Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp
Dàn ý chi tiết
I. MỞ ĐOẠN

– Nêu tên bài thơ, tác giả, cảm nghĩ chung
+ Cảm hứng về người mẹ thân thương, về đất nước trong lòng mỗi người lính vẫn luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca.
+ Gặp lá cơm nếp (Thanh Thảo) đã ghi lại đảm xúc của người con trên đường hành quân ra mặt trận nhớ về mẹ nơi quê nhà khi gặp lá cơm nếp khơi gợi trong em nhiều suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc.

II. THÂN ĐOẠN
1. Cảm xúc về nội dung:

– Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.

– Cảm xúc về khổ thơ 1:
+ Khung cảnh bộc lộ tình cảm mở ra với hoàn cảnh và tâm trạng, suy nghĩ gợi nhắc người con nhớ về mẹ với niềm nhớ mong về “bát xôi mùa gặt”.
+ Hương vị của lá cơm nếp đã gợi cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa nấu xôi.
+ Khổ thơ đem đến cho em cảm xúc bồi hồi, lắng đọng hòa cùng nỗi nhớ của người chiến sĩ

– Cảm xúc về khổ thơ 2:

+ Câu hỏi tu từ mở ra, người chiến sĩ băn khoăn nghĩ về mẹ trong tâm tưởng: “Mẹ ở đâu chiều nay” và lời phỏng đoán “Phải mẹ thổi cơm nếp – Mà thơm suốt đường con”.
+ Trong băn khoăn của người con, ,mẹ hiện lên tảo tần mà giản dị: “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”.
+ Dòng hồi tưởng của con về người mẹ tảo tần làm cảm xúc trong em như lắng đọng lại, thiết tha, chân thành.

– Cảm xúc về khổ thơ thứ ba:
+ Những lời cảm thán chân thành hiện lên, “cơm nếp” – hương vị mang hồn quê hương trong gian khó làm sao con quên được, cảm xúc bộc lộ trực tiếp hơn.
+ Trong hoàn cảnh chiến đấu, con rất yêu thương mẹ, thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn, hi sinh của mẹ nhưng bởi vì “Mẹ già và đất nước – Chia đều nỗi nhớ thương”, bởi thế, con chỉ có thể gửi gắm những tình cảm về mẹ trong trái tim để tiếp tục hành trình vì đất nước.
+ Qua khổ thơ, em cũng cảm nhận được được nỗi xót xa của người con khi đi xa không thể đỡ đần chia sẻ nỗi vất vả, nhọc nhằn cùng mẹ

– Hai câu thơ cuối:
+ Biện pháp tu từ nhân hóa làm cho “lá cơm nếp” bỗng nhiên gần gũi, thân thương như quê nhà ruột thịt, biết “hiểu” lòng mong nhớ của con mà thơm mãi, trở thành một nguồn an ủi động viên

2. Cảm xúc về nghệ thuật:

– Bài thơ sử dụng thành công thể thơ năm chữ với lời thơ giản dị mà hết sức chân thành, thiết tha, những câu hỏi tu từ được xuất hiện cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa càng làm tăng thêm sức truyền tải tình cảm mãnh liệt cho bài thơ

3. Lí do em yêu thích nội dung:

– Nội dung cho ta được tình yêu thương chân thành của con – một người chiến sĩ trên hành trình hành quân bỗng nhiên nhớ về mẹ, nhớ về những hương vị thân quen, gần gũi của mẹ, của quê hương
+ Trong lòng em hiện lên tình cảm biết ơn, nhớ thương người mẹ của mình, em cũng biết ơn và cảm phục những người chiến sĩ đã hi sinh “tình nhà” vì nghĩa lớn, bảo vệ bình yên cho đất nước, nhân dân.

III. KẾT ĐOẠN

– Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: Đọc xong bài thơ, tâm hồn em ngập tràn tình cảm thiêng liêng, là tình cảm mẹ con, tình yêu quê hương đất nước và niềm biết ơn người lính.
– Lời hứa

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp
Cảm hứng về người mẹ thân thương, về đất nước trong lòng mỗi người lính vẫn luôn là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Gặp lá cơm nếp – một bài thơ của tác giả Thanh Thảo đã ghi lại đảm xúc của người con trên đường hành quân ra mặt trận nhớ về mẹ nơi quê nhà khi gặp lá cơm nếp khơi gợi trong em nhiều suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc. Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình. Khung cảnh bộc lộ tình cảm mở ra với hoàn cảnh và tâm trạng, suy nghĩ gợi nhắc người con nhớ về mẹ. Đó là một người chiến sĩ kiên trung đã hi sinh hạnh phúc cá nhân “xa nhà” mấy năm với niềm nhớ mong về “bát xôi mùa gặt”. Trên đường hành quân ra mặt trận, anh bỗng gặp lá cơm nếp – một loài cây nhỏ, mọc hoang có hương thơm giống cơm nếp. Hương vị của lá cơm nếp đã gợi cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa nấu xôi. Khổ thơ đem đến cho em cảm xúc bồi hồi, lắng đọng hòa cùng nỗi nhớ của người chiến sĩ. Khổ hai bắt đầu với câu hỏi tu từ mở ra, người chiến sĩ băn khoăn nghĩ về mẹ trong tâm tưởng: “Mẹ ở đâu chiều nay” và lời phỏng đoán “Phải mẹ thổi cơm nếp – Mà thơm suốt đường con”. Trong băn khoăn của người con, ,mẹ hiện lên tảo tần mà giản dị: “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Chỉ là những hình ảnh giản dị vậy thôi nhưng nó là hình ảnh gắn bó, quen thuộc với người con suốt thuở chưa “xa nhà”. Dòng hồi tưởng của con về người mẹ tảo tần làm cảm xúc trong em như lắng đọng lại, thiết tha, chân thành. Khổ thơ thứ ba hiện lên với những lời cảm thán chân thành, “cơm nếp” – hương vị mang hồn quê hương trong gian khó làm sao con quên được, cảm xúc bộc lộ trực tiếp hơn. Mùi cơm nếp đâu chỉ mang hồn quê, đó còn là biểu trưng cho tình mẹ dạt dào. Trong hoàn cảnh chiến đấu, con rất yêu thương mẹ, thấu hiểu những vất vả, nhọc nhằn, hi sinh của mẹ nhưng bởi vì “Mẹ già và đất nước – Chia đều nỗi nhớ thương”, bởi thế, con chỉ có thể gửi gắm những tình cảm về mẹ trong trái tim để tiếp tục hành trình vì đất nước. Hình ảnh mẹ và đất nước tưởng như chia hai mà thực ra là một, hình ảnh mẹ quen thuộc cũng như đất nước, trở thành điều thiêng liêng nhất trong lòng con. Qua khổ thơ, em cũng cảm nhận được được nỗi xót xa của người con khi đi xa không thể đỡ đần chia sẻ nỗi vất vả, nhọc nhằn cùng mẹ. Hai câu thơ cuối là một niềm ủi an tâm hồn con, biện pháp tu từ nhân hóa làm cho “lá cơm nếp” bỗng nhiê gần gũi, thân thương như quê nhà ruột thịt, biết “hiểu” lòng mong nhớ của con mà thơm mãi, trở thành một nguồn an ủi động viên, cho con có động lực chiến đấu, hành quân trên suốt chặng đường Trường Sơn vất vả mà khó nhọc. Bài thơ sử dụng thành công thể thơ năm chữ với lời thơ giản dị mà hết sức chân thành, thiết tha, những câu hỏi tu từ được xuất hiện cùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa càng làm tăng thêm sức truyền tải tình cảm mãnh liệt cho bài thơ. Em yêu thích nội dung bài thơ bởi nó đã cho em thấy được tình yêu thương chân thành của con – một người chiến sĩ trên hành trình hành quân bỗng nhiên nhớ về mẹ, nhớ về những hương vị thân quen, gần gũi của mẹ, của quê hương, điều đó gợi lên trong lòng em tình cảm biết ơn, nhớ thương người mẹ của mình, em cũng biết ơn và cảm phục những người chiến sĩ đã hi sinh “tình nhà” vì nghĩa lớn, bảo vệ bình yên cho đất nước, nhân dân. Đọc xong bài thơ, tâm hồn em ngập tràn tình cảm thiêng liêng, là tình cảm mẹ con, tình yêu quê hương đất nước và niềm biết ơn người lính. Em hứa sẽ học tập, luyện rèn, yêu thương mẹ, yêu thương quê hương, đất nước, sao cho xứng đáng với những đánh đổi hi sinh của những người chiến sĩ trong lịch sử đất nước.

Trên đây là Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Lá cơm nếp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Leave a Reply

Required fields are marked*