Đáp án mô đun 5 THCS chính xác

Đáp án mô đun 5 THCS

Đáp án mô đun 5 THCS cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên. Ngoài ra trang còn cung cấp Đáp án mô đun 5 THCS trắc nghiệm. Mời thầy cô tham khảo.

Đáp án mô đun 5 THCS

KẾ HOẠCH

TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC

  1. Xác định các khó khăn của học sinh Trung học cơ sở trong hoạt động dạy học và giáo dục:

– Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn và thường được gọi với các tên như: “tuổi dậy thì”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi ngã ba đường”… Đây là thời kỳ đánh dấu sự thay đổi nhanh và mạnh mẽ của các yếu tố tâm sinh lí ở học sinh với sự phát triển nhảy vọt về chiều cao và thể lực, sự thay đổi về tỉ lệ cơ thể, các hormone sinh dục, sự phát triển năng lực nhận thức, tư duy và khả năng hình thành các mối quan hệ giao tiếp xã hội cũng như các yếu tố liên quan đến sự phát triển bản thân của học sinh. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em gặp những khó khăn:

Những khó khăn của học sinh trung học cơ sở trong hoạt động học tập – hướng nghiệp:

Học tập của học sinh trung học cơ sở khác rất nhiều so với học sinh tiểu học. Nếu như ở cấp tiểu học, việc học tập có mục tiêu cơ bản là giúp các em làm quen với hoạt động học, nội dung học tập chủ yếu là những sự kiện tự nhiên, xã hội gần gũi đối với học sinh, phương pháp học chủ yếu dựa trên cơ sở hành động, trực quan thì chuyển sang cấp trung học cơ sở, nội dung học tập là các môn khoa học. Học sinh trung học cơ sở phải làm quen và hiểu các khái niệm khoa học (tự nhiên, xã hội và tư duy);

Phương pháp học tập đòi hỏi phải có cơ sở tư duy trừu tượng và lí luận. Vì vậy, đối với học sinh trung học cơ sở, việc học tập thực sự là hnội oạt động nghiêm túc và nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao và phải tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Đây chính là thử thách đối với đa số học sinh, đồng thời cũng là lĩnh vực xuất hiện nhiều khó khăn, thậm chí gây cản trở đến sự phát triển tâm lí hài hòa ở các em.

1. Khó khăn trong sự chuyển đổi và hình thành động cơ học tập đúng đắn

2. Khó khăn trong việc định hình phương pháp học tập khoa học
3. Khó khăn trong việc chuyển từ tư duy trực quan – cụ thể sang tư duy lí luận – trừu tượng
4. Khó khăn trong giải toả áp lực xã hội đối với thành tích học tập và sự ngộ nhận về khả năng của mình
5. Khó khăn trong định hướng nghề nghiệp

– Khó khăn trong xây dựng hình ảnh bản thân:   Lo sợ hình ảnh bản thân xấu đi trong mắt người khác (mặt nổi mụn, da đen, mắt một mí, béo, gầy, cao , thấp…)
– Khó khăn trong hình thành mẫu người lý tưởng theo chiều hướng tích cực và tiêu cực: Bắt chước, đua đòi trang phục, lời nói, hành động phản cảm, phát ngôn gây sốc của các nhân vật trên Youtube.
– Khó khăn trong phát triển khả năng tự khẳng định bản thân: Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và các hành vi không mong đợi  ( buồn vui thất thường, Bỏ học, trốn giờ, cãi thầy cô, bạo lực học đường, lôi kéo rủ rê người ngoài trả thù, đụng chạm bạn khác giới…)

Đáp án mô đun 5 THCS
  1. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

  • Mục tiêu

* Mục tiêu chung:
– Giúp phòng ngừa, hỗ trợ hs có môi trường học tập lành mạnh
– Giúp hs vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.

* Mục tiêu riêng:

– Giúp học sinh thay đổi nhận thức về bản thân: Biết tự đánh giá ưu, nhược điểm của bản thân
– Tự nhận thức được hình mẫu lí tưởng, có nhiều điểm tốt đáng ngưỡng mộ và học hỏi theo
– Tích cực, hứng thú hợp tác với các bạn trong lớp.
– Biết lắng nghe, chia sẻ vấn đề của mình với người tin tưởng
– Kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị kích động trước sự việc ít liên quan đến mình.|
– Biết khống chế hành vi không mong đợi của bản thân.

  • Nội dung và cách thức tư vấn hỗ trợ:
* Nội dung:

– Thông qua các chuyên đề:
+ Chuyên đề 1: Tự nhận thức bản thân (hướng dẫn học sinh biết cách kiểm chế cảm xúc và thể hiện cái tôi cá nhân phù hợp)
+ Chuyên đề 2: Khám phá hình ảnh bản thân ( học sinh quan sát và cảm nhận những hình ảnh và việc làm đẹp xung quanh mình trong môi trường học đường để từ đó hs tự xác định được những việc nên hay không nên làm để xây dựng hình ảnh bản thân)

– Thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục:
Nhóm khó khăn
Biểu hiệnLỒNG GHÉP TRONG DẠY HỌC (DH)LỒNG GHÉP TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC (GD)
Môn học có thể lồng ghépLồng ghép trong nội dung DHLồng ghép trong PPDHHoạt động GD có thể lồng ghépLồng ghép trong nội dung GDLồng ghép trong PPGD
Phát triển bản thân
– Khó khăn trong xây dựng hình ảnh bản thân:   Lo sợ hình ảnh bản thân xấu đi trong mắt người khác (mặt nổi mụn, da đen, mắt một mí, béo, gầy, cao , thấp…)

 

 

– Khó khăn trong hình thành mẫu người lý tưởng theo chiều hướng tích cực và tiêu cực: Bắt chước, đua đòi trang phục, lời nói, hành động phản cảm, phát ngôn gây sốc của các nhân vật trên Youtube.

 

– Khó khăn trong phát triển khả năng tự khẳng định bản thân: Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và các hành vi không mong đợi

( buồn vui thất thường, Bỏ học, trốn giờ, cãi thầy cô, bạo lực học đường, lôi kéo rủ rê người ngoài trả thù, đụng chạm bạn khác giới…)

GDCD 6,

 

 

 

 

 

– GDCD6

 

 

 

 

 

 

– GDCD6
– Tự nhận thức bản thân

 

 

 

 

– Tự nhận thức bản thân

 

 

 

 

 

– Tự nhận thức bản thân

 Phương pháp thảo luận nhóm, Trò chơi, đóng vai.

 

 

– Đàm thoại, Nêu gương, Giải quyết vấn đề…

 

Phương pháp thảo luận nhóm,  đóng vai.

 – Trảinghiệm hướng nghiệp

 

 

 

– Trảinghiệm hướng nghiệp

 

 

 

 

– Trảinghiệm hướng nghiệp

 Chủ đề 2 Khám phá bản thân

 

 

 

 

– Giáo dục lí tưởng sống và trách nhiệm của bản thân

 

 

 

– Nhận thức bản thân: nhữn điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân; biết tôn trọng bản thân, xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.

 – Quan sát

– Trò chuyện

– Thuyết phục

 

 

– Quan sát

– Trò chuyện

– Thuyết phục

 

 

– Quan sát

– Trò chuyện

– Thuyết phục

Đáp án mô đun 5 THCS
 * Cách thức tư vấn hỗ trợ:

– Giáo viên chia sẻ kiến thức cho hs về cảm nhận ngoại hình cơ thể: kích thước, hình dáng, cân nặng, chiều cao.
-Yêu cầu hs khác không phán xét, đánh giá, cười đùa về ngoại hình của bạn.
– Trò chuyện, lắng nghe, tôn trọng sự chia sẻ, mong muốn của học sinh.
– Không bàn tán, phán xét hành động của hs.
– Cho hs xem lại video…mà hs bắt chước, đặt câu hỏi để hs thể hiện suy nghĩ của bản thân và hướng dẫn học sinh nhận biết hậu quả của sự việc.
– Trình chiếu một số hình ảnh về ngoại hình lý tưởng theo thời gian.
– Kể về tấm gương phấn đấu học tập trường

– Tổ chức trò chơi tập thể trong hoạt động trải nghiệm để tất cả hs được tham gia.
– Lắng nghe chia sẻ của hs
– Chỉ dẫn, gợi ý cho hs tìm cách giải quyết thay thế cho cách mình đã làm, đã nghĩ, về sự việc, vấn đề
– GV lắng nghe và tóm lược những điều chia sẻ của hs mà không đánh giá, bình luận.
– Đặt câu hỏi để thu thập thông tin
– Đặt mình vào hoàn cảnh của hs để thấu hiểu.
– Đưa ra minh chứng rõ ràng, cụ thể
– Phối hợp với các nguồn lực (bạn bè, giáo viên bộ môn có liên quan, cán bộ tư vấn tâm lí…)để đưa ra lời khuyên.

  • Thời gian: Thực hiện theo nội dung bản kế hoạch (học kì 1)
  • Người thực hiện:

– GVCN
– GVBM sinh học, Ngữ văn, GDCD
– Cán bộ tư vấn tâm lí học đường (kiêm nghiệm)
– Cán bộ quản lí
– Tổng phụ trách Đội

  • Phương tiện, điều kiện thực hiện:

* Phương tiện:
– Phòng tư vấn
– Sân trường, lớp học, phòng chức năng
– Máy tính, máy chiếu
* Điều kiện thực hiện:
– Kinh phí:
+ Lấy từ nguồn chi hoạt động thường xuyên của nhà trường
+ Huy động từ các lực lượng khác

  • Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch:

– Học sinh biết cách vệ sinh cá nhân, sắp xếp phòng ở gọn gàng, sạch sẽ. Biết cách xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu hiệu quả (có điều chỉnh phù hợp).
-Học sinh có ý thức tự học, thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
– Học sinh tự tin giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Tạo mối quan hệ đoàn kết, thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

Đáp án mô đun 5 THCS

PHÂN TÍCH MỘT TRƯỜNG HỢP TƯ VẤN CHO HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

Họ và tên học sinh: Nguyễn Văn M

GV tư vấn hỗ trợ: …………………………

Lý do tư vấn hỗ trợ: M không chấp hành nội quy của lớp, thường xuyên bỏ giờ, thường xuyên có những phản ứng tiêu cực với giáo viên như: nổi giận, nổi nóng, bỏ đi không xin phép khi không hài long với GV một vấn đề gì đó. M luôn có suy nghĩ bị cô giáo coi trường trù dập, có ác cảm với mình…

Đáp án mô đun 5 THCS
Bước 1. Thu thập thông tin của học sinh

Với sự chân tình, quan tâm và gần gũi với M., giáo viên tìm hiểu các thông tin khác về M. từ nhiều nguồn khác nhau như qua trò chuyện, hỏi chuyện các giáo viên bộ môn, bạn bè và cha mẹ, người thân trong gia đình em để biết thêm những thông tin khác về em như:

✦ Suy nghĩ của M. như thế nào về cách ứng xử của các giáo viên đối với các bạn trong lớp và đối với bản thân M.? M. hài lòng/ chưa hài lòng ở những điều gì trong cách ứng xử của thầy cô đối với mình?
✦ Cảm xúc và hành vi của M. trong thời gian gần đây có gì thay đổi? Tâm trạng của M. khi ở nhà và ở trường gần đây như thế nào?
✦ Lực học các môn của em trước đây và hiện tại ra sao? Em thích học môn nào nhất? Không thích học môn nào nhất? Em gặp những khó khăn gì trong quá trình học tập các môn?

✦ Quan hệ của M.: mối quan hệ của M. với các giáo viên như thế nào? Mối quan hệ của em với các bạn trong lớp? M. có bạn thân không? Mối quan hệ của M. với bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình?

✦ Tính cách, sở thích và quan điểm sống của M. như thế nào?
✦ Sức khỏe thể chất: trước đây và hiện tại có gì thay đổi không?
✦ M. có thế mạnh gì nổi bật? Sở thích/ đam mê của M. là gì?
✦ Điều mong muốn nhất của M. trong lúc này?

Bước 2. Liệt kê các khó khăn học sinh đang gặp phải

Qua thông tin thu thập được từ bước 1, giáo viên đưa ra những vấn đề mà M. đang gặp phải gồm:
✦ Nhu cầu được quan tâm, chú ý chưa được thể hiện đúng cách.
✦ Hành động thiếu hợp tác với giáo viên trong các giờ học; không tuân thủ các nội quy của lớp
✦ Không tìm được cách chia sẻ suy nghĩ của bản thân với giáo viên và các bạn trong lớp.

Bước 3. Xác định vấn đề

Qua phân tích thông tin từ trò chuyện cũng như các trắc nghiệm, giáo viên thảo luận với đồng nghiệp và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn lí giải cơ chế duy trì và phát triển các vấn đề của M. như sau: Khi vừa bước sang tuổi học sinh trung học cơ sở, nhiều em học sinh cũng như M., một mặt vẫn có nhu cầu lớn muốn được khẳng định, được thể hiện bản thân, mặt khác muốn nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của thầy cô và bạn bè cùng lớp (biểu hiện là hay bỏ ra ngoài khi đang trong giờ học, hay tức giận vì những lí do nhỏ nhặt). Mong muốn lớn nhất của M. là được giáo viên quan tâm, chú ý đến em. Và đặc biệt, em muốn giáo viên phải hiểu được mình, trong khi bản thân em lại thường ít chia sẻ, tâm sự.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh
Mục tiêu:

✦ Giúp M. nhận thức rõ bản thân, tin vào những giá trị tốt đẹp và ưu điểm của bản thân
✦ Nâng cao kĩ năng giao tiếp và cách thức quản lí những cảm xúc tiêu cực
✦ Giúp M. nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ nội quy, quy tắc của lớp/ trường để xây dựng hình ảnh đẹp về bản thân.

Hướng hỗ trợ/tư vấn:

✦ Giáo viên trò chuyện với phụ huynh để M. nhận được sự quan tâm, chú ý, lắng nghe nhiều hơn.
✦ Giúp M. biết cách kiểm soát cảm xúc, nhất là những cảm xúc tiêu cực như tức giận và lo âu bằng các kĩ thuật như thư giãn, suy nghĩ tích cực, tập thể thao….
✦ Hướng dẫn cách thức giải quyết vấn đề và kĩ năng ứng phó với những tình huống không mong muốn và những cảm xúc tiêu cực
✦ Hướng dẫn kĩ năng giao tiếp – ứng xử với thầy cô và với bạn bè
Việc xác định các hướng hỗ trợ/tư vấn trên dựa trên nguyên tắc tôn trọng học sinh và tin tưởng vào khả năng của học sinh

Nguồn lực:

✦ Ngoài GVCN, học sinh trong lớp cần có sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các giáo viên bộ môn.
Sử dụng kênh thông tin, phối hợp với gia đình trong hỗ trợ, tư vấn cho học sinh: Trong trường hợp của M., giáo viên có thể sử dụng phối hợp các kênh thông tin trong việc hỗ trợ M. như tương tác với em qua facebook, gọi điện hoặc nhắn tin qua messenger để hỗ trợ M. kịp thời cả ở nhà và trên lớp…

Bước 5. Thực hiện hỗ trợ, tư vấn

Giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần thiết như: quan tâm, động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất, kết nối nguồn lực và tư vấn cung cấp thông tin cũng như tư vấn tâm lí để giúp học sinh nhận diện và đối diện với khó khăn, vướng mắc của bản thân và chủ động thay đổi để giải quyết vấn đề từ đó nâng cao kĩ năng ứng phó với tình huống trong tương lai theo các bước sau:

Bước1. trước tư vấn

– Tập hợp các thông tin liên quan đến đối tượng cần tư vấn (có minh chứng).
– Lựa chọn giải pháp và dự kiến nội dung thực hiện tư vấn.

Bước 2. Thực hiện tư vấn

– Hình thức: Tư vấn trực tiếp (người tư vấn – cá nhân học sinh).
– Nội dung/diễn biến thực hiện tư vấn, hỗ trợ:

Mục tiêu
Giáo viên tư vấn
Học sinh M
Thiết lập mối quan hệ
Gặp riêng để trò chuyện, tư vấn.HS gặp GV theo lịch hẹn
Trường hợp học sinh không muốn gặp thì giáo viên chủ động hẹn lịch gặp HS
Tạo không khí gần gũi, khơi gợi tình cảm
Hỏi thăm về sức khỏe, tình hình học tậpTrả lời
Quan sát, thăm dò
Hỏi thăm từ thông tin học sinh trả lời. Ví dụ:

– Thầy/Cô nhận thấy em dạo này không được vui/không hào hứng tích cực khi tham gia các hoạt động của lớp. Phải chăng em có khó khăn gì cần được thầy/ cô hỗ trợ không?

Trả lời (xác nhận tình trạng bản thân)
Đặt câu hỏi, lắng nghe
Khơi gợi để tìm hiểu nguyên nhân. Ví dụ:

– Có điều gì làm em không hài lòng vậy? Có thể chia sẻ với thầy/cô được không?

– Quan hệ của em với thầy cô /bạn bè, ông/ bà, bố/ mẹ hiện nay như thế nào?

– Theo em khi sống trong tập thể  mà mình không tuân theo những quy định của tập thể thì có được không?

Trả lời (chia sẻ về lí do)
Đồng cảm, chia sẻ
Phân tích cho học sinh có nhận thức thấu đáo về vấn đề. Ví dụ:

– Qua những gì em vừa chia sẻ, thầy/cô nhận thấy em có những suy nghĩ sâu sắc.  Thầy/Cô hiểu và đồng cảm với em.

– Ai cũng sẽ có những khó khăn trong cuộc sống và phải vượt qua nó. Nếu em cứ làm theo ý mình không tuân theo những quy định của tập thể như thế thì em có cảm thấy mình bị lạc lõng so với các bạn không?Liệu các bạn có đồng tình với cách làm của em?

Lắng nghe, phản hồi
Định hướng nhận thức và hành động
Tư vấn học sinh về hướng khắc phục. Ví dụ:

– Theo thầy/cô, em cần kiềm chế cảm xúc của mình, điều chỉnh các hành vi của mình… Ngoài ra em nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp/nhóm để hòa đồng với các bạn. Có khó khăn gì em cứ nói cho thầy/cô biết. Thầy/Cô luôn bên cạnh em, chưa kể còn gia đình, bạn bè em nữa mọi người luôn quan tâm và đồng hành cùng em.

Lắng nghe, chia sẻ khó khăn (nếu có)
Động viên, khích lệ học sinh
Chia sẻ và đặt niềm tin vào học sinh (khơi gợi để học sinh hứa với giáo viên). Ví dụ:

Hãy cố gắng vượt qua và chiến thắng hoàn cảnh. Thầy/Cô tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. Em có thể hứa với thầy/cô sẽ dần thay đổi bản thân không?

Chia sẻ suy nghĩ, hứa hẹn
Phản hồi
Giáo viên đáp lại, dặn dò học sinh. Ví dụ:

Được rồi, nghe em hứa như vậy thầy/cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé!

Cảm ơn,chào đáp
5.3. Hoạt động sau tư vấn:
Mục tiêu
Giáo viên tư vấn
Học sinh M
Theo dõi sự tiến bộ của M
– Giáo viên tiếp tục theo dõi, đánh giá sự thay đổi, tiến bộ của M (kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn; cử một số học sinh khác thường xuyên gần gũi, trò chuyện giúp M hòa đồng,điều chỉnh hành vi chuẩn mực hơn, tích cực hơn trong việc tham gia các hoạt động tập thể…);động viên kịp thời sự cố gắng của M.

– Phối hợp với gia đình học sinh để động viên tinh thần cho M.

 
Đánh giá kết quả thực hiện tư vấn
– Đánh giá hiệu quả đạt được của quá trình tư vấn.

– Cập nhật thông tin quá trình tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh theo quy định của Tổ tư vấn tâm lý.

 
Bước 6. Đánh giá trường hợp

Sau thời gian hỗ trợ, tư vấn học sinh theo mục tiêu đề ra, giáo viên nên tổng kết lại những kết quả đạt được và những điều chưa làm được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên quan. Ngoài ra, sau khi tổng kết những thay đổi, sự tiến bộ của học sinh giáo viên sẽ đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo.

Trên đây là Đáp án mô đun 5 THCS. Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*