Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT cung cấp cho thầy cô và các em học sinh tư liệu tham khảo nhằm phục vụ tốt cho quá trình ôn thi vào lớp 10.

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT
ĐỀ 1

Câu 2 (5.0 điểm)

   Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

HƯỚNG DẪN CHẤM
PhầnCâuNội dungĐiểm
  
LÀM VĂN
 
II2
* Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
5,0
  Về hình thức:

– Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5

 

0,5

  
Về nội dung: Triển khai vấn đề theo yêu cầu: HS biết cách làm một bài văn nghị luận văn học về đoạn trích, đảm bảo các ý sau:

* Vị trí đoạn trích:

– Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.

* Không gian trước lầu Ngưng Bích: mênh mang, cảnh tình tan tác, chia lìa, lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.

* Nỗi nhớ của Kiều

– Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ: phù hợp với logic tâm trạng của nàng. Với ngôn ngữ độc thoại nội tâm, ta thấu hiểu nỗi nhớ của Kiều và càng trân trọng tấm lòng vị tha, hiếu nghĩa chung tình của nàng.

* Nỗi buồn của Kiều

– Nỗi buồn lênh đênh trôi dạt vô định như cánh hoa, nỗi chán ngán triền miên mịt mờ, là nỗi lo sợ, hãi hùng như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.

* Khái quát

Với bút phát nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã khắc họa tâm trạng nỗi buồn đau đáu của nàng Kiều trước lầu Ngưng Bích. Đồng thời cũng làm sáng lên tấm lòng thuỷ chung, đức tính hiếu thảo, rất đáng trân trọng ở Thuý Kiều.

3,5
  Sáng tạo: Biết sáng tạo trong bài viết, trình bày suy nghĩ cá nhân về nhân vật và liên hệ thực tế.0,5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 2
         Câu 2:(5,0 điểm) Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Nguyễn Đình Chiểu – Truyện Lục Vân Tiên).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 2
* Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

Cần bảo đảm những yêu cầu sau:

           1. Về kỹ năng:

+ Học sinh nhận biết đúng kiểu bài: nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); biết vận dụng kiến thức, lí thuyết về kiểu bài nghị luận văn học để làm bài.

+ Đảm bảo bố cục bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài hoàn chính, rõ ràng, hợp lí.

          2. Về kiến thức:

Khuyến khích những bài văn sáng tạo của học sinh nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:

* Mở bài:Giới thiệu, dẫn dắt phù hợp về tác giả, tác phẩm

– khái quát về nội dung

* Thân bài: Học sinh nêu được các ý sau:

– Hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga: chỉ có một mình tay không bẻ cây làm gậy, dũng cảm xông vào đánh bọn cướp với tư thế hiên ngang, dũng mãnh, bộc lộ tính cách vị nghĩa vong thân

– Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi thắng cướp: chàng động lòng, an ủi, không muốn nhận cái lạy tạ ơn, từ chối sự đền đáp của Kiều Nguyệt Nga bộc lộ tư cách chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài và từ tâm nhân hậu.

– Hình ảnh Lục Vân Tiên theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống. Qua hình ảnh lí tưởng đó tác giả muốn gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình cũng như của nhân dân vào những người tài đức, dám ra tay cứu nạn giúp đời.

* Kết bài:

Khái quát lại ý nghĩa của đoạn thơ và cảm xúc riêng của bản thân.

Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng và sử dụng được yếu tố phân tích, phát biểu cảm nghĩ

 

 

0.5

 

 

 

0.5

 

 

0.25

 

 

1.0

1.0

 

1.0

 

 

0.25

0.5

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 3.
            Câu 2: (5,0 đ) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. 

HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dungĐiểm
II
Làm văn
 
Câu 2
* Tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

1. Về kỹ năng:

– Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Xác định đúng yêu cầu của đề.(Tạo lập được một bài văn kể chuyện tưởng tượng có bố cục hoàn chỉnh, nội dung, diễn biến câu chuyện hợp lí).

– Kết hợp với yêu tố miêu tả nội tâm và nghị luận hiệu quả.(Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả).

          2. Về kiến thức:

– HS tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” một cách linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo tính logic và ý nghĩa.

– Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

a. Mở bài

– Giới thiệu tình huống gặp gỡ (thời gian – không gian – địa điểm – nhân vật).

–  Có thể là: nhân ngày 22 – 12, trường em tổ chức kỉ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân (ngày Quốc phòng toàn dân) có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em được nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.

–   Đêm thơ Phạm Tiến Duật, được tổ chức tại nhà văn hoá của trường mà em đến tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời, người đó chính là anh lính lái xe Trường Sơn năm xưa trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

b. Thân bài

–  Diễn biến cuộc gặp gỡ.

a. Khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.

(Giọng nói: khỏe, vang; tiếng cười: sảng khoái; khuôn mặt: thể hiện vẻ già dặn – từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời; trang phục: bộ quân phục mới, trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.

b. Cuộc trò chuyện với người chiến sĩ.

Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ, ác liệt…

– Từ đó bày tỏ những suy nghĩ về chiến tranh (tàn phá cuộc sống, bất chấp quyền được sống hòa bình của con người…), về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vàng chói lọi đã đi vào thơ ca:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn Tây.

– Trách nhiệm gìn giữ hòa bình.

c. Kết bài

Cuộc chia tay và ấn tượng trong lòng nhân vật tôi về người lính và ước mơ của nhân vật tôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

 

 

 

 

 

 

4.0

 

 

 

 

 

 

0.5

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10

ĐỀ 4

Câu 2. (5,0 điểm)

                        “ Không có kính không phải vì xe không có kính
                         Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
                           Ung dung buồng lái ta ngồi,
                           Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
 
                           Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
                           Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
                           Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
                           Như sa như ùa vào buồng lái.”                       

( Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”– Phạm Tiến Duật

Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục VN, 2013)

Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

PhầnCâuNội dungĐiểm
2
 * Cảm nhận về hình ảnh người lính trong hai khổ thơ trên

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

–         Mở bài: Nêu được vấn đề

–         Thân bài: Triển khai được vấn đề

–         Kết bài: Kết luận được vấn đề

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận, triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

–         Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hai khổ thơ cần phân tích

–         Cảm nhận về hai khổ thơ. Cần thấy được:

+ Vẻ đẹp của hình tượng người lính: thể hiện qua tư thế hiên ngang; tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy; cái nhìn lạc quan, vui tươi…. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh đề người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp và sức mạnh lớn lao của họ.

+ Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật: hình ảnh thơ độc đáo; ngôn ngữ thơ rẩ gần với lời nói, có những câu như văn xuôi tạo nên giọng điệu ngang tàng, thể hiện cái hiên ngang của người lính; thể thơ tự do với số câu linh hoạt…..

– Học sinh cũng tự chọn một tác phẩm khác cũng viết về đề tài người lính ( trong hoặc ngoài SGK) để liên hệ với hai khổ thơ trên. Cần nói qua nội dung của tác phẩm được chọn, chỉ ra nét gặp gỡ của các tác giả (có thể về nội dung và nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật, tùy theo tác phẩm được chọn) khi viết về người lính. Trên cơ sở đó, khẳng định ý nghĩa của đề tài người lính và đóng góp của mỗi nhà văn khi viết về đề tài này.
 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

3,5

c. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

 

0,25

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 5
Câu 2: Em hãy tưởng tượng mình là người cháu trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt để lại những tình cảm và sự hy sinh của bà đối với mình? (5điểm).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
 

 

 

 

 

3

Viết 1 bài văn đầy đủ 3 phần : MB, TB, KB.

– MB: Giới thiệu về tình cảm bà cháu.

-TB:

+ Thời gian ở cùng bà: 8 năm ròng.

+ Bà kể chuyện cho cháu nghe, bà ạy làm, chăm cháu học.

+ Bà sẵn sàng hy sinh tất cả vì cháu: Lận đận dời bà để cho cháu cơm ăn, áo mặc, học hành.

+  Cảm xúc cháu đối với bà trước tình cảm thiêng liêng đó

– KB: Suy nghĩ của bản thân về tình cảm cao quý ấy.

(Lưu ý: bài viết phải kết hợ được cá yếu tố: miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm nhân vật và nghị luận. Phải có cấu trúc chặc chẽ, logic, trình bày đẹp)

 

 

 

 

 

 

Tổng: 5đ

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 6

Câu 2: ( 5,0 điểm)

          Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.”

HƯỚNG DẪN CHẤM
PhầnCâuNội dungĐiểm
II 
LÀM VĂN
2
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu.0.5
b. Chính tả, dùng từ, đặt cau: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0.5
c.Triển khai vấn đề theo yêu cầu:

1. Mở bài 

– Thông tin về tác giả Thanh Hải, về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, đoạn trích thơ.

– Nêu vấn đề nghị luận : Bức tranh thiên nhiên mùa xuân đất trời trong sáng, tươi đẹp, giàu sức sống .

2Thân bài

Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ.

b. Phân tích, cảm nhận khổ thơ

* Khái quát về bài thơ, khổ thơ:

– Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980 trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt : nhà thơ đang nằm trên giường bệnh chưa đầy một tháng sau thì ông qua đời.

– Khổ thơ nằm ở phần đầu của bài.  Khổ thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.

* Phân tích, cảm nhận khổ thơ :

– Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống+ Bức tranh xuân của thiên nhiên đất trời được phác hoạ bằng những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm thanh. Nhà thơ như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất bao la…Ở đây, người đọc có cảm giác như Thanh Hải đã trở thành một người hoạ sĩ với bức tranh xuân được pha màu phối sắc rất tài tình….tràn trề một sức sống mãnh liệt của mùa xuân….Phân tích các từ: xanh, tím biếc, mọc để thấy được màu sắc, sức sống của mùa xuân.

+ Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là tiếng chim chiền chiện… Từ “ơi” thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị và tình cảm trìu mến của tác giả.

– Niềm say sưa, ngây ngất, sự nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào xuân  :

+ Cảm xúc hân hoan, náo nức của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân được thể hiện qua một hình ảnh thơ rất độc đáo: «Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng ».

Phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

-> Niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ lúc vào xuân… Tư thế tôi đưa tay tôi hứng đầy nâng niu, trân trọng như ôm trọn vào lòng những giọt tinh tuý, đẹp đẽ của mùa xuân.

c. Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:

– Thể  thơ năm chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết.

– Hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng

– Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ : đảo ngữ, ẩn dụ…

-> Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, ý nghĩa…

3. Kết bài

– Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

– Bài học liên hệ

3.5

 

0.5

0.25

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

d. Sáng tạo: Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lí, thuyết phục); có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng0.5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 7

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ dưới đây:

“…Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

HƯỚNG DẪN CHẤM 
CâuHướng dẫn chấmĐiểm
 LÀM VĂN 
Câu 2
Phân tích đoạn thơ trích trong “Mùa xuân nho nhỏ”

*Về kỹ năng:

–  Biết vận dụng kĩ năng để làm bài văn nghị luận văn học.

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận. Bài viết có cảm xúc.

* Về kiến thức:
a. Mở bài

– Giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

– Cảm nhận chung về đoạn thơ.

 

0,5

 

b. Thân bài:

Tập trung để làm nổi bật nguyện ước muốn cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của dân tộc.

– Đó là sự khiêm nhường, lặng lẽ, hiến dâng.

– Nghệ thuật : Điệp ngữ “ Ta làm” “Dù là”  đại từ “Ta”, nhịp điệu thiết tha sâu lắng, giá trị  từ láy  “ nho nhỏ, lặng lẽ”

– liên hệ, mở rộng.

 

4,0

 

c. Kết bài:  – Đánh giá nâng cao: Khát vọng sống và cống hiến chính là nét đặc sắc ấn tượng của đoạn thơ trên0,5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 8
Câu 2 ( 5 điểm )

Cảm nhận của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ văn 9, Tập 2)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 2

(5 điểm)

1. Yêu cầu về hình thức                                                                                                   – Hiểu đúng yêu cầu của đề: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học, kiểu bài nghị luận về nhân vật, biết cách trình bày luận điểm khi viết một bài văn  nghị luận.

– Hình thức trình bày sạch đẹp, bố cục chặt chẽ, lập luận rõ ràng, văn phong trong sáng, có cảm xúc, có sáng tạo, có khả năng thuyết phục cao, không mác lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp…  

2. Yêu cầu về nội dung
0.25
 

Mở bài
– Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

– Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.

0.5
 

 

 

 

Thân bài

 

–  Mùa xuân của thiên nhiên  rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc…

 Mùa xuân của  đất  nước:  Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát.

-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu.

Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp.

-> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp.

–  Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

1.0

 

1.5

 

 

1.0

 

 

 

0.25

 

Kết bài
– Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.

– Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng.

0,5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 9
Câu 2 (5 điểm):

Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

*HƯỚNG DẪN CHẤM:
Phần CâuNội dungĐiểm
II LÀM VĂN 
 2Phân tích khổ đầu bài thơ “ Sang thu “ của Hữu Thỉnh.5,0
a. Về hình thức:

– Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu

– Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

 

 

0,5

b. Về nội dung: Triển khai vấn đề theo yêu cầu:

* Mở bài:

-Giới thiệu vị trí khổ thơ và nêu cảm nhận chung của người viết :  Đây là khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh, thể hiện cảm xúc tinh tế của tác giả trước những thay đổi của thiên nhiên từ cuối hạ sang thu.

*Thânbài:

Phân tích, trình bày cảm nhận về cái hay cái đẹp của khổ thơ;

– Hương ổi lan vào không gian, phả vào trong làn gió se. Đó là hương vị dân dã làm nên nét mới cho thu và thơ.

– Làn sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chầm chậm khắp đường thôn ngõ xóm qua hai từ “chùng chình”. Sương thu như chứa đầy tâm trạng của con người, cố ý đi chậm để kéo dài thời gian.

– Với thể thơ ngũ ngôn, từ ngữ, hình ảnh thơ gợi tả, tạo nên cảm giác giao mùa bâng khuâng, xúc động.

* Kết bài:    Khái quát giá trị và ý nghĩa của khổ thơ.

– Khổ thơ thể hiện nỗi bâng khuâng và những cảm nhận tinh tế của tác giả lúc thiên nhiên chuyển mùa từ cuối hạ sang thu.

3,5

0.5

 

 

 

2.5

 

 

1.0

1.0

0.5

 

0.5

 c. Sáng tạo : Có quan điểm, suy nghĩ, phát hiện độc đáo, mới mẻ (hợp lý, thuyết phục), có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng.0,5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 10

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

[…]
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

(Trích “Sang thu”– Hữu Thỉnh, theo Ngữ văn 9, tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam – 2014)

HƯỚNG DẪN CHẤM
PhầnCâuNội dungĐiểm
IILÀM VĂN7.0
 2Cảm nhận của em qua hai khổ thơ bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh”.5.0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu0.5
b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.0.5
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:4.0
 – Hữu Thỉnh thuộc thế hệ các nhà thơ thời chống Mỹ với ngòi bút luôn hướng về đề tài chiến tranh, người lính và cuộc sống nông thôn.

“Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu của Hữu Thỉnh, được viết khi thiên nhiên bắt đầu sang thu và cũng là thời điểm đất nước vừabước từ chiến tranh sang hòa bình.

 Phân tích:
 Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu
của đất trời.
 – Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

+ “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

+ Từ “phả”: động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

+ “Sương chùng chình”: những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn.

– Cảm xúc của nhà thơ:

+ Kết hợp các từ: “bỗng, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng
trong cảm nhận. Đó có thể là do những cảm nhận nhẹ nhàng,thoáng qua hoặc do quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra.

+ Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người : chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

 Khổ cuối: Suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời, con người.
 – Thiên nhiên sang thu được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: nắng – Mưa

       “Vẫn còn bao nhiêu nắng

         Đã vơi dần cơn mưa”

+ Nắng là hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.

+ Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi
lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

– Hình ảnh ẩn dụ:

       “Sấm cũng bớt bất ngờ

        Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu.

+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang
động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó, khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời.

→ Ngợi ca bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những thách thức khó khăn, gian khổ.

 Đánh giá:
 Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức tranh thiên nhiên lúc vào thu thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng, đồng thời cũng gửi gắm tới người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía. Qua đây cho thấy tình yêu thiên nhiên và ngòi bút tài hoa của tác giả.
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 11

Câu 2 (5,0 điểm): Tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ Viễn Phương cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác

 HƯỚNG DẪN CHẤM 
CâuNội dungĐiểm
   
Câu 2
* Tình cảm chân thành, tha thiết của nhà thơ Viễn Phương cũng như của nhân dân ta đối với Bác Hồ kính yêu qua hai khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác 

Về hình thức:

– Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Về nội dung: Triển khai vấn đề theo yêu cầu: HS biết cách làm một bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ đảm bảo các ý sau:

* Mở bài:Giới thiệu, dẫn dắt phù hợp về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác….

* Thân bài: Học sinh nêu được các ý sau:

– “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”: thời gian, không gian yên tĩnh trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ như nâng niu giấc ngủ ngàn thu sau những đêm dài không ngủ để chèo lái con thuyền cách mạng.

– Hình ảnh nhân hoá “ vầng trăng dịu hiền”: gợi lên tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thánh thiện của Người.

– Hình ảnh ần dụ “ trời xanh” kết hợp cụm từ nghe nhói ở trong tim, cặp từ tương phản “ vẫn- mà” và kiểu câu cảm thán diễn tả nỗi đau Người đã ra đi mãi mãi nhưng những gì mà Người để lại là bất tử.

– Tác giả xót xa khi nghĩ đến lúc phải rời xa Bác : thương trào nước mắt.

– Đành gửi lòng mình bằng ước nguyện: muốn hoá thân thành con chim hót, bông hoa toả hương, cây tre trung hiếu, muốn được hoà nhập với cảnh vật bên lăng để mãi được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.

– Giọng thơ trang trọng, tha thiết, cô đúc, lắng đọng, chân thực, sâu sắc dành cho vị lãnh tụ.

– Mở rộng liên hệ với tác phẩm cùng chủ đề.

* Kết bài:

Khái quát lại ý nghĩa của đoạn thơ và cảm xúc riêng của bản thân.

d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, có cách trình bày, diễn đạt ấn tượng và sử dụng được yếu tố phân tích, phát biểu cảm nghĩ.

 

0,25

 

 

0,5

 

0,25

 

0,5

0,25

 

 

0,5

 

0,5

0,5

0,25

0,5

 

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 12.

Câu 2. (5,0 điểm): Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.    

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần IINội dungĐiểm
   
Câu 2Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.5,0
 a.Về hình thức:

– Đảm bảo cấu trúc bài văn với các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài theo yêu cầu.

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,5
 
b. Về nội dung: Triển khai vấn đề theo yêu cầu:

MB:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

– Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

 

0,25

 

 TB:Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:3,0
 
Khổ 1: Tín hiệu của cảnh vật chuyển từ hạ sang thu

-Sự biến đổi của thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu:

+ Những nét đặc trưng: Hương ổi, gió se, sương chùng chình

+ Sự kết hợp giữa các từ ngữ: Bỗng- phả-hình như

Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu vô hình, mờ ảo, rất hẹp và rất gần; thu đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước.

-Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng với những cảm xúc bâng khuâng.

0,75

 

 
Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu

-Thời khắc giao mùa  được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật:

+ Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ.

+ Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.

+ Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”

Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc

-Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

0,75
 
Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời.

Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định

+ Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang.

+ Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi.

+ Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa.

– Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời.

1,0
 
* Nghệ thuật:

– Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

– Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ.

– Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo.

0,5
 
KB:Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu.
0,25
 d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật; có cách diễn đạt độc đáo, sử dụng được các yếu tố biểu cảm, liên tưởng trong văn nghị luận.0,5
Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 13

Câu 2 (5.0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:

…“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.

                            (Nói với con – Y Phương, 1980)

 

HƯỚNG DẪN CHẤM
PhầnCâuNội dungĐiểm
II LÀM VĂN 
 2* Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ trích trong: Nói với con5,0
  1. Yêu cầu chung:

– Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ…để hoàn thành bài viết hoàn chỉnh.

– Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối.

– Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.

– Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

  
2. Yêu cầu cụ thể:

– Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài.

– Khi chấm, GV cần tôn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng tạo, độc đáo của HS

– GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn …) của từng bài.

a. Mở bài:

Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích…

b. Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:

– Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…

– Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)
 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

4.0

 

 

 

 

  
c.  Kết bài:

Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)

0,5

 

Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10
ĐỀ 14

Câu 2: (5,0 điểm): Cảm nhận về lời nhắn nhủ của người cha trong đoạn thơ sau:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

 

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

                                                                 (Nói với con – Y Phương)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần IICâu 2Cảm nhận về lời nhắn nhủ của người cha trong đoạn thơ5,0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn theo bố cục ba phần.0,5
b.  Viết đúng chính tả, dùng từ, đặt câu thích hợp, đúng ngữ pháp.0,5
 c. Triển khai vấn đề:

a. Mở bài: – Dẫn dắt vấn đề.

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

– Nêu xuất xứ và trích dẫn đoạn thơ.

b. Thân bài:

– Khái quát nội dung đoạn thơ:

+ Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi. Đoạn thơ là lời nhắc con về phẩm chất giản dị mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin của người đồng mình. Đồng thời khẳng định người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc.

– Phân tích đoạn thơ:

Luận điểm 1: Bản chất mộc mạc, giản dị và lối sống cao thượng của “người đồng mình”:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

– “Thô sơ da thịt” là hình thức bên ngoài: làn da, mái tóc dãi gió dầm mưa, không cầu kỳ tô điểm.

– Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

Luận điểm 2: Khát vọng dựng xây, đưa quê hương lên tầm cao mới của người đồng mình:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

– “Đục đá”: chỉ sự lao động vất vả, đồng thời “đục đá” còn là ẩn dụ chỉ sự lao động sáng tạo, bền bỉ của “người đồng mình”.

– “Kê cao quê hương” là xây dựng làm giàu, đưa quê hương lên tầm cao mới.

– “Tự”: ý chí tự lập, tự cường không trông chờ, ỷ lại.

– “Quê hương thì làm phong tục”: ước muốn lưu giữ những phong tục tập quán tốt đẹp, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo.

-> Hai câu thơ đã khái quát tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”…

 Luận điểm 3: Lời dặn dò, nhắn nhủ con của người cha:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

– Cha nhắc con dù ở đâu cũng không bao giờ được sống tầm thường cúi mặt. Phải ngẩng đầu mà đi, giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, bản lĩnh của người lao động quê mình…

– Giọng thơ đầy cảm xúc và những từ ngữ xiết bao trìu mến “con ơi”, “nghe con”, “đâu con” nên có sức lay động thấm thía tận tâm can. Ngôn ngữ thơ trong sáng, hình ảnh cụ thể mà vẫn giàu sức khái quát; mộc mạc mà vẫn đẫm chất thơ.

-> Câu thơ ngắn, lời thơ chắc nịch, hình ảnh thơ lặp lại như muốn khắc sâu điều cha nói, khắc sâu bài học đạo lý làm người.

Đánh giá: Mượn lời người cha, Y Phương nói cùng chúng ta về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người, về truyền thống tốt đẹp cùng sức sống mạnh mẽ của quê hương. Đoạn thơ là lời nhắc mỗi chúng ta về tình cảm gắn bó với gia đình, chí hướng vươn lên trong cuộc sống cùng ý thức kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Kết bài: Ý nghĩa chung của cả đoạn thơ.

 

0,25

 

 

0,5

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

0,25

 

 

0,25

d. Sáng tạo đưa ra quan điểm, ý kiến mở rộng vấn đề tình cảm của gia đình đối với con cái0,5

 Trên đây là Bộ đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*