Câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân

Câu hỏi ôn tập Làng

Câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân nhằm giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học. Bài viết cung cấp cho các bạn tư liệu Câu hỏi ôn tập Làng này.

Câu hỏi ôn tập Làng
Câu 1.
Cho đoạn thơ sau:

“Nhưng sao lại nảy sinh cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằm cái giống Việt gian bán nước…lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…”
(Ngữ văn 9, tập I- NXBGD, 2011)

1. Đoạn trích trên nói đến tâm trạng của nhân vật nào? Đó là tâm trạng gì? Tình huống nào khiến nhân vật có tâm trạng đó?Tâm trạng cảm xúc đó đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm như thế nào?
2. Tìm một câu rút gọn, một câu đặc biệt có trong đoạn văn?
3. Em hãy nêu tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 9 được viết cùng giai đoạn khi nhà văn Kim Lân sáng tác truyện Làng.

Câu 2. Cho biết ngôi kể của chuyện và nêu tác dụng?
Gợi ý: ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn là nhân vật ông Hai.
Tác dụng:

-Tạo được tính khách quan, đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật một cách cụ thể và tinh tế.
-Bao quát được tất cả các đối tượng để các nhân vật đánh giá lẫn nhau, tạo cái nhìn nhiều chiều về nhân vật chính.
-Thay đổi linh hoạt từ không gian này đến không gian khác.

Câu 3. Vì sao tác giả đặt tên truyện là Làng mà không phải là Làng Dầu?
Gợi ý:

– Đặt tên Làng mà không phải là Làng Dầu vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
– Đặt tên là Làng vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: Tình cảm với quê hương đất nước.
– Tình cảm yêu làng, yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.

Câu 4. Trong Làng, Kim Lân có kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị giặc đốt, đốt nhẵn. Chi tiết này dường như vô lí. Ý kiến của em như thế nào?
Gợi ý:

– Mới đọc ta thấy dường như vô lí bởi ngôi nhà là một tài sản lớn, nó còn gắn bó với bao niềm vui nỗi buồn rất thiêng liêng của mỗi con người, mất nó ai mà không xót xa đau đớn.
– Nhưng đặt ông Hai trong hoàn cảnh của “ Làng”, Làng Dầu đang bị hai tiếng Việt gian theo Tây- thì ông Hai không vui sướng sao được vì nhà bị Tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng.

– Ông đã quên nỗi đau, sự mất mát riêng để tự hào, sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê đất nước. Thế mới biết ong hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào. Tình yêu làng quê được mở rộng, hoà quyện trong tình yêu Tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng.

Câu 5. Tình yêu quê hương là một đề tài rất quen thuộc trong văn học. Hãy chỉ ra những đặc sắc của truyện ngắn Làng khi khai thác đề tài này?

Gợi ý: Nét riêng, đặc sắc của truyện ngắn này là đã nêu lên được mối quan hệ giữa tình cảm làng quê và tình yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh. Bằng cách tao ra một tình huống có sự xung đột giữa hai tình cảm ấy, truyện đã cho thấy long yêu nước là tình cảm lớn laobao trùm trong con người kháng chiến, chi phối các tình cảm khác. Tình yêu làng quê dù có sâu nặng đến đâu cũng phải nằm trong tình yêu nước, không thể đi ngược với lòng yêu nước, với quyền lợi của cả dân tộc.

Câu 6. Viết đoạn T-P-H ( 10 câu) với chủ đề “ Trong truyện Làng của nhà văn Kim Lân, cuộc trò truyện của ông Hai với đứa con út đã cho ta thấy tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, với kháng chiến thật cảm động.”
Câu 7. Cho câu mở đoạn: Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay go để rồi từ đó bộc lộ sâu sắc, tình yêu làng, yêu nước của ông.

a. Hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 12 câu theo cách T-P-H dể làm sáng rõ ý của câu mở đoạn.
b. Gạch chân, chú thích 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp

Đoạn văn tham khảo.

Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay go để rồi từ đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, và tình yêu đó đã được thử thách và toả sáng hơn bao giờ hết trong tình huống ông nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc. Cái tin ấy đến với ông quá bất ngờ khiến ông ngạc nhiên, đau đớn choáng váng đến mức “ cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” , tưởng như không thở được.

Ông Hai dường như vẫn còn nghi ngờ, còn hỏi lại người đàn bà tản cư rằng tin ấy có đúng không. Thế rồi khi biết thông tin chính xác, ông như rơi từ đỉnh cao của niềm hạnh phúc xuông vực thẳm của thất vọng. Trong ông dâng trào lên một lên một cảm giác ngượng ngùng xấu hổ, “ cứ cúi gằm mặt mà đi”, ông chỉ sợ nếu có ai nhìn thấy lại nhắc đến chuyện xấu của làng ông. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông luôn sống trong lo lắng, ông tủi than khi nghĩ đến than phận mình và các con: “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đây ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? ”.

Dường như ông cẫn còn nghi ngờ, ông điểm qua từng người làng mình, nhưng họ đều là người tốt, sao có thể làm Việt gian cho được? Trong đau đớn và tủi hổ, Ông đã thốt lên lời chửi rủa thật xót xa: “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước để nhục thế này”. Tình huống mà câu chuyện đặt ra đã để cho ông Hai phải đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa việc về làng hay không khi biết tin người ta sẽ đuổi hết người làng mình ra khỏi khu tản cư.

Thế nhưng rồi, lòng yêu nước, yêu cách mạng đã chiến thắng, lớn lao hơn cả tình yêu làng, ông đã chọn ở lại, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cách mạng thay vì trở về làng để có cuộc sống yên ổn bởi: “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tuy đã dứt khoát như thế, song ông Hai nào có nguôi đi nỗi nhớ và tình yêu với làng, ông vẫn tâm sự với thằng con út. Nghe được lời con: “ Ủng hộ cụ Hồ chí Minh muôn năm!”, ông rất hạnh phúc, bởi: “ Con là con thầy mấy lị con u” thì con sẽ hiểu lòng thầy
Câu 8. Tình yêu làng, yêu nước chân thành, sâu sắc của nhân vật ông Hai trong truyện nắng Làng đã được tác giả khám phá, thể hiện qua những tình huống truyện đặc sắc. Em hãy giới thiệu ngắn gọn những tình huống đó?
Câu 9. Qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, em hãy viết khoảng một trang giấy thi nêu lên suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước trong mỗi người dân Việt Nam ta?

Trên đây là Câu hỏi ôn tập Làng của Kim Lân. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*