Site icon GIAODUCMOI

Phiếu bài tập Mây và sóng mới nhất

Phiếu bài tập Mây và sóng

Phiếu bài tập Mây và sóng nhằm ôn tập, củng cố cho học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh tư liệu này.

Phiếu bài tập Mây và sóng mới nhất

I. THỰC HÀNH ĐỌC

Phiếu bài tập Mây và sóng số 1

Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ý nói về đặc điểm của thơ qua bài Mây và Sóng.

A.   Kể lại một câu chuyện có cốt truyện
B.    Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tình mẫu tử
C.    Cung cấp thông tin về thế giới tự nhiên
D.   Dùng biện pháp tư từ nhân hóa, ẩn dụ
E.    Kể lại trải nghiệm về trò chơi của trẻ
F.     Thể hiện nguyện vọng, đề đạt ý kiến
G.   Có vần, nhịp

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A.   Kể lại một câu chuyện có cốt truyện(S)
B.    Thể hiện tình cảm, cảm xúc về tình mẫu tử (Đ)
C.    Cung cấp thông tin về thế giới tự nhiên(S)
D.   Dùng biện pháp tư từ nhân hóa, ẩn dụ(Đ)
E.    Kể lại trải nghiệm về trò chơi của trẻ(S)
F.     Thể hiện nguyện vọng, đề đạt ý kiến(S)|
G.   Có vần, nhịp(Đ)

Phiếu bài tập Mây và sóng số 2

    1. Bài thơ “Mây và sóng” viết theo thể thơ gì?

A.   Năm chữ
B.    Bảy chữ
C.    Tự do
D.   Lục bát

     2. Ta-go là nhà thơ nước nào?

A.   Pháp
B.    Nga
C.    Anh
D.   Ấn Độ

3.     Bài thơ “Mây và sóng” là lời của ai nói với ai?

A. Bố nói với con
B. Mây nói với sóng
C. Lời của em bé nói với mẹ về những người sống trong sóng và trên mây
D. Mây và sóng nói với em bé về tình mẹ con.

    4. Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Mây và sóng” là ai?

A. Bố mẹ
B. Em bé
C. Mây
D. Sóng

5. Bài thơ “Mây và sóng” được thể hiện bằng ngôn ngữ thơ như thế nào?

A. Ngôn ngữ hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ
B. Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, tình cảm
C. Ngôn ngữ thơ trầm lắng, sâu sắc
D. Ngôn ngữ thơ hùng hồn, sôi nổi.

6. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ “Mây và sóng”?

A. Nói quá, nói giảm, so sánh
B. Nói giảm, nhân hóa, điệp ngữ
C. Ẩn dụ, hoán dụ, nói quá
D. Ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ

7. Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” là gì?

A. Tình phụ tử thiêng liêng
B. Tình mẫu tử thiêng liêng
C. Tình bè bạn
D. Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên

8. Hai bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” và “Mây và sóng” có những điểm gì khác nhau?

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu, trong khi “Chuyện cổ tích về loài người”  mỗi câu thơ có 5 tiếng.
B. Mây và sóng có yêu tố miêu tả, còn chuyện cổ tích về loài người không có.
C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật; còn chuyện cổ tích vè loài người không có.
D. Chuyện cổ tích vè loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ còn Mây và sóng không có.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C D C B A D B A, C

Phiếu bài tập Mây và sóng số 3

Chỉ ra các ý nghĩa của bài thơ Mây và Sóng theo sơ đồ gợi ý
Ý NGHĨA CỦA BÀI THƠ MÂY VÀ SÓNG
Ca ngợi tình mẫu tử …………………. ………………………  

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Ý NGHĨA CỦA BÀI THƠ MÂY VÀ SÓNG
Ca ngợi tình mẫu tử …………………. ………………………  

Phiếu học tập số 4

Trong ca dao Việt Nam, có rất nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ  với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 5 câu nói về nội dung đó.

HS TỰ LÀM

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Phiếu bài tập Mây và sóng số 1

  1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây’ và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.
  2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
  3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
    Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn
    Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
    Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
    Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào

DỰ KIẾN TRẢ LỜI

1.Trong bài thơ Mây và sóng, “mây’ và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” vốn đã là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, chúng đều tùy thuộc vào trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên càng lung linh kì ảo. Chúng cũng là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.

2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” để nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.

3. Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ”. Con làm sóng, mẹ làm làm biển.Con lăn, lăn như làn sóng vỗ. Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ. Cái hay của trò chơi là ở chỗ các bạn sóng và các bạn mây chỉ đi chơi một mình thôi mà không nghĩ đến mẹ của họ, còn em bé, chắc em cũng muốn đi chơi nhưng em phải chơi cùng với mẹ. Tình mẹ con hòa quyện vào nhau, không tách rời nhau.

Em không thể nào thiếu mẹ cũng như mẹ cũng không thể nào thiếu em. Tình mẹ con bao trùm tất cả, có mặt muôn nơi đến mức “không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu”. Bởi lẽ, ở đâu có mẹ, ở đó có con; ở đâu có con, ở đó có bóng hình mẹ.

Phiếu bài tập Mây và sóng số 2

1.Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

2. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

3. Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho “bọn tớ” trong bản dịch không. Vì sao.

DỰ KIẾN TRẢ LỜI

1.Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đó là nhân vật con, mây, sóng. Dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm.

2. “Bọn tớ” trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người “trên mây” và “trong sóng”. Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp nơi.

3.Trong tiếng Việt, ngoài “bọn tớ” còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như “chúng ta”, “chúng tôi”, “bọn mình”, “chúng tớ”. Dùng một từ từ “bọn tớ” trong bản dịch không là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người “trên mây” và “trong sóng”.

II. THỰC HÀNH VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Phiếu bài tập Mây và sóng số 1

Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu về cuộc trò chuyện ấy.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

DỰ KIẾN SẢN PHẨM 1

(1)Vào một buổi chiều mùa hè, em đang dạo chơi trên bãi biển thì bắt gặp mây và sóng. (2) Chúng em đã có một cuộc nói chuyện rất vui vẻ. (3)Mây nói rằng các bạn được dạo chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà. (4)Mây đã chơi với bình minh vàng và ánh trăng bạc. (5)Còn sóng thì được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. (6)Cả hai đều rủ em đến chơi cùng. (7)Thế nhưng em đã từ chối bởi đã đến lúc phải trở về nhà và không có điều gì hạnh phúc hơn được ở bên mẹ.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM 2

(1)Tôi đang dạo chơi trên bãi biển thì nghe trên cao có tiếng gọi: “Hãy lên chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được làm bạn với bình minh vàng và vầng trăng bạc”. (2)Tôi tò mò nhìn lên bầu trời, nhận ra rằng đó là những đám mây. (3)Tôi liền hỏi: “Làm thế nào để mình lên đó được?”.

(4)Mây nói rằng: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất rồi đưa tay lên trời, chúng tớ sẽ nhấc bổng cậu lên”. (5)Rồi trong sóng lại có tiếng gọi “Hãy xuống chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được đi ngao du khắp mọi nơi. Cậu chỉ cần đến rìa biển, nhắm mắt lại thì sẽ được làn sóng nâng đi”. (6) Những lời mời thật hấp dẫn, nhưng khi nhớ đến mẹ vẫn còn ở nhà đợi, tôi đã từ chối họ. (7)Đối với tôi, ở bên mẹ mới là điều hạnh phúc nhất.

Phiếu bài tập Mây và sóng số 2

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau: “con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”

Gợi ý phiếu bài tập Mây và sóng:

Đoạn văn cần thể hiện được các ý sau:
-Em bé bày tỏ những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con
-Điều này thể hiện tình yêu vô cùng sâu sắc, chân thành của chú bé dành cho mẹ
-Tình yêu ấy vượt lên cả thú vui t thường ngày, mãnh liệt tới mức muốn lấn át những thứ lớn lao khác.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tham khảo đoạn văn sau phiếu bài tập Mây và sóng

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go là lời một em bé thủ thỉ kể chuyện với mẹ về những lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Lời mời gọi nào cũng hấp dẫn, quyến rũ và thiết tha nhưng bằng tình yêu thương mẹ , em đã từ bỏ ham muốn được đi chơi cùng với những người “trên mây” và “trên sóng” để được ở nhà với mẹ, để được cùng mẹ “con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”.

Tình mẫu tử thật thiêng liêng bất diệt như sóng biển vỗ vào bờ nghìn năm không nghỉ và lòng mẹ thật bao la khi luôn bao dung, mở rộng để ôm ấp, chở che cho con. So sánh tình mẹ con gắn với hình ảnh trên mây và trong song, tác giả đã nâng tình cảm ấy đến mức không giới hạn. Đặc biệt, câu thơ “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” hàm ý nói đến tình mẫu tử thiêng liêng và bất diệt.

 Trên đây là Phiếu bài tập Mây và sóng mới nhất. Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version