Site icon GIAODUCMOI

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải Giáo viên Giỏi

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm

Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm là một trong những yêu cầu trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi. Bài viết cung chia sẻ với thầy cô sáng kiến “Hướng dẫn học sinh lớp 7 tạo lập văn bản biểu cảm mang lại hiệu quả cao“.

 

BÁO CÁO

biện pháp thực hiện có hiệu quả

trong hoạt động dạy học, giáo dục học sinh

 

1. Tên Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm

Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 7 tạo lập văn bản biểu cảm mang lại hiệu quả cao ở trường …

2. Thực trạng trước khi có báo cáo sáng kiến

Biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một trong những yêu cầu cơ bản của việc làm văn biểu cảm. Nhưng thực tế dạy học cho thấy chất lượng bài viết ở hs chưa đồng đều. Nhiều bài viết chất lượng còn thấp. Phần đông hs vẫn còn khó khăn. Hs chưa biết cách hoặc “ngại” thể hiện cảm xúc của mình trong các bài viết.

Bên cạnh đó, văn miêu tả, tự sự từ lâu đã “ăn sâu” vào cách làm bài của hs. Vì vậy, tuy làm văn biểu cảm nhưng hs lại chỉ tập trung “tả” và “kể” về đối tượng biểu cảm. Trong nhiều trường hợp tuy hs hiểu được đề bài, nắm được phương pháp tiến hành. Nhưng để tạo lập được một văn bản biểu cảm thực sự có ấn tượng lại là điều không hề dễ dàng.

3. Nội dung Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm

3.1. Phân loại đối tượng học sinh

Trong các bài viết của học sinh thì có sự chênh lệch khá rõ về chất lượng bài viết. Đó là chất lượng giữa hs khá, giỏi và yếu, kém. Vì vậy, việc phân loại hs để đưa ra kế hoạch, phương pháp. Nhằm nâng cao khả năng viết văn cho các em là điều tiên quyết. Ngay từ đầu năm gv tổ chức khảo sát, làm bài viết để nắm được đối tượng hs. Từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp. Gv có biện pháp thích hợp trong việc rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho các em.

3.2. Giúp học sinh nhận biết và phân biệt văn biểu cảm, miêu tả, tự sự

Văn miêu tả, tự sự, biểu cảm là ba phương thức khác nhau trong cách hành văn. Tuy nhiên, việc nhầm lẫn lại là điều thường gặp ở mỗi hs. Vì vậy, việc giúp hs phân biệt được ba phương thức này là điều hết sức quan trọng.

Đối với văn tự sự đó là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc. Còn văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng sao cho người đọc, người nghe hình dung được. Văn biểu cảm nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của đối tượng. Trong văn biểu cảm, người ta cũng miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người… Nhưng chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.

Chính vì vậy, văn biểu cảm không miêu tả đồ vật, con người ở mức cụ thể, hoàn chỉnh. Mà chỉ chọn những chi tiết tiêu biểu nhất, nổi bật nhất. Và chi tiết đó có khả năng gợi cảm để bộc lộ cảm xúc. Để học sinh nhớ khái niệm một cách có cơ sở, giáo viên đưa ra các ví dụ, phân tích, hướng dẫn để các em hiểu phương thức biểu cảm trong ví dụ đó.

3.3. Hướng dẫn học sinh áp dụng một số cách lập ý vào bài viết

Lập ý trong văn biểu cảm là một hình thức góp phần quan trọng tạo chất lượng cho bài viết. Đối với hs THCS việc áp dụng các cách lập ý đôi khi còn khá xa lạ . Đặc biệt là các em học sinh yếu, kém. Để bài viết của học sinh tốt hơn, giáo viên nên hướng dẫn các em. Phải hình thành các đoạn văn theo đối tượng biểu cảm với những cách lập ý mang lại hiệu quả cao nhất.

Ví dụ như khi thực hành viết cho đề văn “Loài cây em yêu”. Học sinh có thể sử dụng khả năng quan sát của mình về loài cây đó. Từ đó các em sẽ tự hình thành khả năng suy ngẫm đến tương lai khi loài cây đó không còn gắn bó với mình nữa.

Vì vậy sẽ khơi gợi cảm xúc chân thật cho hs về đối tượng biểu cảm trong hiện tại. Biểu cảm về người thân cũng không phải là ngoại lệ. Bày tỏ được tình cảm một cách tự nhiên, chân thật nhất. Việc sử dụng khả năng quan sát hình dáng, cử chỉ, việc làm của người thân, Cùng với việc đưa ra những tình huống, hứa hẹn, mong ước. Điều đó sẽ giúp người viết đảm bảo được nội dung mà bài văn biểu cảm đề ra.

3.4. Luyện viết từng đoạn văn biểu cảm

Để có bài văn hoàn chỉnh thì cách triển khai các đoạn trong bài hết sức quan trọng. Đối với hs khi mới làm quen văn biểu cảm. Trong quá trình dạy và cho luyện viết gv nên cho các em viết từng đoạn. Thông qua đó gv sẽ dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn hs thể hiển cảm xúc. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các đoạn văn và nối chúng lại với nhau. Từ đó sẽ tạo thành một nội dung thống nhất và đạt được kết quả như mong muốn.

3.5. Thể hiện tình cảm chân thật

Thứ không thể thiếu trong một bài văn biểu cảm chính là tình cảm, cảm xúc. Đây chính là phần gây khó khăn nhất cho các bạn hs khi làm dạng bài này. Học sinh thường không khơi gợi được cảm xúc với đối tượng nên cảm xúc nghèo nàn, không phong phú sâu sắc. Khiến bài viết rất nhàm chán và nhạt nhòa. Hoặc trường hợp thứ hai, học sinh có quá nhiều cảm xúc dành cho đối tượng. Khiến bài viết trở nên lan man, dàn trải, không đọng lại gì sau khi đọc.

Vậy nên, để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung vào một tình cảm chủ đạo. Các em cần xoáy sâu vào tình cảm chủ đạo này để tạo được ấn tượng không phai cho người đọc. Giáo viên cần cho học sinh hiểu được tình cảm chân thật và nhân văn. Đây chính là “vũ khí” để có sự đồng cảm của người đọc, người nghe.

3.6. Hướng dẫn học sinh đưa yếu tố “tả” và “kể” vào trong văn biểu cảm

Bài văn biểu cảm cần đạt hiệu quả cao.  Việc kết hợp “tả”, “kể” để thệ hiện tình cảm dường như là một lẽ đương nhiên. Đối tượng biểu cảm trong một bài văn biểu cảm là cảnh vật, con người và sự việc. Không có sự biểu cảm chung chung. Không có các yếu tố “tả”, “kể” chắc chắn người viết sẽ không thể thể hiện được cảm xúc của mình. Vì người viết sẽ không có đối tượng để gửi gắm tình cảm.

Bên cạnh đó trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện. Tự sự không nhằm kể lại sự việc. Miêu tả không chỉ là tả mà chúng nhằm mục đích khêu gợi cảm xúc của người viết. Chính vì vậy, trong quá trình dạy cách viết cho học sinh giáo viên nên hướng dẫn hs.  Hướng dẫn hs cách đưa yếu tố “kể”, “tả” vào bài một cách  linh hoạt, hợp lí. Đây chính là “bước đệm” cho tình cảm được thể hiện.

3.7. Hướng dẫn học sinh đưa từ ngữ biểu cảm, biện pháp nghệ thuật, ca dao thơ ca vào bài viết

Đối với văn biểu cảm, việc sử dụng ngôn từ, biện pháp nghệ thuật, thơ ca, ca dao được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Chính điều đó giúp người viết thể hiện được cảm xúc của mình. Những từ ngữ thể hiện tình cảm yêu, ghét, vui, buồn, mừng, giận…  Đi kèm với những từ ngữ bộc lộ cảm xúc như: “ôi”, “biết bao”, “biết mấy”, “biết nhường nào”… Chính những từ ngữ này làm cho câu văn trở nên mượt mà hơn.

Bên cạnh đó,lời bài hát, ca dao… bản chất của nó đã chứa đựng yếu tố trữ tình. Giáo viên nên hướng dẫn hs trích những lời bài hát, ca dao liên quan đến đối tượng biểu cảm. Điều đó, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho bài viết.

Đối với việc viết văn thì sử dụng các biện pháp nghệ thuật là điều không thể thiếu. Đặc biệt là trong văn biếu cảm. Khi người viết biết cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ… thì việc thể hiện cảm xúc sẽ được bộc lộ rõ ràng và chân thật nhất.

3.8. Luyện viết, đọc tài liệu tham khảo

Để hs nắm vững và củng cố tri thức, kĩ năng về văn biểu cảm. Hs không phải chỉ biết, hiểu, học thuộc lòng mà quan trọng hơn là phải biết làm. Hs phải biết biết thực hành, biết sáng tạo. Việc thực hành – luyện tập phải được thường xuyên, liên tục. Người viết phải được kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm. Giáo viên phải có yêu cầu, nghiêm túc song cũng cần phải động viên, khích lệ.

Thế nên, đối với phần luyện viết giáo viên nên yêu cầu hs có một quyển tập luyện viết. Về nhà hs luyện viết theo những nội dung giáo viên dặn dò. Khi lên lớp gv có thể trực tiếp kiểm tra tập các em. Hoặc giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp.

Bên cạnh đó, việc đọc các tài liệu tham khảo cũng là cách để học sinh học hỏi. Hs sẽ nâng cao khả năng viết văn cho mình. Trong các tiết Tập làm văn giáo viên sẽ dành thời gian đọc cho hs nghe các bài văn mẫu. Những bài văn của các bạn khá giỏi để hs yếu, kém có thể tham khảo.

4. Hiệu quả của báo cáo sáng kiến

* Trước khi vận dụng sáng kiến:

Kết quả khảo sát chất lượng môn Ngữ văn đầu năm

 

 

Lớp

HL

 

TS

GIỎI KHÁ TB YẾU KÉM TB TRỞ LÊN
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
7A1 43 3 6.9 8 18.6 15 34.9 11 25.6 6 13.9 26 60.5
7A2 46 2 4.3 7 15.2 22 47.8 10 21.7 5 11 31 67.4
7A6

 

40 4 10 5 12.5 14 35 11 27.5 6 15 23 57.5
Tổng 131 9 6,8 20 15.3 51 38.9 34 26 17 13 80 61.1

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát đầu năm tỉ lệ học sinh Yếu – Kém khá cao. Học sinh Khá – Giỏi chiếm tỉ lệ thấp.

* Sau khi vận dụng Báo cáo Sáng kiến kinh nghiệm:

Kết quả chất lượng môn Ngữ văn Học kì I

 

Lớp

HL

 

TS

GIỎI    KHÁ       TB   YẾU        KÉM TB TRỞ LÊN
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
7A1 43 12 27.9 13 30.2 17 39.5 1 2.3 0 0 42 97.7
7A2 46 6 13 15 32.6 21 45.6 2 4.3 2 4.3 39 89.1
7A6

 

40 8 20 11 27.5 20 50 1 2.5 0 0 1 97.5
Tổng 129 26 20.1 39 30.2 58 44.9 4 3.1 2 1.5 123 95.3

Kết quả đạt được : Giỏi :  tăng 13.3%;           Khá :   tăng 14.9 %;

Trung bình :  tăng 6 %;   Yếu – Kém :  giảm 34.4 %.

Qua thời gian thực hiện các giải pháp trên. Bước đầu tôi thấy chất lượng bài viết của học sinh được nâng lên. Số lượng bài viết bị điểm kém giảm đi rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp đa dạng phong phú làm cho tiết dạy hay hơn. Tiết dạy trở nên hấp dẫn hơn, dễ dàng khơi gợi nội dung bài học. Nhờ đó hs tự phát hiện thông tin, tự trình bày theo cách hiểu của mình. Hs yếu, kém trở nên năng động, tự tin hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

Kết quả điều tra cho thấy, đa số hs yếu, kém đều thích học thông qua các phương pháp này. Nhiều em rất thích thú khi tự tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Giúp các em hiểu và yêu môn Ngữ văn hơn. Kết quả học tập được nâng lên, số học sinh yếu, kém giảm rõ rệt.

* Phần cam kết

Trên đây là Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm.  Thực hiện có hiệu quả trong hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. Bản thân tôi đã được vận dụng hiệu quả ở trường. Chưa được dùng để báo cáo ở bất cứ đâu. Chưa dùng để xét duyệt thành tích cá nhân trước đó.

Xem thêm:

<< Sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học

<< Sơ đồ tư duy Em bé thông minh

<< Sơ đồ tư duy Thánh Gióng

 

Exit mobile version