Site icon GIAODUCMOI

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 mới nhất

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 nhằm củng cố kiến thức cho học sinh sau một học kì. Bài viết cung cấp cho thầy cô tư liệu này.

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

Đề cương Kết nối tri thức

Phần Chủ đề Mức độ
Yêu cầu cần đạt
Đọc hiểu

Ngữ liệu:

Ngữ liệu là đoạn văn/ đoạn thơ/ văn bản thuộc một trong các thể loại  truyện/truyện đồng thoại, thơ, thơ lục bát, kí có độ dài tối đa 300 chữ, có thể loại, nội dung chủ đề phù hợp với các chủ đề bài học ở lớp 6, học kì I, đảm bảo phục vụ kiểm tra các năng lực, phẩm chất cần đạt ở học sinh.

Văn học
 

Nhận biết:

– Xác định được thể loại văn bản, một số đặc điểm của thể loại văn bản.

– Chỉ ra thông tin trong đoạn ngữ liệu

Thông hiểu:  – Hiểu được nội dung của câu /đoạn/văn bản

– Hiểu được giá trị của các chi tiết tiêu biểu trong câu /đoạn/ văn bản

Vận dụng:  – Rút ra thông điệp/bài học từ nội dung câu/đoạn/ văn bản ngữ liệu.
Tiếng Việt
1. Từ:

– Từ

– Cụm từ

Nhận biết: – Nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Thông hiểu:  – Nêu giá trị của việc sử dụng từ đơn, từ ghép, từ láy; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong ngữ liệu.
Vận dụng:  – Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
2. Biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ)
Nhận biết:  – Chỉ ra, gọi tên được các biện pháp tu từ.

– Chỉ ra từ ngữ/hình ảnh thực hiện phép tu từ

Thông hiểu: – Nêu được tác dụng của phép tu từ  được sử dụng trong câu văn/đoạn văn.
Vận dụng:  Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ.
3. Dấu ngoặc kép
Nhận biết:  – Nhận biết dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.
Thông hiểu: – Nêu được các trường hợp cần sử dụng dấu ngoặc kép; tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép
Vận dụng: – Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép
4. Mở rộng thành phần chính của câu Nhận biết:  – Xác định được hai thành phần chính của câu
Thông hiểu: – Hiểu được chức năng của các thành phần chính trong câu
Vận dụng: – Biết mở rộng thành phần chính của câu và nêu được tác dụng.
 
Làm văn
 
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân
Nhận biết:  Xác định được kiểu bài, bố cục và ntrải nghiệm của bản thân
Thông hiểu: – Hiểu được nhiệm vụ của mở bài, thân bài, kết bài.

– Biết lựa chọn, sắp xếp các chi tiết hợp lý.

– Biết sử dụng từ ngữ chính xác, câu văn đúng ngữ pháp để kể, tả lại sự việc được trải nghiệm,

Vận dụng: – Viết bài văn đảm bảo về hình thức, bố cục; làm rõ được nội dung, chủ đề.

– Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được trải nghiệm.

– Sử dụng các biện pháp tu từ, câu mở rộng thành phần;

– Sáng tạo trong diễn đạt, văn viết có cảm xúc.

VĂN HỌC

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1
Bảng thống kê
BÀI
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Đặc điểm nổi bật
Nghệ thuật
Nội dung
  Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) Tô Hoài Truyện đồng thoại Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.
Tôi và các bạn
Nếu cậu muốn có một người bạn… (trích Hoàng tử bé)
Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri Truyện đồng thoại. Tác giả đã nhân cách hóa thành công nhân vật con cáo phù hợp với thể loại truyện đồng thoại. Bên cạnh đó sử dụng ngôi kể thứ nhất chân thực, những ẩn dụ tinh tế và lối kể gần gũi, hấp dẫn. Nếu cậu muốn có một người bạn là đoạn trích nói lên ý nghĩa và cách thức chân chính để nhìn nhận một tình bạn. Câu chuyện xoanh quanh hoàng tử bé và con cáo cùng định nghĩa về “cảm hóa”. Từ đó nêu ra những bài học cuộc đời cho độc giả.
 
Bắt nạt
Nguyễn Thế Hoàng Linh Thơ 5 chữ Thể thơ 5 chữ kết hợp các biện pháp tu từ điệp từ, so sánh,… cùng lối thơ trong trẻo, tươi vui, hóm hỉnh khi nói về vấn đề nghiêm trọng. BÀI thơ Bắt nạt nêu lên vấn đề ức hiếp kẻ yếu trong đời sống. Tác giả nêu lên quan điểm phê bình cái xấu, đứng về phía những người bị bắt nạt mà khuyên nhủ mọi người không nên bắt nạt người khác.
  Chuyện cổ tích về loài người Xuân Quỳnh Thể thơ: 5 chữ. Thể thơ 5 chữ vói ngôn ngữ giản dị, gần gũi, kết hợp sinh động với các yếu tố tự sự, miêu tả cùng các biện pháp tu từ như điệp ngữ,… Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. BÀI thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.
 
Mây và sóng
Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go Thơ văn xuôi. Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi cám dỗ của cuộc đời
Gõ cửa trái tim
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh Truyện ngắn. Truyện miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
 

 

Yêu thương và chia sẻ
Cô bé bán diêm
Han Cri-xti-an An-đéc-xen Truyện ngắn Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí. Tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
Gió lạnh đầu mùa
Thạch Lam Truyện ngắn – Tự sự kết hợp miêu tả

– Cốt truyện đơn giản, nhẹ nhàng

– Miêu tả tâm lý nhân vặt đặc sắc phù hợp lứa tuổi.

– Ngòi bút miêu tả đầy tinh tế của nhà văn

Từ chuyện cho áo của những đứa trẻ trong những ngày gió lạnh, văn bản đã ca ngợi tình người đẹp đẽ, đề cao tinh thần nhân văn, biết đồng cảm và chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiệt thòi, bất hạnh

 

Con chào mào Mai Văn Phấn Thơ tự do – Thể thơ tự do phù hợp với mạch tâm trạng, cảm xúc.

– Sử dụng các biện pháp điệp ngữ nhằm miêu tả, nhấn mạnh hình ảnh, vẻ đẹp trong tiếng hót của con chim chào mào

Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của chú chim chào mào. Từ đó ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và tình yêu của con người đối với thiên nhiên.

 

 

 

 

 

 

Quê hương yêu dấu
Chùm ca dao về quê hương đất nước.
Thơ lục bát – Thể thơ lục bát, lục bát biến thể với cách gieo vần hài hòa, tạo âm hưởng thiết tha .

–  Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị, giàu sức gợi

– Sử dụng nhiều phép tu từ , nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc.

– Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống lao động bình dị trên mọi miền của đất nước.

– Tác giả gửi gắm lòng tự hào, tình yêu tha thiết của mình với quê hương đất nước, con người.

– Gợi nhắc mọi người hãy trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, con người.

Chuyện cổ nước mình
Lâm Thị Mỹ Dạ Thơ lục bát – Thể thơ lục bát dễ đọc, dễ nhớ.

– Giọng thơ nhẹ nhàng, tâm tình

– Các biện pháp tu từ: nhân hóa (chuyện cổ thầm thì), so sánh (đời cha ông với đời tôi)….

–  Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng chuyện cổ dân gian của nước nhà.

– Nhà thơ gián tiếp khẳng định: Kho tàng chuyện cổ nước nhà có giá trị vô cùng to lớn và sẽ tồn tại mãi muôn đời sau.

Cây tre Việt Nam
Thép Mới Bút ký chính luận trữ tình – Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu  thấm đẫm chất trữ tình.

– Cách sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ,…

– Nhiều chi tiết hình ảnh chọn lọc, giàu sức gợi.

– Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu, trở thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

– Tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam và  truyền thống văn hóa dân tộc

Những nẻo đường xứ sở
Cô Tô
Nguyễn Tuân – Lối ghi chép, cách kể sự việc theo trình tự thời gian; ghi chép bằng hình ảnh để tạo ấn tượng, ngôi kể thứ nhất.

– Ngôn ngữ miêu tả chính xác, giàu sức gợi, mang dấu ấn riêng.

– Sử dụng phép nhân hóa, so sánh với trí tưởng tượng bay bổng, tạo ra hình ảnh vừa kì vĩ, vừa gần gũi.

+ Vẻ đẹp của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt.

+ Ca ngợi vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ mà lặng lẽ bám biển ðể lao ðộng sản xuất ðể giữ gìn biển đảo quê hương.

+ Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả được hòa quyện, đan dệt

 

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

Một số khái niệm, đặc điểm thể loại

1. Truyện:

là một loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

2. Truyện đồng thoại.

– Đối tượng hướng đến: Là truyện viết cho trẻ em,với nhân vật chính thường   là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Thế giới trong truyện đồng thoại được tạo dựng không theo quy luật tả thực mà giàu chất tưởng tượng. Các tác giả của truyện đồng thoại thường sử dụng tiếng chim, lời thú ngộ nghĩnh để nói chuyện con người nên rất thú vị và phù hợp với tâm lí trẻ thơ.

– Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa thể hiện đặc điểm của con người. Vì vậy truyện đồng thoại gần gũi với thế giới cổ tích, truyện ngụ ngôn và có giá trị giáo dục sâu sắc.  Nguồn chất liệu rộng mở (từ các loài cỏ cây,loài vật, loài người đến những đồ vật vô tri- cây cầu, đoàn tàu, cánh cửa, cái kim, sợi chỉ…) khiến nhân vật đồng thoại rất phong phú. Sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, ngôn ngữ và hình ảnh sinh động mang lại sức hấp dẫn riêng cho truyện đồng thoại. Thủ pháp nhân hóa và phóng đại cũng được coi là hình thức đặc thù của thể loại này.

– Cốt truyện: gồm các sự kiến chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.
– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba.
– Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật

3. Thơ là gì?

Là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, với những tâm trạng dạt dào, với những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu

4. Một số đặc điểm của thơ:

– Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định, với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng mỗi câu.
+ Vần: là phương tiện để tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định.

+ Nhịp: là chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ trên sự lặp đi lặp lại của chu kì số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng.
+ Thanh: là thanh tính của âm tiết, Tiếng Việt có 6 thanh:thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã, thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
+ Âm điệu: là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ.
– Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc, giàu nhạc điệu giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…)

– Nội dung chủ yếu của thơ là thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có yếu tố miêu tả, tự sự nhưng những yếu tố đó chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
– Nhân vật trữ tình: là hình tượng nhà thơ xây dựng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

5. Đặc điểm của thơ lục bát

– Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, có sức sống mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
– Số câu, số chữ mỗi dòng: Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát).

– Gieo vần:
+ Gieo vần chân và vần lưng.
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo

– Ngắt nhịp:  thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng)

6. Kí 

Là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.
Phân loại: Kí  bao gồm nhiều thể, nhiều tiểu loại phong phú như: kí sự, phóng sự, hồi kí, du kí, nhật kí, tuỳ bút, bút kí,…
+ Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.
+ Du kí: Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.
Tính xác thực của sự việc mà kí ghi chép được thể hiện qua một hoặc nhiều yếu tố cụ thể như thời gian (ngày, tháng, năm,…); địa điểm diễn ra sự việc; sự có mặt của người khác như người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia vào một sự việc.
 Ngôi kể: Người kể trong kí thường kể theo ngôi thứ nhất (người kể xưng tôi)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

TIẾNG VIỆT

Kiến thức tiếng Việt Khái niệm Ví dụ
Từ đơn Từ đơn do một tiếng có nghĩa tạo thành. – Tôi, nghe, người

 

Từ phức

(Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành)

Từ ghép Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. – Bóng mỡ, ưa nhìn
Từ láy + Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm.

 

– Hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh
Ẩn dụ
Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. – Ánh nắng chảy đầy vai.

– Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Hoán dụ
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

    Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Hình ảnh hoán dụ: Áo cơm cửa nhà: nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.

 

Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

 

– Thành phần chính của câu có thể là một từ, hoặc một cụm từ.

– Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.

– Có nhiều loại cụm từ tiêu biểu như: cụm danh từ, cụm động từ, cụm ttừ.

Trời/ mát ( CN, VN chỉ có 1 từ)

C       V

Trời/ rất mát (VN là một cụm từ)

C        V

Cụm danh từ

 

Là loại tổ hợp từ do danh từ trung tâm và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

– Cấu tạo của cụm danh từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các từ đứng trước danh từ trung tâm thường thể hiện số lượng sự vật mà danh từ trung tâm thể hiện: Ví dụ: các, những, một, tất cả…

+ Phần trung tâm: danh từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian.

Ví dụ: tất cả những/ bài hát/ về mẹ ấy

tất cả những: PT

+ bài hát: PTT

+ về mẹ ấy: PS

 

Cụm động từ
Là loại tổ hợp từ do động từ trung tâm và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

– Cấu tạo của cụm động từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thòi gian, sự tiếp diễn tưong tự, khẳng định, phủ định,…

+ Phần trung tâm: động từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, cách thức, nguyên nhân, phương tiện,…

Ví dụ: đang/đùa nghịch /ở sau nhà

+ Đang: PT

+ đùa nghịch: PTT

+ ở sau nhà: PS

Cụm tính từ
Là loại tổ hợp từ do tính từ trung tâm và những từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

– Cấu tạo của cụm tính từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị sự tiếp diễn tương tự; sự khẳng định hoặc phủ định hành động; mức độ của đặc điểm, tính chất;…

+ Phận trung tâm: tính từ chính.

+ Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;.. .

Ví dụ: vẫn đang/trẻ /như một thanh niên

+ Vẫn đang: PT

+trẻ: PTT

+ như một thanh niên: PS

 

Dấu ngoặc kép
– đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.

-trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp

-đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo nghĩa đặc biệt

-trong một số trường hợp thường đứng sau dấu hai chấm

VD Cộng đồng loài én thoải mái sống cuộc đời” của chúng, không mảy may nghĩ đến sự hiện diện của nhóm du khách.

( Theo nghĩa đặc biệt)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

TẬP LÀM VĂN

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân
  1. Yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm

– Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
– Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.
– Tập trung vào sự việc đã xảy ra.
– Sắp xếp sự việc theo một trình tự hợp lí
– Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

  1. Hướng dẫn quy trình viết
a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

* Chọn lựa đề tài
Chọn đề tài mà câu chuyện hướng đến: tình bạn, tình mẹ con, tình yêu quê hương, tình thầy trò,…
Để xác định được đề tài, em có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm đáng nhớ. Ví dụ:
– Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè.
– Một lỗi lầm của bản thân.
– Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới.
– Khi chuyển đến một ngôi trường mới, làm quen với bạn mới…

* Thu thập tư liệu

Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:
– Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc.
– Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn và bài văn ở mục Phân tích bài tham khảo: Người bạn nhỏ để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ.
– Tìm lại những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện.

b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý
– Sự việc chính: + Đó là chuyện gì? (tên sự việc được kể)
+ Xảy ra ở đâu ? (nghĩ đến không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện định kể)
+  khi nào? ( nghĩ đến thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều…)

Nhân vật
+ Những ai đã tham gia vào câu chuyện? (nhận vật ông, bà, bố mẹ, cô giáo, bạn ….Trừ người thân, các nhân vật cần có tên riêng, lai lịch…)
+  Họ như thế nào? ( trang phục, nét ngoại hình nổi bật như vọc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói…)
+ Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (nhân vật và em nói chuyện gì, lời nói cụ thể, cử chỉ, hành động của người ấy ra sao…)

Cốt truyện:
+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào? (sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc)
– Ý nghĩa:  Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? (Trải nghiệm cho em nhận thức được kiến thức gì, bài học nào sâu sắc).
– Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại? (biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp)

* Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:

+ Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện  vừa kể.

c. Bước 3: Viết:

Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể về trải nghiệm của mình.

d. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

– Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có). Sau đó sửa lại các lỗi đó.
– Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có).

Một số đề tham khảo

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1
  1. Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm
  2. Kể lại trải nghiệm buồn của em
  3. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ nhất của em
  4. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em với người bạn thân.
  5. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo mà em yêu quý
  6. Em hãy kể về kỷ niệm ấu thơ làm em nhớ mãi…..
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

Đề cương Chân trời sáng tạo

Hoạt động của GVHS                                      
Nội dung cần đạt
Phiếu học tập số 1: Tóm tắt nội dung chính của 3 văn bản:

 

 

Văn bản
Nội dung
Bài học đường đời đầu tiên
Giọt sương đêm
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
BÀI TẬP 1: Tóm tắt nội dung chính của 3 văn bản:
Văn bản
Nội dung
Bài học đường đời đầu tiên  Kể lại một lỗi lầm đáng nhớ mà Dế Mèn đã gây ra với Dế Choắt bởi sự hung hăng, hống hách,  xốc nổi của mình. Từ đó đưa ra bài học về thái độ cần có khi mắc phải lỗi lầm.
Giọt sương đêm  Kể về một đêm đáng nhớ của Bọ Dừa tại xóm Bờ Giậu với những cảm xúc, kỉ niệm về quê hương được khơi gợi bởi giọt sương đêm.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.  Kể về những bài học ý nghãi mà người cha đã dạy cho con, để con biết gần gũi, cảm nhận thiên nhiên bằng cả trái tim và trân trọng tình cảm, tấm lòng của mọi người xung quanh.
 

 

Câu 2:
Phiếu  học tập số 2: Điểm tương đồng, khác biệt giữa 3 văn bản
Văn bản
Tương đồng
Khác biệt
Bài học đường đời đầu tiên    
Giọt sương đêm  
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.  

? Em có thể cảm nhận cuộc sống bằng cách nào?

–         Cảm nhận mọi sự vật, hiện tượng diễn ra trong thiên nhiên và cuộc sống bằng cả năm giác quan ( nghe, nhìn, ngửi, chạm, nếm)

–         Cảm nhận thông qua việc quan sát người khác, rút kinh nghiệm từ những hành động của mình đối với mọi người xung quanh.

BÀI TẬP 2: Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong 3 văn bản có điểm gì giống và khác nhau?

 

 

Văn bản
Tương đồng
Khác biệt
Bài học đường đời đầu tiên + Các nhân vật đều cảm nhận cuộc sống thông qua trải nghiệm.

+ Từ những trải nghiệm, nhân vật có được những bài học quý báu và thay đổi về nhận thức, hành động để hướng đến một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Nhân vật có được bài học ý nghĩa về thái độ sống thông qua một sai lầm đáng nhớ của tuổi mới lớn
Giọt sương đêm Nhân vật được khơi gợi nỗi nhớ quê nhà và những  điều tưởng như đã lãng quên thông qua một khoảnh khắc bình dị mà kì diệu của thiên nhiên.
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Nhân vật có được bài học ý nghĩa về cảm nhận thiên nhiên và giá trị của những món quà.
? Nhắc lại tri thức đọc hiểu về truyện đồng thoại?

–         Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi.

–         Nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá.

–         Vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Phiếu  học tập số 3: Dấu hiệu nhận biết văn bản là truyện đồng thoại.
Văn bản Nhân vật Nghệ thuật chính Nội dung

 

 

BÀI TẬP 3: Trong 3 văn bản trên, văn bản nào thuộc thể loại đồng thoại và các đặc điểm thể hiện văn bản đó là truyện đồng thoại?
Văn bản
Nhân vật
Nghệ thuật chính
Nội dung
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn

Dế Choắt

Chị Cốc

Nhân hoá các loài vật thông qua cách gọi tên riêng, cách dùng từ miêu tả ngoại hình, tâm lý, hành động và xây dụng đối thoại giữa chúng Mang đến bài học về tác hại  của sự hung hăng, hống hách, xốc nổi và thái độ cần có trước những lỗi lầm của bản thân.

Phản ánh thế giới tự nhiên.

Giọt sương đêm Thằn lằn

Bọ Dừa

Cụ giáo Cóc

Nhân hoá các loài vật thông qua cách gọi tên riêng, cách dùng từ miêu tả ngoại hình, tâm lý, hành động và xây dựng đối thoại giữa chúng Thể hiện nỗi niềm của một người tha hương bất ngờ được gợi lên trong một khoảnh khắc rất bình dị mà cũng thật diệu kì của cuộc sống.

Phản ánh tập tính tự nhiên của bọ dừa và thằn lằn.

 

? Kể lại một trải nghiệm của bản thân là gì?

Là kiểu bài trong đó người viết, người nói:
Kể về diễn biến của một sự việc mà mình đã trải qua và để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc.
Cần nêu rõ ý nghĩa của trải nghiệm đối vói bản thân.
? Đặc điểm của bài kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân?

–         Ngôi kể: Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm.

–         Trình tự sự kiên: Trình bày sự việc theo trình tự hợp lí

–         Bố cục: 3 phần:

+  Giới thiệu trải nghiệm
+ Trình bày diễn biến sự việc
+| Kết quả và ý nghĩa của trải nghiệm với bản thân

–         Diễn đạt: Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc.

BÀI TẬP 4: Chia sẻ câu chuyện của em:Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân
Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?

? Tích luỹ nhiều trải nghiệm sẽ giúp ta…

–         Thêm hiểu rõ về thế giới tự nhiên, về xã và về chính bản thân ta.

–         Thêm trưởng thành, thêm tự tin.

–         Có được những bài học quý báu

–         Thêm trân trọng, yêu mến từng phút giây trong cuộc đời và sống trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn.

BÀI TẬP 5: Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân?

–         Kinh nghiệm 1:Nội dung và hình thức trình bày đều cần được chuẩn bị chu đáo, đặc biệt nên thể hiện được phong cách cá nhân trong phần trình bày.

–         Kinh nghiệm 2:  Các phương tiện phi ngôn ngữu sẽ hỗ trợ rất nhiều, khiến người nghe bị thu hút và hiểu rõ hơn điều người nói muốn truyền đạt

–         Kinh nghiệm 3: Phần trình bày cần có đủ ba phần: giưới thiệu, nội dung, kết thúc và ý nghĩa. Trong đó cần giới thiệu rõ về không gian, thời gian, nhân vật,  các sự việc được kể theo trình tự hợp lý.

–         Kinh nghiệm 4: Câu chuyện phải là trải nghiệm của chính người nói, phải thể hiện suy nghĩ, cảm nhận, bài học mà người kể rút ra từ trải nghiệm ấy.

–         Kinh nghiệm 5:…………………….

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1

Trên đây là Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1. Mời thầy cô và các em học sinh tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version