Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ yêu thích Lượm

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ yêu thích Lượm cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ yêu thích Lượm
Dàn ý chi tiết
I. MỞ ĐOẠN

– Nêu tên bài thơ, tác giả, cảm nghĩ chung
+ Hình ảnh chú bé Lượm với “đôi chân thoăn thoắt” có lẽ vẫn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi chúng ta.
+ Mỗi khi nghe lại tác phẩm “Lượm” do nhà thơ Tố Hữu sáng tác, ta lại vừa thương xót, vừa hãnh diện cho một cậu bé mạnh mẽ, gan dạ đã dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ.

II. THÂN ĐOẠN

– Cảm xúc về nội dung:
+ Về nội dung, bài thơ kể về chú bé liên lạc Lượm. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với người “chú”, Lượm hiện lên là một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời và say mê kháng chiến. Trong chuyến liên lạc cuối cùng nguy hiểm, Lượm vẫn dũng cảm “vụt qua mặt trận” để đưa thư. Em hi sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

– Cảm xúc về nghệ thuật mà em thích

+ Về hình thức, bài thơ đã sử dụng lối thơ 4 chữ ngắn gọn nhưng đầy tinh tế, đủ để lột tả câu chuyện của chú bé Lượm.
+ Việc sử dụng khéo léo những từ láy có tính gợi hình, gợi cảm như “loắt choắt”, “xinh xinh” “’thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” đã gợi cho người đọc hình dung cụ thể về ngoài hình của Lượm. Đó có lẽ là một chú bé nhanh nhẹn và đầy hồn nhiên.

+ Tác giả sử dụng một số lời thoại để khẳng định sự yêu thích khi làm công việc liên lạc của Lượm “Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à”.
+ Ngoài phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả, bài thơ còn vận dụng cả phương thức biểu cảm. Cảm xúc được thể hiện rõ nét và mang nhiều ý nghĩa nhất có lẽ là cảm xúc khi tác giả hay tin về cái chết của Lượm.
+ Cách ngắt dòng của câu thơ như làm chậm lại một nhịp, bởi tác giả sửng sốt, bàng hoàng và thương xót trước hy sinh cao cả của em.

– Lý do em thích nghệ thuật ấy

+ Việc tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh động, có tính gợi hình ấy đã thể hiện một cách chân thực hình tượng cậu bé Lượm tuy nhỏ nhắn nhưng vô cùng gan dạ.
+ Những cảm xúc được thể hiện trong bài thơ tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng lắng đọng, khiến người đọc mãi ám ảnh không nguôi về Lượm.
+ Các biện pháp nghệ thuật ấy góp phần không nhỏ giúp truyền tải nội dung, để người đọc thêm yêu quý, cảm mến, khâm phục Lượm – một chú bé dũng cảm vô cùng.

III. KẾT ĐOẠN

– Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân:
+ Bài thơ này đã để lại cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về hình ảnh một cậu bé dũng cảm.
+ Lượm được xem như là một hình tượng cao cả mà mọi người cần phải học hỏi theo em.
+ Tác giả viết bài thơ này như để cảm phục một thế hệ thanh niên đã hy sinh thanh xuân của mình cho đất nước, điển hình là chú bé liên lạc mang tên Lượm.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ yêu thích Lượm
Hình ảnh chú bé Lượm với “đôi chân thoăn thoắt” có lẽ vẫn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi chúng ta. Mỗi khi nghe lại tác phẩm “Lượm” do nhà thơ Tố Hữu sáng tác, ta lại vừa thương xót, vừa hãnh diện cho một cậu bé mạnh mẽ, gan dạ đã dũng cảm hy sinh khi làm nhiệm vụ nơi chiến trường. Về nội dung, bài thơ kể về chú bé liên lạc Lượm. Trong cuộc gặp gỡ tình cờ với người “chú”, Lượm hiện lên là một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời và say mê kháng chiến. Trong chuyến liên lạc cuối cùng nguy hiểm, Lượm vẫn dũng cảm “vụt qua mặt trận” để đưa thư. Em hi sinh nhưng hình ảnh em còn sống mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Về hình thức, bài thơ đã sử dụng lối thơ 4 chữ ngắn gọn nhưng đầy tinh tế, đủ để lột tả toàn bộ hình ảnh và câu chuyện của chú bé Lượm. Đầu tiên, việc tác giả sử dụng khéo léo những từ láy có tính gợi hình, gợi cảm như “loắt choắt”, “xinh xinh” “’thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” đã gợi cho người đọc hình dung cụ thể về ngoài hình của Lượm. Những chi tiết này đã khắc họa rõ nét Lượm là một chú bé nhanh nhẹn và đầy hồn nhiên. Tác giả sử dụng một số lời thoại để khẳng định sự yêu thích khi làm công việc liên lạc của Lượm “Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à”, một câu nói nghe thân thương, quý mến làm sao. Ngoài phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả, bài thơ còn vận dụng cả phương thức biểu cảm. Ngoài cảm xúc hồ hởi, vui vẻ của Lượm khi làm nhiệm vụ, cảm xúc mang nhiều ý nghĩa nhất có lẽ là cảm xúc khi tác giả hay tin về cái chết của Lượm. Cách ngắt dòng của câu thơ như làm chậm lại một nhịp, bởi tác giả sửng sốt, bàng hoàng và thương xót trước hy sinh cao cả của em. Việc tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh động, có tính gợi hình ấy đã thể hiện một cách chân thực hình tượng cậu bé Lượm tuy nhỏ nhắn nhưng vô cùng gan dạ. Những cảm xúc được thể hiện trong bài thơ tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng lắng đọng, khiến người đọc mãi ám ảnh không nguôi về Lượm. Các biện pháp nghệ thuật ấy góp phần không nhỏ giúp truyền tải nội dung, để người đọc thêm yêu quý, cảm mến, khâm phục Lượm – một chú bé dũng cảm vô cùng. Bài thơ này đã để lại cho mọi thế hệ người đọc một ấn tượng sâu sắc về hình ảnh một cậu bé dũng cảm. Lượm được xem như là một hình tượng cao cả mà mọi người cần phải học hỏi theo em. Hơn hết, tác giả viết bài thơ này như để cảm phục một thế hệ thanh niên đã hy sinh thanh xuân của mình cho đất nước, điển hình là chú bé liên lạc mang tên Lượm.

Trên đây là Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ yêu thích Lượm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*