Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể ghi chép để nắm chắc nội dung bài học dễ dàng hơn.

Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

– Thấy được tầng nghĩa trực tiếp (miêu tả vẻ đẹp hoa sen) và tầng nghĩa biểu tượng (cách sống thanh cao, giữ vững phẩm giá) của hình ảnh hoa sen

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề trong văn bản.

3. Phẩm chất:

– Có ý thức tôn trọng luật lệ, quy tắc; yêu thích các hoạt động, giúp phát triển thể chất và tinh thần.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2,
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:

Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

 Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em có thấy nội dung ghi chép của em dễ hiểu, dễ nhớ hay không?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hỗ trợ, gợi mở

– HS thảo luận nhóm để thống nhất sản phẩm

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày sản phẩm

– HS trình bày sản phẩm thảo luận, hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

Ghi chép là hoạt động thường nhật của học sinh. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng biết cách ghi chép sao cho hiệu quả. Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” của tác giả Du Gia Huy sẽ hỗ trợ các em kĩ năng này

Hs trả lời

(Mỗi khi đọc lại phần ghi chép bài học trong các trang vở của mình, em thấy nội dung ghi chép của em dễ nhìn tuy nhiên chưa giúp em dễ nhớ khi đọc lại vì chưa có sự ghi chép khoa học, dễ hiểu)

 

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ GV hướng dẫn cách đọc

+ Gv hướng dẫn học sinh chú ý câu hỏi dự đoán và liên hệ

. Đoạn văn in nghiêng có vai trò thế nào trong văn bản?

. Đã bao giờ em dùng các “mẹo nhỏ” này trong ghi chép chưa?

+ Trình bày thông tin về tác phẩm

– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Hs làm việc cá nhân

– GV quan sát

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc

– Hs lần lượt đọc văn bản

– Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn

+ Đoạn văn in nghiêng có vai trò giải thích ý nghĩa cho các thuật ngữ chính mà văn bản nhắc tới

+ Hs chia sẻ

2. Tìm hiểu chung

– Thể loại: văn bản thông tin

– Xuất xứ: Trích trong chương 2 của cuốn sách Bí kíp ghi chép hiệu quả

 

Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:

– Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề trong văn bản.
– Có ý thức tôn trọng luật lệ, quy tắc; yêu thích các hoạt động, giúp phát triển thể chất và tinh thần.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình cảm, cảm xúc của người viết qua ngôn ngữ văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

GV phát PHT số 1, học sinh thảo luận nhóm 4-6 em để tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ được thể hiện qua văn bản

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

II. Suy ngẫm và phản hồi

 

PHT số 1
Dấu hiệu chung để nhận biết văn bản thông tin giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt độngVăn bản Cách ghi chép nội dung bài học
Nội dung:Nội dung:
Hình thức:Hình thức:
Mục đích:Mục đích:

 

Gợi ý
Dấu hiệu chung để nhận biết văn bản thông tin giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt độngVăn bản Cách ghi chép nội dung bài học
Nội dung: giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt độngNội dung: giới thiệu quy tắc, cách thức ghi chép
Hình thức: Bố cục rõ ràng, có các đề mục, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữHình thức: Bố cục gồm 2 phần lớn (thông tin bậc 1) và các phần nhỏ (thông tin bậc 2), đề mục rõ ràng, kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Mục đích: Giúp người đọc hiểu ý nghĩa, cách thức thực hiệnMục đích: Giúp người đọc hiểu ý nghĩa của cách ghi chép, biết cách ghi chép, từ đó nắm chắc nội dung bài học.

 

NV2: Tìm hiểu về thông tin cơ bản của văn bản
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV viên phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu về thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và mục đích viết của văn bản cũng như mối quan hệ của chúng. Giải thích ý nghĩa của các mũi tên trong sơ đồ.

+ Hình minh họa trong mục A (mục 1. Phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở phần này?

+ Việc tách riêng mỗi “mẹo nhỏ” trong ghi chép thành một đoạn riêng và đánh dấu bằng gạch đầu dòng trong mục Mẹo nhỏ giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin chi tiết của văn bản?

+ Theo em, các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B (Học cách tìm nội dung chính) có tác dụng gì trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

2. Tìm hiểu về thông tin cơ bản, thông tin chi tiết của văn bản

  Thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và mục đích viết của văn bản cũng như mối quan hệ của chúng: PHT số 2

– Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết: Thông tin cơ bản được thể hiện

– Hình minh họa góp phần thể hiện rõ quy tắc phân vùng trên trang giấy khi ghi chép

– Tách riêng mục “mẹo nhỏ” để nhấn mạnh thông tin quan trọng/ thông tin chi tiết bậc 3. Thông tin này lại được triển khai thành các gạch đầu dòng (thông tin chi tiết bậc 4): giải thích, lầm rõ thông tin bậc 3. Tác dụng:  giúp chi việc thể hiện thông tin mạch lạc

– Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng các chữ số 1,2,3,4 ở một số dòng trong mục B có tác dụng nhấn mạnh thông tin quan trọng, giúp thể hiện thông tin một cách rõ ràng, cụ thể

 Điền vào sơ đồ mối quan hệ giữa các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và mục đích viết, giải thích ý nghĩa các mũi tên trong sơ đồ

Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Điền vào sơ đồ mối quan hệ giữa các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết và mục đích viết, ý nghĩa các mũi tên.
Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
– Ý nghĩa các mũi tên:

+ Mũi tên hai chiều thể hiện tác động hai chiều giữa thông tin cơ bản, thông tin chi tiết: thông tin cơ bản được thể hiện qua các thông tin chi tiết, thông tin chi tiết làm rõ thông tin cơ bản

+ Mũi tên một chiều: các thông tin cơ bản, thông tin chi tiết làm rõ mục đích của văn bản

NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Văn bản đã mang lại những điều gì có ích cho việc ghi chép trong học tập của em?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

– Gv quan sát, cố vấn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày câu trả lời

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

3. Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản

Gợi ý:

Văn bản đã mang lại nhiều điều có ích cho việc ghi chép trong học tập của em như:

– Cách lập ra quy tắc ghi chép

– Cách tìm nội dung chính

– Cách phân tích và đối chiếu

=> Đây đều là những điều cần thiết cho việc ghi chép giúp em ghi chép khoa học và dễ hiểu hơn.

 

Hoạt động 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Khái quát nghệ thuật và nội dung văn bản?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ, trả lời

– Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– Hs trả lời

– Hs khác lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản hướng dẫn cách ghi chép thông tin nhanh và nắm thông tin hiệu quả.

2. Nghệ thuật

– Hình thức rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, được chia ra làm nhiều đề mục và có hình ảnh minh họa.

– Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ

Cách tổng kết 2

PHT số …

Những điều em nhận biết và làm đượcNhững điều em còn băn khoăn
  

 

 

 

..

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “…”
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv tổ chức trò chơi “…”,

Câu 1: Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học của tác giả nào?

A. A-đam Khu

B. Du Gia Huy.

C. Nguyễn Duy Cần.

D. Đặng Hoàng Giang.

Câu 2: Văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản thông tin.

B. Văn bản nghị luận.

C. Văn bản văn học

D. Kết hợp cả ba kiểu văn bản trên.

Câu 3: Theo tác giả có mấy cách ghi chép để sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm nằm ở đâu?

A. Hai cách ghi chép.

B. Ba cách ghi chép.

C. Bốn cách ghi chép.

D. Năm cách ghi chép.

Câu 4: Theo tác giả các cách ghi chép nhằm giúp nắm nhanh trọng tâm là các quy tắc nào?

A. Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần; Học cách tìm nôi dung chính; Dùng sơ đồ tóm tắt các kiến thức đã học.

B. Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần; Chia theo màu sắc; Khoanh vùng trọng tâm.

C. Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính.

D. Lập ra quy tắc ghi chép: Chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu; Thiết lập các mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học.

Câu 5: Chia theo màu sắc có tác dụng gì trong việc ghi chép để nắm chắc bài học?

A. Tạo nên sự hấp dẫn, sinh động khi nhớ lại nội dung bài học.

B. Tạo nên điểm nhấn trên tài liệu, giúp cho việc đọc lại bài học thoải mái về mặt tâm lí…

C. Qua sự quy định về màu sắc với các nội dung cần ghi, khi nhìn vào màu sắc để biết trọng tâm nằm ở đâu.

D. Dùng để nhấn mạnh các nội dung có thể kiểm tra hoặc thi.

Câu 6: Theo tác giả có mấy cách để Học cách nắm bắt nội dung chính?

A. Hai cách.

B. Ba cách.

C. Bốn cách.

D. Năm cách.

Câu 7: Theo tác giả, cần tìm chìa khóa và câu chủ đề bằng cách nào?

A. Chú ý đến những câu được viết hoa, những câu mở đầu, những câu kết thúc

B. Chú ý đến những câu được tô đậm, được viết in hoa, những câu mở đầu, những câu kết thúc,…

C. Chú ý đến những câu được tô đậm, những câu có những từ ngữ đặc sắc.

D. Chú ý đến những câu được tô đậm, được viết in hoa, những câu thể hiện quan điểm của người viết.

8. Dùng sơ đồ để đồ để tóm tắt lại kiến thức đã học có tác dụng gì trong việc nắm chắc nội dung chính của bài học?

A. Dễ dàng nhìn ra mối quan hệ giữa các nội dung.

B. Dễ dàng nhìn ra ý chính của văn bản cần tóm tắt.

C. Dễ dàng năm được mối quan hệ giữa giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của

văn bản.

D. Dễ dàng năm được mục đích và đặc điểm của văn bản.

9. Hình 1, phân vùng A, B, C trên trang ghi chép trong bài viết có tác dụng gì?

A. Giúp cho việc thể hiện văn bản được chính xác, rõ ràng, sinh động và hấp dị

B. Giúp cho việc thể hiện văn bản đúng trong tâm hơn.

C. Giúp cho việc thể hiện nội dung của văn bản đúng hướng hơn.

D. Giúp cho người đọc hình dung nội dung mục A một cách cụ thể hơn, giúp phần lời được thể hiện rõ ràng, sinh động hơn.

10. Khi trình bày tài liệu tham khảo, cần có những loại thông tin nào?

A. Tên tác giả, tên văn bản, nơi xuất bản, năm xuất bản,…

B. Tên tác giả, tên dịch giả, nơi xuất bản, năm xuất bản.

C. Tên tác giả, tên văn bản, nơi xuất bản, trang trích dân.

D. Tên tác giả, tên văn bản, năm xuất bản, giá tiền.

11. Việc trình bày tài liệu tham khảo có tác dụng gì?

A. Giúp biết được thêm về các công trình cùng nghiên cứu về vấn đề, để khi cần có thể tham khảo thêm.

B. Giúp biết rõ các tác giả cùng nghiên cứu về vấn đề, để khi cần có thể trao đổi thông tin.

C. Giúp biết rõ nguồn gốc được tham khảo để viết văn bản, tăng độ tăng độ thuyết phục cho văn bản.

D. Giúp cho văn bản trở nên đầy đủ thông tin hơn.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở

– HS thực hiện nhiệm vụ;

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Gv tổ chức hoạt động

– Hs nhận xét

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức

Trên đây là Giáo án Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*