Giáo án Đi cấp cứu trên tàu viễn dương cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Đi cấp cứu trên tàu viễn dương
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Xác định được diễn biến các sự kiện, tác động qua lại trong hành động của các nhân vật
– Nhận biết xung đột kịch qua quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột kịch
– Xác định được ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật và chỉ dẫn sân khấu
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
– Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung văn bản
b. Nội dung: Câu hỏi gợi mở
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: Em đã được xem vở kịch nào chưa? Nếu có đó là tác phẩm nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin về văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS: + Xác định thể loại của văn bản. + Tóm tắt kịch bản – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | I. Tìm hiểu chung – Thể loại: kịch – Tóm tắt: Ông Toàn Nha, chủ tịch xã kiêm chủ nhiệm hợp tác xã Cà Hạ, vì hảo danh mà phát động một cuộc “thay trời đổi đất, sắp đặt giang sơn”, mong biến xã nhà thành một biểu tượng của phong trào đổi mới nông thôn, mặc dù về trình độ văn hoả, ông mới chỉ “học hết lớp 4”. Với sự tham mưu của thư kí Văn Siêu, ông cho tiến hành một loạt “cải cách” như: đổi tên xã (xã “Cà Hạ” thành xã “Hùng Tâm”); đổi tên các phòng, ban dưới quyền mình thành các “Trung tâm …”; lấy sản xuất pháo nổ, thu mua lông vịt xuất khẩu,… làm trọng điểm phát triển kinh tế xã; coi trọng việc bảo cáo, tuyên truyền về thành tích trong các hội nghị, lễ tổng kết hơn phát triển thực lực của địa phương. Hưng, một anh thợ lái tàu đường sông, người yêu của cô Nhàn, con gái ông Toàn Nha, có chuyển về quê đúng dịp ở địa phương tổ chức lễ tổng kết phong trào đổi mới do ông Toàn Nha chủ trì. Theo lời khuyên của người chủ, anh bất đắc dĩ phải nói dối mình là một thuyền trưởng tàu viễn dương để xuất hiện như một khách mời làm sang cho buổi lễ, nhằm mong được ông Toàn Nha chấp nhận là con rể.Nhưng vì tự trọng, Hưng bỏ dở “vai diễn”, định lái tàu bỏ trốn. Một vụ cháy nổ lớn xảy ra tại trụ sở Uỷ ban xã, do thuốc pháo không được bảo quản đúng cách, gây nên cảnh náo loạn. Bị bỏng nặng, phải đi cấp cứu bằng đường sông trên chiếc tàu chở phân đạm của Hưng, ông Toàn Nha vẫn mơ màng, hãnh diện rằng ông đang được chở đi trên chuyển “tàu viễn dương” (tàu đi lại trên các vùng biển xa) do chàng rể tương lai – một vị thuyền trưởng dạn dày với hành trình trên các đại dương – điều khiển. Phần văn bản trong bài này được trích ở cảnh cuối của vở kịch.
|
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a.Mục tiêu:
– Xác định được diễn biến các sự kiện, tác động qua lại trong hành động của các nhân vật
– Nhận biết xung đột kịch qua quá trình nảy sinh, phát triển, giải quyết xung đột kịch
– Xác định được ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật và chỉ dẫn sân khấu
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1: KHĂN TRẢI BÀNBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: +Ghi lại 5 hành động, chi tiết cho thấy tính cách của nhân vật Ông Toàn Nha
+ Từ đó cho biết: Giữa người coi trọng “sĩ diện” với người mắc “bệnh sĩ” có gì khác nhau?– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức. * Nhiệm vụ 2: Thực hiện cá nhânBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Điều gì khiến ông Toàn Nha nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một “con tàu viễn dương”, mặc dù trên thực tế, đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương? + Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột giữa một trong các nhóm nhân vật sau: giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn; giữa Hưng và Nhàn. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức.
| II. Tìm hiểu chi tiết 1/ Nhân vật ông Toàn Nha Nhân vật Ông Toàn Nha là hiện thân đầy đủ cho người mắc “bệnh sĩ” – Ông vì háo danh mà phát động cuộc thay trời đổi đất dù ông chỉ học hết lớp 4, khoe khoang người con rể tương lai đóng giả thuyền trưởng tàu viễn dương… – Ông làm mọi việc để có thể thể hiện bản thân, nâng cao tên tuổi của mình mà bất chấp thật giả, thậm chí có thể hại người khác. – Ông Toàn Nha nghĩ rằng ông đang được chở đi cấp cứu trên một “con tàu viễn dương”, mặc dù trên thực tế, đó chỉ là chiếc tàu chở phân đạm cho địa phương là vì ông háo danh nên bảo anh Hưng giả làm thuyền trưởng, giả như mình đang được đi trên một “con tàu viễn dương”. 2. Hành động làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột giữa Tiến và Hưng; giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn, giữa Hưng và Nhàn trong văn bản– Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến và Hưng là: Khi Hưng cởi bộ quần áo thuyền trưởng ra và có ý định chạy trốn. → Hành động giải quyết xung đột: Tiến chỉ chỗ trốn cho Hưng vào trong hòm và giúp Hưng đẩy bọn Nhàn ra xa. – Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Tiến, Hưng và Xoan, Nhàn là: Bắt nguồn từ cuộc trò chuyện trên thuyền chở phân đạm cho địa phương. Khi Nhàn và Xoan luôn khen ngợi chiếc tàu viễn dương và tài năng của những người lái chiếc tàu đó, đồng thời phủ nhận chiếc tàu chở phân đạm. → Hành động giải quyết xung đột: Khi mọi người nghe thấy tiếng nổ lớn và cùng nhau đi dập lửa. – Hành động làm nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn: Hưng nói dối Nhàn về thân phận là người lái con tàu chở phân đạm. → Hành động giải quyết xung đột: Hưng nói sự thật cho Nhàn biết. 3. Một số thủ pháp trào phúng trong văn bản.– Nhà văn đã tạo ra các tình huống xung đột giữa các nhân vật để làm nổi bật hậu quả của sự giả dối. Ví dụ, Hưng đã nói dối Nhàn nhưng Nhàn lại biết sự thật; Ông Nha đã bị bỏng và được chở đi trên con tàu chở phân đạm nhưng khi tỉnh dậy vẫn nghĩ mình đang trên tàu viễn dương. – Tác giả sử dụng ngôn từ mang tính châm biếm, ví dụ như việc gọi các nhân vật là “háo danh sĩ”, “viễn dương cơ” hay “biển cơ”. Bản thân việc có “háo danh” làm cho các nhân vật rơi vào những tình huống rắc rối và đau khổ – Để miêu tả rõ nét tính cách của các nhân vật và chỉ ra sự thái quá của thói sống háo danh, mắc bệnh sĩ, tác giả đã sử dụng câu từ châm biếm và tạo ra các tình huống xung đột trong truyện. III/ TỔNG KẾT 1/ Nghệ thuật + Có bố cục rõ ràng, có lời kể, lời thoại, lời dẫn. + Tình huống truyện vừa mỉa mai, vừa hài hước, thể hiện nét châm biếm của tác giả. + Sử dụng hiệu quả thủ pháp trào phúng 2/ Nội dung Phê phán những thói hư tật xấu của con người đặc biệt là “bệnh sĩ diện” |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học đóng vai diễn lại câu chuyện
c. Sản phẩm học tập: Vở kịch của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Các tổ lựa chọn thành viên, đóng vai diễn lại câu chuyện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản, em hãy đưa ra bài học rút ra qua vở kịch
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để rút ra bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sau khi học xong văn bản, em rút ra được bài học gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp vào buổi học sau , yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các thông tin cơ bản trong văn bản
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) | TỐT (5 – 7 điểm) | XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) |
Hình thức (2 điểm) | 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả | 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả | 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung (6 điểm) | 1 – 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện | 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao | 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm (2 điểm) | 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động | 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động | 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
Trên đây là Giáo án Đi cấp cứu trên tàu viễn dương. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!