Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ

Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ
1. Hiếu thảo là gì ?
– Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
– Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Đánh giá, bàn luận (Vì sao cần phải có lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ?)
– Con cái phải giữ tròn chữ hiếu, đạo làm con bởi đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là gốc rễ, cội nguồn của mọi tình cảm cao đẹp khác trong mỗi con người. Lòng hiếu thảo của con cái sẽ giúp gia đình đầm ấm, hạnh phúc, người con hiếu thảo sẽ là những trò ngoan trong nhà trường, công dân tốt ngoài xã hội từ đó sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp.
– Hơn nữa, cha mẹ là người đã sinh ra con, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để cho con có hình hài, dáng đứng. Quy luật của cuộc sống, không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng.
– Cha mẹ không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng con cả về vật chất và tinh thần. Cha thức khuya, dậy sớm, làm lụng vất vả, để con có cơm ăn, áo mặc, được học hành nên người. Lúc con ốm, con đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn, cha mẹ sung sướng, tự hào. Mỗi bước trưởng thành của con cha mẹ thêm vất vả, gian nan: “Nuôi con cho được vuông tròn . Mẹ cha dầu dãi xương mòn gối cong” – Cha mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời con, cha mẹ dạy bảo con bài học làm người, uốn nắn con từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo con từng điều hay, lẽ phải.
– Ngay cả trên bước đường đời con có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác cha mẹ chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con. Cha mẹ sẵn sàng dang rộng vòng tay che chở, bảo vệ con, tiếp thêm cho con sức mạnh sau mỗi chông gai, thử thách.
3.Dẫn chứng
-Trong xã hội xưa và nay, có biết bao câu chuyện cảm động về đạo hiểu của con cái với cha mẹ. Lão Lai Tử người nước Sở ngoài bẩy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc, múa vui cho cha mẹ. Nguyễn Đình Chiểu vì thương mẹ mất khóc mù cả đôi mắt. – Tình yêu thương cha mẹ còn đi vào các tác phẩm văn học. Ca dao xưa có câu: “Đói lòng ăn hạt chà là . Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng” Truyện cổ tích về loài hoa cúc đại đóa để mong mẹ sống lâu, cô bé xé từng cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ, mỗi cánh hoa là biểu tượng của tình yêu thương mẹ mãnh liệt. Nàng Kiều trong truyện “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã hi sinh hạnh phúc cá nhân chuộc cha và em chịu mười năm năm lưu lạc. Trong dân gian lưu truyền câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Tháng bẩy âm lịch hàng năm mùa Vu Lan báo hiếu là dịp để con cái bày tỏ lòng kính yêu cha mẹ.
4. Bàn luận:
– Hiếu thảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên thực tế vẫn còn hiện tượng con cái bất hiếu với ông bà, cha mẹ, có hành vi chưa đúng với đạo làm con, ham chơi, lười học khiến cha mẹ đau lòng…Thậm chí có những người con nhẫn tâm đối xử bạc bẽo, ruồng rẫy cha mẹ mình “ Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”. Những kẻ làm con như thế đều đáng lên án, phê phán.
– Đạo hiếu với cha mẹ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong mọi tình cảm. Vì vậy, chúng ta cần ý thức rõ được điều đó đồng thời giữ gìn, nâng niu. Đạo hiếu làm con, bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất còn phải dành thời gian chăm lo cả đời sống tinh thần cho cha mẹ.
– Là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, hãy ngay từ bây giờ bằng cách chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà cha mẹ thầy cô. Đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.

Trên đây là Viết đoạn văn về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Leave a Reply

Required fields are marked*