Giáo án bài 1 Tiếng nói của vạn vật Chân trời sáng tạo

Giáo án bài 1 Tiếng nói của vạn vật

Giáo án bài 1 Tiếng nói của vạn vật cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình dạy học.

Giáo án bài 1 Tiếng nói của vạn vật

Bài 1. TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT (THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ)

Số tiết: 12 tiết (từ tiết 1 đến tiết 12)
(Đọc và Thực hành Tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 3 tiết; Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập: 1 tiết)
———————

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC
LỜI CỦA CÂY (Trần Hữu Thung)
SANG THU (Hữu Thỉnh)
ÔNG MỘT (Đọc kết nối chủ điểm)
CON CHIM CHIỀN CHIỆN (Đọc mở rộng theo thể loại)
Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Sau khi học xong bài học, học sinh có thể:

1. Năng lực
1.1. Năng lực đặc thù

– Nhận biết và nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ bốn chữ, năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biệp pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gởi đến người đọc; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Nhận biết đặc điểm chức năng của phó từ.
– Bước đầu biết làm làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
– Biết tóm tắt ý chính do người khác trình bày.

1.2. Năng lực chung

– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
– Tự chủ và tự học, biết thu thập thông tin và giải quyết vấn đề được đặt ra.

2. Phẩm chất

Cảm nhận và yêu vẻ đẹp thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học

– Sách giáo khoa, Sách giáo viên
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A1 hoặc bảng phụ
– Phiếu học tập.

2. Học liệu

– Tri thức ngữ văn
– Một số video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (“Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu”)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT PPCT: 1, 2
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú, tâm thế kết nối học sinh vào chủ đề bài học

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS cùng theo dõi video theo đường link sau: https://www.youtube.com/watch?v=NqdLJUrHZCc và chia sẻ cảm nghĩ.

c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Kích hoạt kiến thức nền về chủ điểm bài học: xác định chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.

Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS theo dõi video “Phim thiên nhiên HD: Giai điệu tình yêu” và chia sẻ cảm xúc của mình sau khi xem những hình ảnh trong video. – Cảm xúc của HS:
+ Thích thú trước vẻ đẹp thiên nhiên…

Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS theo dõi hình ảnh, hoạt động cá nhân và trả lời
– GV theo dõi, quan sát HS
Báo cáo/ Thảo luận – Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân
– HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung.
Kết luận/ nhận định – GV nhận xét câu trả lời của hs; chốt kiến thức, chuyển dẫn vào chủ đề bài học: Cùng nói về quá trình lớn lên của một cái cây, tác giả văn bản Lời của cây đã miêu tả và gửi gắm đến với chúng ta một thông điệp. Để hiểu về thông điệp của văn bản này, cô và cả lớp sẽ cùng đi vào bài học hôm nay: Lời của cây.

Hoạt động 2: Xác định nhiệm vụ của phần đọc.

Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu HS quan sát phần đọc trong sgk và trả lời câu hỏi: Nhiệm vụ học tập chính của các em về Đọc ở bài này là gì? – HS hiểu cách đọc thơ bốn chữ, năm chữ
– Xác định được chủ điểm.
– Có kĩ năng để thực hành

Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ phần trả lời
– GV theo dõi, quan sát HS
Báo cáo/ Thảo luận – Yêu cầu HS trình bày ý kiến cá nhân
– HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bổ sung.
Kết luận/ nhận định – GV nhận xét câu trả lời của hs; hướng dẫn hs tóm tắt nhiệm vụ học tập của phần Đọc: văn bản 1, 2 để hình thành kĩ năng đọc thơ bốn chữ, năn chữ, văn bản 3 để tìm hiểu về chủ điểm, văn bản 4 để thực hành kĩ năng đọc thơ bốn chữ, năn chữ.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1. HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN.

a. Mục tiêu: Hệ thống tri thức đọc hiểu về thơ bốn chữ, năm chữ và một số yếu tố quan trong của bài thơ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày theo nhóm kết quả mà nhóm đã chuẩn bị ở nhà theo phiếu học tập đã giao,tham gia trò chơi “Vòng quay may mắn” để hệ thống tri thức thể loại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động: Tìm hiểu về thơ bốn chữ, năm chữ.
Tổ chức thực hiện Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập (1)- GV giao các câu hỏi chuẩn bị bài trước ở nhà cho các nhóm theo phiếu học tập sau:
Nhóm 1 Câu 1. Hãy nêu khái niệm thơ bốn chữ, thơ năm chữ.
Nhóm 2 Câu 2. Em hiểu thế nào về hình ảnh trong thơ? Cho ví dụ.
Nhóm 3 Câu 3. Vần nhịp và vai trò của vần nhịp trong thơ.
Nhóm 4 Câu 4. Thông điệp

(2) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong trò chơi “Vòng quay may mắn” để củng cố hệ thống tri thức đọc hiểu.

Câu 1: Đây là một thể mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3?

A. Bốn chữ C. Lục bát
B. Ngũ bát D. Năm chữ

Câu 2:Thơ bốn chữ là:

A. Là thể thơ mà mỗi dòng thơ có bốn chữ.
B. Là thể thơ có bốn câu thơ trong một bài thơ.
C. Là thể thơ có 4 khổ thơ.
D. Là thể thơ có 4 đoạn thơ.

Câu 3: Nhận xét nào không đúng khi nói về yếu tố hình ảnh trong thơ?

A. Yếu tố quan trọng của thơ.
B. Giúp ngời đọc cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.
C. Giúp người đọc nhìn thấy, tưởng tượng thấy điều mà nhà thơ miêu tả .
D. Giúp ngời đọc cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

Câu 4: Em hiểu thế nào là vần chân?

A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ.
B. Là vần gieo liên tiếp.
C. Là vần gieo ngắt quãng
D. Là vần gieo ở đầu câu thơ.

Câu 5: Em hiểu thế nào là vần lưng?

A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ.
B. Là vần được gieo ở giữa dòng thơ
C. Là vần của các bài thơ
D. Là vần gieo liên tiếp.

Câu 6: Thơ bốn chữ thường có nhịp 2/2. Đúng hay sai?

A. Đúng                 B. Sai

Câu 7: Thơ năm chữ thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 8: Em hiểu thế nào là vần lưng?

A. Là vần được gieo vào cuối dòng thơ.
B. Là vần được gieo ở giữa dòng thơ
C. Là vần của các bài thơ
D. Là vần gieo liên tiếp.

Câu 9: Em hiểu thế nào là thông điệp của văn bản?

A. Là ý tưởng quan trọng nhất của văn bản.
B. Là bài học.
C. Là cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc
D. Tất cả các câu A, B, C đều đúng. A. ĐỌC

I. TRI THỨC NGỮ VĂN

1- Thơ bốn chữ là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
– Thơ năm chữ là thể thơ mối dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.

2- Hình ảnh trong thơ:
Là những chi tiết, cảnh tương tự thực tế cuộc sống, được tái hiện lại ngôn từ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc,suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.

3- Vần:
+ Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ.
+Vần lưng: vần gieo ở giữa câu thơ.
+ Vai trò của vần:
Liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hòa,sức âm vang cho thơ, làm cho câu thơ, dòng thơ dễ nhớ dễ thuộc.
– Nhịp thơ:
+Nhịp thơ được thể hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng/ngắt dòng đều đặn cuối mỗi dòng thơ.
+Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng biểu đạt nội dung thơ.

4- Thông điệp:
Là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học cách ứng xử mà văn bản muốn truyền đến người đọc.
Thực hiện nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Hs trình bày theo nhóm.
Nhiệm vụ 2: Hs trả lời cá nhân.
– GV theo dõi, quan sát HS
Báo cáo
Thảo luận – Yêu cầu HS trả lời theo yêu cầu.
Kết luận
Nhận định – GV nhận xét câu trả lời (trong quá trình hướng dẫn HS chốt đáp án trong trò chơi, giáo viên cần giải thích cho học sinh về hình ảnh trong thơ, thông điệp, vần, nhịp trong thơ…) và chốt kiến thức.

Trên đây là Giáo án bài 1 Tiếng nói của vạn vật. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Leave a Reply

Required fields are marked*