Giáo án Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Giáo án Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập \.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV yêu cầu HS chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một sự vật, hiện tượng nào đó khiến bản thân có ấn tượng sâu sắc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ, chuẩn bị để chia sẻ trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá kết quả
– GV dẫn vào bài học mới: Chúng ta vừa nghe các bạn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ về một sự vật, hiện tượng nào đó khiến bản thân có ấn tượng sâu sắc. Vậy làm thế nào để có thể làm một bài thơ chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ ấy? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Hướng dẫn quy trình viết
a. Mục tiêu: Nắm được được các bước làm bài khi làm một bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
c. Sản phẩm học tập: HS nắm được một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS theo dõi sách giáo khoa trang 22 và đặt câu hỏi:

+ Trước khi viết em cần chú ý điều gì?

+ Để tìm ý tưởng cho bài thơ em cần làm gì?

+ Từ ngữ, hình ảnh sử dụng trong bài thơ cần thể hiện được điều gì?

+ Khi đọc, trình bày bài thơ, em cần chú ý điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 3 – 4 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ.

I/ Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Trước khi viết

●       Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để đọc cách thể hiện cảm xúc về cuộc sống của các nhà thơ

●       Quan sát cuộc sống xung quanh để lựa chọn bất cứu đề tài nào gợi cho em nhiều cảm xúc

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

* Chú ý đến sự vật hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất. Xác định cảm xúc được gợi nên từ sự vật hiện tượng.

Ví dụ: cảm xúc vui tươi khi được quây quần cùng người thân ngày Tết; niềm bâng khuâng xao xuyến khi hoa phượng rực đỏ sân trường…

Bước 3: Làm thơ

• Chọn từ ngữ miêu tả âm thanh, mùi vị màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện cách nhìn, cách cảm sự vật, hiện tượng.

• Dùng từ láy hoặc các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, đối lập…. để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ.

• Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác (có nghĩa) mà vẫn giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: mình – tình, đông – hồng

• Lựa chọn từ ngữ, dấu câu để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.

• Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay  không.

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

• Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra nội dung và hình thức của bài thơ

(xem ở phụ lục)

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Luyện tập làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống
b. Nội dung: HS thực hành làm một bài thơ sáu hoặc bảy chữ thể hiện cảm xúc của em về một sự vật hoặc hiện tượng nào đó trong cuộc sống
c. Sản phẩm học tập: Bài thơ HS làm được.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết bài
– GV yêu cầu HS hoàn thành bài thơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu GV giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV yêu cầu HS hoàn thiện bài viết và chuẩn bị nộp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 HS lên kiểm phiếu để nêu bài thơ được bình chọn là bài thơ hay nhất của lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, chỉnh sửa, góp ý cho HS.

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các bước làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
– Phiếu học tập:

Ý tưởng của tôi về bài thơ sẽ viết

1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc là: ………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………2. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đầu tôi là: ……………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………3. Tôi viết điều này để ………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

 – Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Tiêu chíĐạtChưa đạt
Hình thức
Có các dòng thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
Có nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
Sử dụng được ít nhất một cách gieo vần
Sử dụng một số biện pháp tu từ
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện chính xác điều người viết muốn nói
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị
Có độ dài tối thiểu: Bốn dòng thơ (mỗi dòng sáu chữ hoặc bảy chữ)
Nội dung
Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy ngẫm nào đó về thiên nhiên hoặc con người
* Một số bài thơ tham khảo

Thăm thẳm trời xanh lộng đáy hồ
Mùi hoa thiên lí thoảng chiều thu
Con cò bay lả trong câu hát
Giấc trẻ say dài nhịp võng ru.
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường trinh tự thuở nào.
Lúa trổ đòng tơ, ngậm cốm non
Lá dài vươn sắc lưỡi gươm con

(Chiều thu – Sưu tầm)

Quê hương giản dị chẳng đâu xa
Bãi mía vườn rau với ruộng cà
Khóm trúc bờ đê chiều nhạt nắng
Dập dờn sóng lúa chạy la đà
Quê hương mộc mạc chẳng kiêu sa
Mái lá đơn sơ dưới nắng tà
Khói toả lam chiều thơm gạo mới
Du dương tiếng gió hát ngân nga
Quê hương sách sử đã in ra
Một dải cong cong khảm ngọc ngà
Núi đá chênh vênh bên biển lớn
Rừng xanh suối mát trãi muôn hoa

(Quê hương – Sưu tầm)

Trên đây là Giáo án Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*