Viết đoạn văn Thực trạng hát Quốc ca trong học sinh

Viết đoạn văn Thực trạng hát Quốc ca trong học sinh cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Viết đoạn văn Thực trạng hát Quốc ca trong học sinh
1. Thực trạng
– Ý thức hát quốc ca của học sinh ngày càng tồi tệ. Học sinh thiếu nghiêm túc, không chịu thực hiện theo hiệu lệnh của người điều khiển chào cờ, gây mất trật tự
– Khi bắt đầu hát quốc ca, nhiều học sinh không hát, hoặc hát nhỏ, hát nhép lấy lệ cho có. Có học sinh cười đùa, trêu chọc nhau ngay khi cả trường đang hát quốc ca.
– Nhiều học sinh không hát, hoặc hát quá nhỏ, nên chỉ nghe giọng bè, rề rà, kéo dài, uể oải không đúng với giọng điệu nghiêm trang, hùng tráng của bài quốc ca. Lúc mới bắt đầu còn nghe rõ. Sau nhỏ dần hoặc lạc nhịp hoặc ê a lấy lệ. Cuối cùng chỉ còn những tiếng xì xào rồi dừng hẳn. Người điều khiển buổi lễ chào cờ gần như độc diễn trong tiếng loa vang vang.
– Hầu hết học sinh hát sai nhịp, không khớp với nền nhạc. Bài quốc ca trở nên rời rạc, không còn khí thế. Việc hát quốc ca mất đi ý nghĩa tôn nghiêm. Tậm chí một số học sinh không hề thuộc lời bài quốc ca. Thậm chí, có học sinh tự “chế” lời bài hát. Việc hát quốc ca trong mỗi buổi lễ chào cờ bị xem thường
2.Nguyên nhân
– Học sinh không có ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca. Nhiều học sinh cho rằng hát quốc ca chỉ là hình thức, không có gì quan trọng. Cho nên, học sinh không hát, hoặc hát một cách miễn cưỡng, đối phó. Từ một vài học sinh kéo theo nhiều học sinh không chịu thực hiện hát quốc ca nghiêm túc.
– Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
– Nhiều học sinh cảm thấy xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.
3. Hệ lụy – Tác hại
Gia đình và xã hội không thường xuyên nhắc nhở học sinh về ý thức trách nhiệm hát quốc ca. Trong đời sống thường ngày, việc hát quốc ca ít diễn ra trong cộng đồng. Phụ huynh cũng không thường cùng các em tham gia các buổi tưởng niệm nhằm rèn luyện ý thức hát quốc ca và trách nhiệm đối với cộng đồng. Người lớn không gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho học sinh làm theo.
Nhiều học sinh cảm thấy mắc cỡ, xấu hổ khi hát trước tập thể khiến việc hát quốc ca trong buổi lễ chào cờ diễn ra hết sức khó khăn.
4. Cần hát quốc ca như thế nào?
– Tư thế khi hát quốc ca phải nghiêm trang, đứng thẳng, mắt nhìn thẳng vào hướng lá cờ tổ quốc. Phải giữ trật tự trước và sau khi hát quốc ca.
– Khi hát phải theo hiệu lệnh để việc đồng ca diễn ra đồng đều. Hát quốc ca phải đúng nhịp, khí thế, hào hùng, hát to và rõ ràng. Hãy chân thành bằng cả con tim và trí óc, cảm nhận sâu sắc sự thiêng liêng và khơi dậy niềm tự hào, tình yêu và trách nhiệm đối với tổ quốc.
– Mỗi lần hát quốc ca là một lần người Việt Nam tự bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc để nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước. Thế nên, hãy hát bằng lời, bằng tình cảm bừng dậy lên tận đáy lòng, từ trong sâu thẳm trái tim nồng nàn yêu nước mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp, cái rung cảm thiết tha, âm hưởng hùng tráng của một bản quốc ca mang tầm thời đại, hết sức thiêng liêng, thành kính nhưng cũng rất đỗi quen thuộc, gắn bó, thân thương.

Trên đây là Viết đoạn văn Thực trạng hát Quốc ca trong học sinh. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*