Giáo án Chái bếp

 

Giáo án Chái bếp
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS tìm và nhận xét được hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp
– HS làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh xác định được bố cục, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc

2. Năng lực
a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chái bếp
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về cách thể hiện hình ảnh “chía bếp” của bài thơ
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

– Yêu thương gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Chái bếp
b. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” về các dân tộc trên đất nước ta mà em biết
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”, trong thời gian 2 phút, mỗi bạn trong 1 tổ sẽ lên bảng ghi tên một dân tộc trên đất nước ta mà em biết.
– Tổ nào ghi được nhiều dân tộc nhất sẽ giành chiến thắng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Đất nước ta đa dạng về dân tộc, đặc điểm, cách sống của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một dân tộc nổi bật trong số đó đó là người Dao qua bài thơ Chái bếp và ở bài thơ này chúng ta sẽ thấy được những đặc điểm lối sống của họ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Chái bếp
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Chái bếp”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Chái bếp
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

Lý Hữu Lương

Nhà thơ Lý Hữu Lương – dân tộc Dao, sinh năm 1988 tại Yên Bái, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Tác phẩm đã xuất bản: Người đàn bà cõng trăng đỉnh cô-san (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2013); Bình nguyên đỏ (Trường ca, NXB Lao động, 2016); Mùa biển lặng (Bút ký, NXB Quân đội Nhân dân, 2020); Yao (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2021).

– Thơ Lý Hữu Lương giàu hình tượng, truyền thuyết nhưng đi kèm đó cũng là tính thực tại đời sống của người Dao

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

– In trong Yao, NXB Hội Nhà văn, 2021

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Bố cục

– Phần 1 (Khổ 1): Hình ảnh “chái bếp” hiện ra trong tâm tưởng của tác giả

– Phần 2 (Khổ 2, 3, 4): Nhắc nhớ hình ảnh quê nhà với hình ảnh thân thuộc, gắn bó

–  Phần 3 (Khổ 5): Khao khát trở về nơi “chái bếp” những người thân yêu.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
d. Mục tiêu:

– HS tìm và nhận xét được hiệu quả của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp
– HS làm rõ được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh xác định được bố cục, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Chái bếp
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Chái bếp
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: HOẠT ĐỘNG “KHĂN TRẢI BÀN”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm ( 1 nhóm 4 thành viên) , yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

– Câu hỏi: “Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc biệt

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, mỗi bạn điền ý kiến cá nhân vào các góc của phiếu thảo luận.

– Cuối cùng, các nhóm thống nhất và ghi lại câu trả lời ở phần giữa phiếu thảo luận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Từ hình ảnh về chái bếp ở dòng đầu tiên, hồi ức của tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bải thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3: HỎI – ĐÁP CÁ NHÂN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trình bày quan điểm cá nhân

+ Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong văn bản trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1.Cách thể hiện hình ảnh “Chái bếp” của bài thơ

– Gắn với nhũng kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật trữ tình

– Gắn với kí ức của gia đình, những người thân yêu

– Những ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình” giống như một đứa trẻ đang được mẹ ru ngủ. Đó vừa là những hình ảnh nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho căn chài bếp thân thương này.

=> Tác giả miêu tả chi tiết về không gian và thời gian của căn bếp, khiến cho các hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Hình ảnh “chái bếp” tạo nhiều liên tưởng

– Chái bếp → Ngọn khói, nồi cám → Cánh nỏ → quá giang than củi → cọ, máng → củi lửa, tiếng ngô, tiếng mẹ

=> Từ ngọn khói bên nồi cám của mẹ đến thần bếp trong than củi, tất cả những hình ảnh được tác giả miêu tả đều sinh động và chân thật. Những âm thanh như tiếng cười, tiếng khóc của những đứa trẻ cùng với tiếng bếp lửa tí tách, khiến cho căn chái bếp luôn nhộn nhịp và đầy sống động

– Bố cục của bài thơ đi từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát muốn trở về.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tác dụng của điệp từ “cho” trong bài thơ

– Lặp lại 6 lần => Nhấn mạnh hình ảnh quen thuộc, tình cảm da diết, khao khát muốn trở về của tác giả.

4. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

– Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình

Về hình ảnh chái bếp

5. Chủ đề

Chủ đề của bài thơ Chái bếp: Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau

 

 

III/ TỔNG KẾT

1.Nghệ thuật

– Tác giả sắp xếp các hình ảnh, sự vật theo bố cục mở rộng, từ những thứ gần gũi giản dị đến những hình ảnh, sự vật rộng lớn hơn.

– Sử dụng điệp từ nhấn mạnh nỗi nhớ thương da diết của tác giả, kỉ niệm tuổi thơ.

– Sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa độc đáo: ngọn khói “cong ngủ”, “nằm nghe”, “thõng mình”

2. Nội dung

– Bài thơ nói về kỉ niệm tuổi thơ cùng cha mẹ bên chái bếp thân thương.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Chái bếp
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ nêu cảm nhận của em về bài thơ Chái bếp
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chái bếp

*Đoạn văn tham khảo (xem ở phụ lục)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản sưu tầm thêm những bài thơ khác cùng chủ đề ( học thuộc một bài thơ )
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để sưu tầm thêm những bài thơ khác cùng chủ đề ( học thuộc một bài thơ )
c. Sản phẩm học tập: Phần chuẩn bị của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện sưu tầm và học thuộc 1 bài thơ cùng chủ đề
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp vào buổi học sau , yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

TIÊU CHÍCẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

* Phiếu học tập

* Đoạn văn mẫu

Những kí ức tuổi thơ như là cái nôi nuôi dưỡng tình cảm của mỗi người. Đọc bài thơ “Chái bếp” của tác giả Lý Hữu Lương càng khiến em hiểu thêm sâu sắc, cái tình cảm thắm thiết mà tác giả dành cho kí ức tuổi thơ của mình bên chái bếp thân thuộc.  Bài thơ là hình ảnh căn chài bếp hiện lên thật mộc mạc, giản dị được tác giả miêu tả với tất cả tình thương nỗi nhớ của mình. Bài thơ được viết theo thơ bảy chữ, mỗi dòng có bảy chữ như là lời tự sự chân thành của các giả như đang kể lại cái khung cảnh căn chái bếp mà tác giả yêu nó đến nhường nào. “Cho tôi về” được lặp lại ở khổ một, ba, năm như là một lời tha thiết, một tình cảm đặc biệt của tác giả với khung cảnh quen thuộc về căn chái bếp. Tác giả muốn được quay về để lại được thấy những hình ảnh, những âm thanh đặc biệt này. Hình ảnh về ngọn khói bên nồi cám của mẹ, thần bếp trong than củi, có cả hình ảnh con người dầm nắng sương hiện lên vừa chân thật vừa sinh động. Thêm những tình cảm đó, tác giả còn cảm nhận được qua những âm thanh quen thuộc xung quanh chái bếp. Làm sao có thể vắng bóng tiếng cười khóc của những đứa trẻ, được các bà các mẹ ru trên nôi, tiếng bếp lửa tí tách, những âm thanh như hòa cùng hình ảnh như bức tranh sống động khiến tác giả nhớ mãi không quên. Khi đã lớn lên, những hình ảnh căn chái bếp càng khiến tác giả nhớ nhung. Tác giả yêu cái chái bếp nhà mình, mong muốn được trở về tuổi thơ, mong muốn lại được nhìn những hình ảnh âm thanh đó. Đọc bài thơ, em như chìm đắm vào trong tuổi thơ của tác giả. Dẫu có phủ bụi thời gian, dẫu có thay đổi cảnh vật thì những kí ức đó vẫn sẽ in sâu trong lòng tác giả và trong tâm trí người đọc như câu nói “Yêu sao những kí ức tuổi thơ còn mãi trong tim”.

Trên đây là Giáo án Chái bếp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Leave a Reply

Required fields are marked*