Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1 nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.
Mục lục
- 1 Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì
- 2 Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
- 3 Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì
- 4 Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
- 5 Ma trận Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì
- 6 Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1
- 7 Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
- 8 Ma trận Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì
- 9 Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
- 10 Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì
(Đề 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Viết phương án đúng(A,B,C hoặc D) vào bài thi
Câu 1.Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2.Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?
A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.
Câu 3.Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 4.Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…”(Làng-Kim Lân,Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
A.Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
B.Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
C.Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D.Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 5 (3.0 điểm).Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
a)Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b)Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên.
c)Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Câu 6 (5.0 điểm).
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
……………………………HẾT…………………………
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm):Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | A | D | C | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm).
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 5 | a) – Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. – Tác giả là Nguyễn Duy. | 0.5 0,5 |
b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc. | 0.5 | |
c)– Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc. – Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng…(d/c) + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. |
1.5 | |
Câu 6 | – Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; – Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: | |
A. Mở bài:– Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng. – Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai. | 0.5 | |
B. Thân bài1. Khái quát: – Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. – Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai. | 0.5 | |
2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai:* Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư. * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến: – Những ngày ở nhà:+ Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian(dẫn chứng). – Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng). 3. Đánh giá về nghệ thuật:– Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. – Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói. – Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm. | 1,0 2,0
0.5 | |
C. Kết bài:Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai. | 0.5 |
Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì
(Đề 2)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi.
Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…
( Tuổi Thơ im lặng – Duy Khán)
Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào?
Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?
Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?
Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?
Câu 2 (5.0 điểm)
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ?
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
Đọc hiểu | 3.0 | ||
1 | Phương thức biểu đạt : Tự sự | 0.5 | |
2 | Từ láy | 0.5 | |
3 | Câu trần thuật đơn | 0.5 | |
Vì: Câu chỉ có một kết cấu C – V | 0.5 | ||
4 | Thế hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . | 1.0 | |
1 | Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng. | 2.0 | |
a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn
| 0.25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Những việc làm thể hiện lòng biết ơn. | 0.25 | ||
c. Nội dung cần trình bày: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích. + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. | 0.5
1.0 | ||
2 | * Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích.
| 0.5
| |
b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau+ NỘI DUNG– Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. – Cách xuất hiện, hoàn cánh sống, công việc, quan niêm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc – Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu thương người khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tươi vui giản dị, ham học hỏi.. + NGHỆ THUẬTCách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. | 0.5
1.5
1.0
1.0 | ||
c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con người mới, con người XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp. | 0.5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Ma trận Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì
Mức độNLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc hiểu:Ngữ liệu: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, dài khoảng 100 chữ tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình | – Nhận biết thông tin về tác giả tác phẩm – Nêu phương thức biểu đạt chính. – Nhận diện được các dấu hiệu về hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về Tiếng Việt, đề tài, chủ đề của văn bản/ đoạn trích | – Hiểu được đoạn trích – Hiểu được ý nghĩa, cấu tạo của từ ngữ, cụm từ, câu, hình ảnh… xuất hiện trong văn bản/ đoạn trích – Hiểu được nội dung của văn bản/ đoạn trích | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3 0.75
| 6 2,25
| 9 3.0 30% | ||
II. Tạo lập đoạn văn | Viết một đoạn văn tự sự | Viết một bài văn tự sự | |||
Số câuSố điểmTỉ lệ % | 12 | 15.0 | 27.070% | ||
Tổng số câuSố điểm toàn bàiTỉ lệ % điểm toàn bài | 21.010% | 22.020% | 12 | 15.0 | 1110.0100% |
Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1
(Đề 3)
I. Đọc hiểu (3điểm)
Đọc ba khổ thơ và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong những câu dưới:(Mỗi câu trả lời đúng 0.25điểm, riêng câu 9 là 1điểm )
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kinh vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
(Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 1 Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ?
A. Đồng chí C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
B. Đoàn thuyền đánh cá D. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
A. Nguyễn Khoa Điềm B. Huy Cận
C. Phạm Tiến Duật D. Chính Hữu
Câu 3. Đoạn trích trên thuộc thể thơ:
A. Tự do C. Song thất lục bát
B. Thất ngôn bát cú đường luật. D. Tứ tuyệt
Câu 4 Hình ảnh nổi bật trong đoạn trích trên là gì ?
A. Bụi phun tóc người già.
B. Bầu trời đầy ánh sao sáng.
C. Con đường bụi bặm.
D. Những chiếc xe không có kính và người lính lái xe Trường Sơn.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…)
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp…………………gợi lên hình ảnh người lính lái xe trong hoàn cảnh đầy thử thách, khó khăn gian khổ nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung, lạc quan và lãng mạn .
Câu 6. Nhận định sau đúng hay sai ?
“ Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Tư thế và khí phách ngang tàng của những người lính lái xe: hiên ngang, dũng cảm, kiên định và bất khuất.
A. Sai B. Đúng
Câu 7 Đoạn trích trên đã nêu lên chân lý:
A. Mang hơi thở của chiến trường, đậm chất hiện thực của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sôi nổi.
B. Cuộc sống mới xây dựng đất nước tràn đầy niềm vui
C. Đất nước hòa bình thống nhất.
D. Mạch hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu khi đã trưởng thành.
Câu 8 Hình ảnh người lính trong bài thơ này:
A. Đang làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao C. Nhút nhát
B. Tinh thần vững vàng trước mưa bom bão đạn D. Đi tản cư
Câu 9 Nối cột A với cột B, sao cho phù hợp:
A | Nối | B |
1. Danh từ | a. Như ùa vào buồng lái; phì phèo châm điếu thuốc; chạy thẳng vào tim | |
2. Động từ | b. Như, nhau, không, kính | |
3. Tính từ | c. Phì phèo, rung, nhìn, chạy, xoa, giật, ùa | |
4. Cụm động từ | d. Ung dung, đột ngột, trắng, già, lấm, ha ha | |
e. Trời, sao, mặt, tóc, đường, gió, bụi |
II. Tạo lập đoạn văn. (7điểm)
Câu 1 (2điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) nêu cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.
Câu 2 (5 điểm)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
Đọc hiểu | Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính | ||
1+2+3 | Đoạn văn được trích trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Thể thơ: Tự do. | 0.75 | |
4+5 | 4.D; 5. Phép so sánh | 0,5 | |
6+7 | 6A; 7.B | 0,5 | |
8+9 | 8B; 9(1e; 2c; 3d; 4a) | 1,25 | |
Tạo lập văn bản | Về kĩ năng | – Biết viết đúng thể thức một văn bản. – Thể hiện được năng lực nhận xét, đánh giá, cách viết đoạn tự sự. -Những người chiến sĩ trẻ trung, hồn nhiên, hóm hỉnh, ngang tàng, với ý chí nghị lực kiên định, tinh thần sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. | 2 |
Về nội dung | Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. *Mở bài: Gt về tình huống, hoàn cảnh được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính. *Thân bài: -Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe. -Miêu tả người lính lái xe(ngoại hình, tuổi tác…) -Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện *Kết bài: Cảm nghĩ và ấn tượng của em về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. | 4 | |
Về hình thức | Bài viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Có các yếu tố tự sự ( kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm) | 1 |
Ma trận Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì
Mức độNLĐG | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
I. Đọc hiểu:Ngữ liệu: Văn bản: Những ngôi sao xa xôi. – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: 01 đoạn văn/ văn bản hoàn chỉnh, dài khoảng 100 chữ tương đương với văn bản được học chính thức trong chương trình | – Nhận biết thông tin về tác giả tác phẩm – Nêu phương thức biểu đạt chính. – Nhận diện được các dấu hiệu về hình thức, nội dung văn bản bằng những kiến thức về Tiếng Việt, đề tài, chủ đề của văn bản/ đoạn trích | – Hiểu được đoạn trích. – Hiểu được ý nghĩa, cấu tạo của từ ngữ, cụm từ, câu, hình ảnh… xuất hiện trong văn bản/ đoạn trích – Hiểu được nội dung của văn bản/ đoạn trích | |||
Số câuSố điểmTỉ lệ % | 3 0.75
| 6 2,25
| 9 3.0 30% | ||
II. Tạo lập đoạn văn | Viết một đoạn văn nghị luận | Viết một bài văn nghị luận | |||
Số câuSố điểmTỉ lệ % | 1 2 | 1 5.0
| 2 7.0 70% | ||
Tổng số câuSố điểm toàn bàiTỉ lệ % điểm toàn bài | 3 0.75 7.5% | 6 2.25 22.5% | 1 2 20% | 1 5.0 50% | 11 10.0 100% |
Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
(Đề 4)
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong những câu dưới:(Mỗi câu trả lời đúng 0.25điểm, riêng câu 9 là 1điểm )
“Còn chúng tôi chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú vui của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”.
(Ngữ văn 9 – Tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A. Bàn về đọc sách C. Tiếng nói văn nghệ
B. Những ngôi sao xa xôi D. Bến quê
Câu 2. Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A. Nguyễn Đình Thi B. Nguyễn Minh Châu
C. Chu Quang Tiềm D. Lê Minh Khuê
Câu 3. Đoạn văn trên thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C.Tiểu luận D. Hồi kí
Câu 4. Nhân vật tôi trong đoạn văn trên là:
A. Nho B. Chị Thao C. Phương Định D. Nho và nhà văn
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…)
“Thần kinh căng lên như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.”
Câu văn trên có phép tu từ…………………gợi lên hình ảnh người chiến sĩ dũng cảm kiên cường trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường.
Câu 6. Câu: “Thần chết là một tay không thích đùa”. Là câu trần thuật đơn có từ “là”: đúng hay sai ?
A. Sai B. Đúng
Câu 7. Đoạn văn trên gợi lên:
A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ đầy nguy hiểm của nữ thanh niên xung phong.
C. Tình yêu gia đình.
D. Lòng thương cảm xót xa.
Câu 8. Hình ảnh người chiến sĩ trong đoạn văn này:
A. Đang ngao du cùng mây và sóng C. Lên thác xuống ghềnh
B. Đang làm nhiệm vụ của tổ trinh sát mặt đường D. Ở ngoài đảo hoang
Câu 9. Nối cột A với cột B, sao cho phù hợp:
A(Tác phẩm ) | Nối | B(Nội dung) |
1. Những ngôi sao xa xôi | a. Niềm xúc động sâu sắc và lòng thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ. | |
2. Mây và sóng | b. Sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang thu. | |
3. Mùa xuân nho nhỏ | c. Tinh thần dũng cảm lạc quan và cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của những cô gái thanh niên xung phong. | |
4. Viếng lăng Bác | d. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời và khát vọng đẹp đẽ của nhà thơ. | |
e. Tình mẫu tử thiêng liêng cao quý |
II. Tạo lập đoạn văn. (7điểm)
Câu 1 (2điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 2 (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 1
Phần | Câu | Yêu cầu | Điểm |
Đọc hiểu | Văn bản: Những ngôi sao xa xôi | ||
1+2+3 | Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Thể loại: Truyện ngắn | 0.75 | |
4+5 | 4.C; 5. Phép so sánh | 0,5 | |
6+7 | 6B; 7.B | 0,5 | |
8+9 | 8B; 9(1c; 2e; 3d; 4a) | 1,25 | |
Tạo lập văn bản | Về kĩ năng | – Biết viết đúng thể thức một văn bản. – Thể hiện được năng lực nhận xét, đánh giá và cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận. – Vẻ đẹp tâm hồn và lòng dũng cảm của nữ thanh niên xung phong: người chiến sĩ trẻ đẹp, hồn nhiên, trong sáng, lí tưởng cao đẹp, tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ đầy nguy hiểm.
| 2 |
Về nội dung | – Kiểu bài nghị luận văn học về một tác phẩm truyện. *Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật. *Thân bài: PT hình ảnh nhân vật chị Dậu +Hoàn cảnh: Người nông dân nghèo khó…. +Phẩm chất: Là người phụ nữ giàu tình thương yêu, đức hy sinh, có tinh thần phản kháng mạnh mẽ… *Kết bài: Cảm nhận về nhân vật chị Dậu. – Khẳng định về nhân vật chị Dậu. | 4 | |
Về hình thức | * Bài viết có cảm xúc, diễn đạt rõ ràng, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Có các yếu tố tự sự, nghị luận (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm) | 1 |
Trên đây là Đề kiểm tra Ngữ văn 9 học kì 1. Mời thầy cô tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: