Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp Chân trời sáng tạo

giao-an-nhung-cai-nhin-han-hep

Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình dạy học.

Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp

I. MỤC TIÊU

– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.

3. Phẩm chất:

– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Gv chiếu hình ảnh. Em có suy nghĩ gì về bức ảnh dưới đây?

Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp
Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét

– Hs quan sát, gợi ý

+ Bức vẽ ghi lại cuộc tranh luận của hai người đứng ở hai phía khác nhau. Họ sẽ không tìm được tiếng nói chung, vì ai cũng cho là mình đúng.

+ Từ đó, bức vẽ đặt ra cho chúng ta một vấn đề: để đánh giá một sự việc một cách đúng đắn, hãy xem xét nó ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ.

=> Đó cũng là chủ đề của tiết học hôm nay

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn cách đọc

+ Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

 

I. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

– Hs lần lượt đọc từng truyện

– Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn

2. Chú thích

– Chúa tể

– Thầy bói

– Sun sun

– Đòn càn

– Quạt thóc

– Chổi sể

– Tua tủa

 

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:

– Đặc điểm truyện ngụ ngôn
– Chủ đề: Bài học cuộc sống
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

– Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
– Biết kể một truyện ngụ ngôn; biết sử dụng và thưởng thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong khi nói và nghe.
– Biết ứng xử đúng mực, nhân văn.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tóm tắt truyện và xác định đề tài
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV phát PHT số 1, HS làm việc nhóm đôi

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Tóm tắt truyện và xác định đề tài

– Tóm tắt nội dung câu chuyện:

+ Ếch ngồi đáy giếng: Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

+ Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quan voi để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cái cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như các chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.

– Đề tài của hai văn bản:

+ Ếch ngồi đáy giếng: tính tự cao, tự đại có thể làm hại bản thân.

+ Thầy bói xem voi: Để biết rõ về sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.

NV2: Tìm hiểu Tình huống truyện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

NV3: Tìm hiểu nhân vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Khía cạnhẾch ngồi đáy giếngThầy bói xem voiĐặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn
Loại nhân vật
Tên nhân vật
Căn cứ để rút ra bài học

 

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV4: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp trong việc  thể hiện “Lời của cây”?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

NV5: Hướng dẫn học sinh rút ra cách đọc truyện ngụ ngôn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Những lưu ý chung về cách đọc mỗi thể loại

 

    Yếu tố
Đọc truyện ngụ ngôn
Đọc truyện cổ tích
Cốt truyện
Nhân vật
Nội dung, ý nghĩa

 

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Tình huống truyện
Tình huống truyện Ếch ngồi đáy giếngTình huống truyện Thầy bói xem voi
Bị nước đẩy lên mặt đất con ếch lâu năm “ngồi đáy giếng” vẫn quen thói nhâng nháo tự phụ, xem bầu trời là cái vung và bản thân là chúa tể nên đã bị con trâu dẫm chết (-> bộc lộ tác hại của sự ngộ nhận về bản thân)Năm ông thầy bói mù rủ nhau “xem voi”, mỗi ông chỉ sờ được một phần cơ thể con voi, nhưng ai cũng tin chỉ có mình miêu tả đúng về con voi dẫn đến xô xát, đánh nhau (-> bộc lộ tác hại của lối nhận thức phiến diện về sự vật)

 

 

 

 

3. Nhân vật
Khía cạnhẾch ngồi đáy giếngThầy bói xem voiĐặc điểm của nhân vật truyện ngụ ngôn
Loại nhân vậtLoài vậtCon ngườiLà loài vật, đồ vật, con người
Tên nhân vật Con ếch và các con vật nhỏ bé sống trong đáy giếngNăm ông thầy bói mùKhông có tên riêng, được gọi bằng danh từ chung
Căn cứ để rút ra bài học Hành động và tiếng kêu với hàng loạt biểu hiện hàm chứa lời nhắc nhở, bài học với người đọc, người ngheHành động “xem voi” và những lời cãi vã gàn dở ẩn chứa bài học về cách nhận thức sự vậtSuy nghĩ, hành động, lời nói…ẩn chứa những bài học sâu sắc

 

 

4. Bài học

– Ếch ngồi đáy giếng:

+ Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.

+ Không được tự cao, tự đại, chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh mà phải khiêm tốn

+ Dù môi trường, hoàn cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng.

– Thầy bói xem voi: nên nhận định sự việc, sự vật với cách nhìn tổng thể, không nên lấy bộ phận thay cho toàn thể. Mỗi người cần phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhau nhằm đánh giá sự việc, sự vật một cách tổng thể, khách quan và chính xác nhất.

 

 

 

5. Cách đọc truyện ngụ ngôn

Những lưu ý chung về cách đọc mỗi thể loại

 

    Yếu tố
Đọc truyện ngụ ngôn
Đọc truyện cổ tích
Cốt truyệnCần nắm được đặc điểm riêng: Xoay quanh một hành vi ứng xử, một quan niệm, một nhận thức, phiến diện, sai lầm,… có tính chất cường điệu, tạo một ấn tượng rõ rệt, hướng đến một bài học, một lời khuyên…

 

Cần nắm được đặc điểm riêng: Có mở đầu “ngày xửa ngày xưa”; có xung đột đấu tranh giữa cái thiện, cái ác; thường sử dụng yếu tố kì ảo; hướng đến một kết thúc có hậu,…

 

Nhân vậtTìm hiểu những ngộ nhận, sai lầm, thói tật của nhân vật để rút ra bài học, tự điều chỉnh nhận thức và cách ứng xử.

Tìm hiểu nhân vật (nhận thức và cách hành xử) qua những tình huống bộc lộ nhận, sai lầm, thói tật,…

 

Phân biệt nhân vật theo hai tuyến: thiện-ác, tốt-xấu.

Tìm hiểu đặc điểm của nhân vật qua cách họ vượt qua khó khăn thử thách.

 

Nội dung, ý nghĩaHiểu và tự đúc rút được bài học để tránh những sai lầm trong cuộc sống.Hiểu, chia sẻ ước mơ về công lí và hạnh phúc của tác giả dân gian.

 

 

 Hoạt động 3: Tổng kết
  1. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
  2. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hướng dẫn

– HS suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm

– HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

III. Tổng kết
1. Nội dung

– Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp và việc xem voi và phán voi của 5 ông thầy bói. Qua đó phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang và khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo và đánh giá sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, khách quan

2. Nghệ thuật

– Tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.

– Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.

– Kể chuyện ngắn gọn, cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên sâu sắc.

– Sử dụng từ láy, phép so sánh, nghệ thuật phóng đại.

 

Cách tổng kết 2
PHT số …
Những điều em nhận biết và làm đượcNhững điều em còn băn khoăn
 

 

 

 

..

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
  3. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
  5. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ:

 Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Thầy bói xem voi

1. Các sự việc trong truyện Thầy bói xem voi diễn ra như thế nào?

A. Các thầy bói xem voi, các thầy bói phán về voi, hậu quả của việc xem và phán về voi.

B. Các thầy bói xem voi, các thầy bói tranh cãi với nhau về chuyện con voi có những bộ phận nào.

C. Các thầy bói xem voi, các thầy bói đoán sai về voi.

D. Các thầy bói xem voi và bài học được các thầy bói rút ra sau khi xem voi.

2. Các ông thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi có đặc điểm chung nào?

A. Đều muốn biết con voi có hình dáng như thế nào.

B. Đều hành nghề thầy bói.

C. Đều bị mù nhưng đều muốn xem voi để biết con voi có hình dáng ra sao.

D. Đều thích khám phá, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng… mình chưa biết.

3. Các thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi, xem voi trong hoàn cảnh nào?

A. Chưa biết con voi như thế nào nên rủ nhau cùng đi xem voi.

B. Ể hàng, ngồi tán gẫu; có con voi đi qua.

C. Có con voi đi qua và đố nhau xem ai đoán đúng hình dáng con voi nhanh nhất.

D. Trời mưa, nên rủ nhau cùng đi xem voi.

4. Có gì khác thường trong cách xem voi của các thầy bói trong truyện Thầy bói xem voi?

A. Xem voi bằng tay, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.

B. Xem voi bằng tay, sờ được hết các bộ phận của con voi.

C. Xem voi trong buổi ế hàng nên tâm trạng không vui.

D. Phải bỏ tiền ra để xem con voi như thế nào nên tâm trạng không vui.

5. Trong truyện Thầy bói xem voi, đâu là sai lầm của các thầy bói khi xem voi?

A. Vì họ chỉ dùng ay sờ voi thay cho xem voi bằng mắt.

B. Vì con voi to quá, nên các thầy sợ, không dám sờ hết các bộ phận của voi.

C. Các thầy xem voi phiến diện, qua loa.

D. Mỗi thầy chỉ sờ được một phần của con voi nhưng lại tự hào mình là người nói đúng nhất về voi.

6. Qua truyện Thầy bói xem voi, truyện muốn khuyên moị người điểu gì?

A. Muốn tìm hiểu sự vật, phải cách tiếp cận thích hợp, xem xét toàn diện, không lấy bộ phận thay cho toàn thể, phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không dùng vũ lực để giải quyết nhận thức.

B. Muốn tìm hiểu sự vật, cần có cách nhìn nhận khách quan, khoa học, cần giải quyết các mâu thuẫn bằng đối thoại, không nên dùng vũ lực.

C. Cần có cách nhìn nhận khách quan, khoa học, về các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống và cần giải quyết các mâu thuẫn bằng đối thoại không nên dùng vũ lực.

D. Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác và cần tôn trọng ý kiến của nhau.

7. Trong các thành ngữ sau, thành ngữ nào không lên quan đến truyện Thầy bói xem voi?

A. Chín người mười ý.

B. Cãi cối, cãi chày.

C. Biết người, biết ta.

D. Thầy bói xem voi.

8. Vì sao các con vật trong truyện Ếch ngồi đáy giếng lại sợ ếch.

A. Hằng ngày, ếch thường đánh mắng các con vật sống chung trong giếng.

B. Hằng ngày, ếch thường chiếm các vị trí tốt nhất trong giếng để nghỉ ngơi.

C. Hằng ngày, ếch thường tranh các miếng mồi mà các con vật khác tìm được.

D. Hằng ngày, ếch tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng.

9. Cuộc sống của Ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng là một cuộc sống như thế nào?

A. Tuy giếng nước sâu nhưng rất thoải mái.

B. Chật hẹp, đơn giản, trì trệ.

C. Ôn ào, náo nhiệt và rất vui vẻ.

D. Tranh giành thức ăn, không có sự đoàn kết.

10. Trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, ở trong giếng, ếch tự thấy mình là người như thế nào?

A. Là con vật có quyền uy to nhất giếng.

B. Là con vật có tiếng kêu to nhất thiên hạ.

C. Bầu trời trên đầu chỉ bằng cái vung và nó thì oại như một vị chúa tể.

D. Bầu trời trên đầu chỉ bằng cái mâm và nó thì oai như một vị chúa tế.

11. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng, ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?

A. Mưa to, làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài,

B. Ếch tự nhảy ra khỏi giếng, vì muốn xem trời mưa to như thế nào?

C. Ếch đánh nhau với các con vật khác, nên bị các con vật khác đuổi ra.

D. Ếch bị người đi soi ếch bắt ra khỏi giêng.

12. Khi ra khỏi giếng, ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng tỏ thái độ gì?

A. Vui mừng vì có được một không gian rộng lớn nên nghênh ngang đi.

B. Buồn chán vì không có loài vật nào tỏ ra sợ ếch, nên rất tức giận.

C. Nghênh ngang đi khắp lại khắp nơi, cất tiếng kêu ôm ộp, nhẫng nháo,..nhìn lên bầu trời,…

D. Khiêm tốn muốn học hỏi vì thấy kiến thức của mình còn nông cạn.

13. Thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng chỉ điều gì?

A. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp, kẻ ngông ngênh, tự phụ; đánh giá, nhận diện sự việc nông nổi, theo chủ quan của mình.

B. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp,  những kẻ đó sẽ bị người khác xa lánh, hoặc sẽ có kết thúc không tốt.

C. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp, nhưng luôn chịu khó học hỏi, để ngày càng tiến bộ hơn.

D. Chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp nhưng kiêu căng  nên bị mọi người coi thường, ghét bỏ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS tham gia trò chơi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

(Có thể giao về nhà)

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  2. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
  3. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

Em hãy:

 – Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có).

– Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa,…

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm

– Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

1. Suy bụng ta ra bụng người:

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

2. Trùn và cá:

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo:

– Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

 


Phụ lục

Câu 6: Thu hoạch qua sưu tầm và vận dụng ngoài giờ học

Để thuận lợi cho HS hệ thống hóa những sưu tầm liên quan đến bài học, GV hướng dẫn HS ghi chép theo một mẫu bảng tổng hợp vào Sổ tay “năng nhặt chặt bị”

 Sổ tay “năng nhặt chặt bị” – Bài học cuộc sống

TT
Tên truyện sưu tầm được
Tranh ảnh, tư liệu liên quan
1Ve và kiến (bản dịch thơ của Nguyễn Văn Vĩnh)Phim hoạt hình ve và kiến, một số bản dịch thơ khác.
  2Phần của sư tử (Ê-dốp, bản dịch văn xuôi)Ảnh minh họa
3 

4 

Trên đây là Giáo án Những cái nhìn hạn hẹp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*