Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Thành ngữ Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ. Có năng lực tự chủ và tự học trong việc chủ động làm BT, tự hoàn thành PHT mà GV giao (có phụ lục kèm theo ở cuối bài).
Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Thành ngữ Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ
– Có năng lực tự chủ và tự học trong việc chủ động làm BT, tự hoàn thành PHT mà GV giao (có phụ lục kèm theo ở cuối bài).
– Giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– có ý thức vận dụng kiến thức tiếng Việt vào giao tiếp và tạo lập VB.
Nội dung: GV hỏi. HS suy nghĩ cá nhân, thảo luận trả lời.
Sản phẩm:
1. Lý thuyết (Tri thức tiếng Việt)
Thành ngữ là một loại cụm từ cố định, có nghĩa bóng bẩy, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ là nghĩa toát ra từ cả cụm, chứ không phải được suy ra từ nghĩa của từng thành tố.
2. Thực hành tiếng Việt
Bài tập 1: Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau
a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là qui tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. – Thành ngữ: ba chân bốn cẳng → (đi/chạy) hết sức nhanh và vội vã |
b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng. – Thành ngữ: chuyển núi dời sông → chỉ việc khó khăn hơn mức bình thường. |
Bài tập 2: Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét
a. Thành có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.
(Đẽo cày giữa đường)
– Từ ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ (in đậm): đều mất, đi đời, không còn gì …
b. Giờ đây công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám việc gì cũng phải làm.
(Vua chích choè)
– Từ ngữ có ý nghĩa tương đương với thành ngữ (in đậm): (việc) nặng hay nhẹ có đủ cả
Nhận xét: Sử dụng thành ngữ sẽ giúp việc diễn đạt nghĩa trong câu trở nên súc tích, gợi nhiều liên tưởng và gây ấn tượng hơn.
Bài tập 3: Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:
a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.
→ Nội dung của câu trước với câu sau thiếu lôgic (không hợp lí), gây khó hiểu.
b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.
→ Nội dung ở câu sau liên quan chặt chẽ với nội dung của câu đứng trước, biểu đạt được điều muốn nói một cách súc tích, gây ấn tượng.
Nhận xét: Muốn sử dụng thành ngữ có hiệu quả, biểu đạt được điều muốn nói một cách bóng bẩy, ngắn gọn, … thì người dùng cần hiểu đúng nghĩa của thành ngữ đó.
Bài tập 4: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các thành ngữ sau:
a. Học một biết mười → Lan là một cô bé thông minh, học một biết mười.
b. Học hay, cày biết → Nam là người học hay, cày biết thật đáng ngưỡng mộ.
c. Mở mày mở mặt
→ Tôi cố gắng thi đậu đại học để cha mẹ được mở mày mở mặt với người ta.
d. Mở cờ trong bụng → Tôi vui như mở cờ trong bụng khi nhìn thấy tên mình đứng đầu trong kì thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của từng bài tập.
– Từ nội dung bài tập, hãy nhắc lại tri thức tiếng Việt.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: xác định yêu cầu của từng bài tập và làm việc cá nhân ở bài 1,4; làm việc nhóm ở bài tập 2, 3.
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS làm bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời cá nhân/ trình bày sản phẩm nhóm & hướng dẫn các em cách trình bày (nếu cần).
HS nêu đáp án bài tập đã làm, HS khác nhận xét và bổ sung cho bạn/nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, làm việc nhóm của HS.
– Chốt đáp án của bài tập 1,2,3,4 lên bảng/ màn hình và chốt nội dung tri thức tiếng Việt.
Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Thành ngữ Ngữ văn 7 Kết nối tri thức. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: