Giáo án Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Xác định được thể loại của văn bản.
– Nhận diện và xác định được bố cục của văn bản.
– Nhận diện và phân tích được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tinh yêu thiên nhiên, đất nước, con người đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
– Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập.

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;

3. Phẩm chất:

– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
b. Nội dung: GV cho HS xem video và đặt câu hỏi phát vấn
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: Quê hương em đang sinh sống là một nơi như thế nào? Em hãy chia sẻ với bạn bè về vẻ đẹp của nơi đây.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Xi-át-tô và tác phẩm Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

– GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

– HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

– Xi – át – tô là một thủ lĩnh người da đỏ.

– Bức thư của thủ lĩnh Xi -át-tơn viết để trả lời Tổng thống thứ 14 của Mỹ Phreng – kiln Pi-ơ-xơ.

2. Tác phẩm

a Xuất xứ: Năm 1854, Tổng thống thứ 15 của nước Mĩ là Phreng -klin Pi-ơ-xơ tô ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư này trả lời. Đây là bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường

b. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

c. Bố cục

Tác phẩm được chia làm 3 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “cha ông chúng tôi“): Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

– Phần 2 (tiếp đến “Đều có sự ràng buộc“): Những lo âu của người da đỏ về đất đai môi trường sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

– Phần 3 (còn lại): Kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ môi trường, đất đai.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:
– Nhận diện và phân tích được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tinh yêu thiên nhiên, đất nước, con người đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
– Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ :Thảo luận nhóm đôi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.

+ Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

 

 

 

1. Thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường.

a. Người da đỏ:

– Đất là thiêng, đất là bà mẹ.

– Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

– Chúng tôi là một phần tử của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

– Hoa là chị, là em … vũng nước, mõm đá, chú ngựa con … tất cả đều chung một gia đình.

– Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên, là anh em, …

– Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.

– Không khí là quí giá…

– Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống bồi đắp nên.

– Đất là mẹ.

=> Quan hệ gắn bó, biết ơn, hài hoà, thân yêu, thiêng liêng mà gần gũi … như trong một gia đình, như với người anh, chị em ruột thịt, như với bà mẹ hiền minh, vĩ đại.

– Thái độ tình cảm và cách ứng xử rất rõ ràng bởi đó là quan hệ của họ, là mảnh đất bao đời gắn với nòi giống và sâu trong nguồn cội là tinh yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước, quê hương.

– Cách nói nhắc đi nhắc, nhắc lại trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu tạo ấn tượng.

b. Người da trắng.

– Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua đất.

– Khi chết, thường quên đi đất nước họ sinh ra.

– Không hiểu cách sống của người da đỏ.

– Kẻ xa lạ, trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần.

– Kẻ thù, kẻ chinh phục, lấn tới.

– Đối xử với đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được và bán đi như những con cừu và những hạt kim cương.

– Thèm khát ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

– Xoá bỏ cuộc sông yên tĩnh, thanh khiết …

– Huỷ diệt muông thú quý hiếm …

=> Chủ yếu nhằm vào việc khai thác, tận dụng vì lợi nhuận tối đa, bất chấp hậu quả trước mắt hay lâu dài. Đó cũng là mặt trái của chủ nghĩa tư bản đế quốc Mĩ trong quá trình phát triển của nó.

2. Một bức thư về chuyện mua bán đất trở thành một bài văn hay bậc nhất về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Xuất phát điểm của bức thư là tình yêu, quê hương, đất nước.

– Người ta không thấy người viết thư trả lời có bán hay không, lại càng không bàn về chuyện giá cả. Vấn đề được đặt ra chỉ như một giả thiết để t ạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm.

– Tác giả không chỉ đề cập đến vấn đề về đất nước mà tất cả những hiện tượng có liên quan tới đất: Thiên nhiên, môi trường – vấn đề toàn trái đất đang quan tâm.

– Phản đối sự huỷ hoại môi trường của người da trắng.

– Xuất phát từ lòng yêu quê hương đát nước, bỗng trở thành một văn bản có giá trị hay nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

3. Nghệ thuật.

– Nghệ thuật đối lập (mục 1).

– Nghệ thuật trùng điệp: nhắc đi, nhắc lại một cách có dụng ý các từ, ngữ, cấu trúc câu …)

=> Tác dụng:

– Thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước.

– Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ tình cảm của người da trắng.

– Thái độ cương quyết, cứng rắn.

– Lời văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản “Bức thư của người da đỏ”
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Sau khi học xong văn bản, đoạn văn nào để lại cho em ấn tượng mạnh nhất?Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày suy nghĩ
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Sau khi học xong văn bản, đoạn văn nào để lại cho em ấn tượng mạnh nhất?Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ trải nghiệm của bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để Thực hiện yêu cầu: “Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng một trăm năm mươi chữ.”
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

“Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng một trăm năm mươi chữ.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện viết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung văn bản
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG

Trên đây là Giáo án Bức thư của thủ lĩnh da đỏ  Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*