Giáo án Cái chúc thư Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Cái chúc thư cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Cái chúc thư
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
 Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cái chúc thư
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản
3. Phẩm chất:
– Ý thức được sự bình đồng, dân chủ, có thái độ phê phân cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài
b. Nội dung: Trò chơi “ VUA TIẾNG VIỆT”
c. Sản phẩm: Các từ khóa HS sắp xếp được
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi “Vua Tiếng Việt” với yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các chữ cái tạo thành từ có nghĩa.
a. i/k/c/h/a/n/m
b.ư/t/i/n/ê/g/c/ơ/i
c. ư/c/h/c/u/h/t
d. n/a/h/đ/ê/n

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chơi trò chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản Cái chúc thư
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS:

+ Ghi lại 3 thông tin về tác giả Vũ Đình Long

+ Xác định thể loại của văn bản

– GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

– HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

– Vũ Đình Long (1896 -1960), quê ở thôn Mục Xá, xã Cao Dương, Huyện Thanh Oai, Hà Đông (cũ) nay thuộc Hà Nội.

– Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học, rất mê ca kịch dân tộc

– Ông là tác giả của nhiều vở kịch hiện đại như: Chén thuốc độc (1921), Tòa án lương tâm (1923), Đàn bà mới (1944), Tổ quốc trên hết (1949, phóng tác), Gia tài (1958, phóng tác)

2. Tác phẩm

a. Thể loại: Kịch

b. Xuất xứ:

– Tác phẩm trích Hồi IV (Lớp thứ III, IV, V , VI ) của vởi hài kịch Gia tài

In trong Tuyển tập kịch Vũ Đình Long, NXB hội nhà văn, 2009

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a.Mục tiêu:
 Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
 Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Nhiệm vụ 1: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ KHĂN TRẢI BÀN

– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

 

* Nhiệm vụ 2

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi:

– GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Ghi lại 3 từ khóa tương ứng với tính cách mỗi nhân vật trong vở kịch
+ Nhận xét đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa ba nhân vật này?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

GV chốt lại kiến thức

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1/ Hành động kịch trong văn bản

a.Nhân vật Hy Lạc

Hành động kịch qua lời đối thoại

– Thuyết phục nhân vật Khiết đóng giả chữ ký thay của người cụ bị tê liệt tay.

– Trấn an nhân vật Khiết.

– Làm mọi chuyện chỉ vì tình yêu và để lấy được người yêu.

– Vờ đau đớn khi người bác để lại gia tài cho mình.

– Tức tối, chửi rủa khi biết mình nhận được tiền.

Hành động kịch qua lời độc thoại

– Chửi thầm Khiết khi tự ý để tiền lại cho mình và không làm theo kế hoạch ban đầu

Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi

– Tức giận

– Vui mừng

-Vờ khóc, vờ đau đớn

– Chửi thầm

b. Nhân vật Khiết

Hành động kịch qua lời đối thoại

– Lúc đầu sợ sệt, nhưng khi nghe Hy Lạc cổ vũ thì vẫn làm liều.

– Ngồi cạnh Hy Lạc để tránh bị mọi người phát hiện.

– Không muốn làm đám tang của mình quá to.

– Không làm như đã thỏa thuận ban đầu với Hy Lạc, để lại toàn bộ gia sản cho bản thân mình.

Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi

– Vui mừng

c. Nhân vật Lý

Hành động kịch qua lời đối thoại

– Giúp khiết đóng giả bác

– Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét

– Giả vờ cảm ơn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài

– Vui mừng khi được để cho hai trăm ngàn đồng

Hành động kịch qua lời độc thoại

– Sợ Khiết quên mình

– Mừng khi việc làm giả hoàn thành

Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi

– Bất ngờ

– Vui mừng

2. Tính cách nhân vật

Điểm giống là cả ba đều ham tiền tài, tham của, và sẵn sàng làm mọi chuyện để đạt lợi ích cho mình. Đặc biệt, qua cách thể hiện ta còn thấy ba người đều là những kẻ giả dối, là đại diện cho cả một xã hội loạn lạc và suy đồi đạo đức.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa họ như sau:

– Hy Lạc: Mưu mô, tính toán nhưng vẫn bị Khiết trục lợi mà không thể làm gì.

– Khiết: Ban đầu thì lo sợ bị phát hiện, nhưng vì tiền nên dám liều, lợi dụng sơ hở để trục lợi cho mình.

– Lý: Là một kẻ ba phải, khi thấy mình được lợi thì vui mừng dù không can thiệp vào tranh chấp của hai nhân vật trên. Chị ta còn là kẻ ngu muội, bị tiền tài làm mờ mắt và có thể mua chuộc bằng 200 ngàn đồng.

3. Thủ pháp trào phúng

Thủ pháp trào phúng được tác giả thể hiện qua rất nhiều chi tiết, từ hành động đến lời nói của các nhân vật.

– Khiết rất sợ, nhưng khi thấy tiền liền nổi lòng tham, đồng ý vào vai nhân vật và biết cách lợi dụng sơ hở để trục lợi cho bản thân.

– Hy Lạc rất vui vì Khiết đã nhận lời diễn kịch, nhưng khi thấy lợi không về mình thì liền tức tối và thậm chí chửi rủa Khiết.

– Lý là một kẻ ba phải, bất ngờ vì hành vi lật lọng của Khiết nhưng vì mình cũng được chia lợi liền vui mừng.

– Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.

III/ TỔNG KẾT

1/Nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện đặc sắc

– Sử dụng thành công thủ pháp trào phúng

– Xây dựng tính cách nhân vật chân thực

2/ Nội dung

Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc người xem thông điệp là sự phê phán, lên án mãnh liệt với các hành vi giả dối để chuộc lợi cho bản thân

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Cái chúc thư
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:
a. Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn luôn có mặt trong các Lớp kịch III, IV, V, VI.
b. “Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với trải nghiệm của bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học đóng vai các nhân vật trong vở kịch, trình diễn trước lớp
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Các tổ phân vai diễn lại vở kịch
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện đóng kịch
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung của văn bản
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG
* Phiếu học tập

Trên đây là Giáo án Cái chúc thư. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*