đình

= > Từ hành động của con người ta thấy được tâm trạng: háo hức, hào hứng và vui mừng khi chuẩn bị đón mùa xuân của con người nơi đây.

= > Kết luận:

– Tác giả đã cảm nhận mùa xuân ở tất cả mọi khía cạnh tinh tế, nhạy cảm của mình để cảm nhận mùa xuân đến một cách trọn vẹn nhất.

– Mùa xuân trong thơ Nguyễn Bính lúc nào cũng tràn ngập màu sắc, ngập tràn niềm vui và sự rộn ràng. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hòa hợp với đất trời, báo hiệu một năm đầy khởi sắc.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

  • Những hình ảnh có sự chuyển nghĩa (Dựng một không gian đời sống; Không gian nghệ thuật, không gian biểu hiện một cách nghệ thuật tâm tưởng của con người)
  • Những từ ngữ và cách nói mang đậm sắc thái ngôn ngữ dân gian

2. Nội dung

·        Khắc hoạ bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng.

·        Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Mưa xuân II
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhân của em về bức tranh thiên nhiên trong văn bản trên
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 7- 9 câu) nêu cảm nhân của em về bức tranh thiên nhiên trong văn bản trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 dòng nêu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu trong văn bản trên
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung bài học
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

 

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG

* Phiếu học tập

Trên đây là Giáo án Mưa xuân Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*